Khi mừng các thánh hiển vinh trên trời
Với niềm hy vọng sáng ngời
Như hoa thắm nở đẹp tươi sắc màu
Cầu xin các thánh trời cao
Thương nâng đỡ bước gian lao lữ hành
Laudetur Jesus Christus – Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô – Bỏ Thầy, con biết theo ai? Thầy mới có lời ban sự sống – Lord, to whom shall we go? You have the words of eternal life. (Jn 6:68) – Lạy Chúa Giêsu, con TÍN THÁC vào Ngài! Jesus, I trust in You! – Lạy Chúa, này con đến để thực thi ý Ngài. (Dt 10:7 & 9) – Xin thương xót con là tội nhân. – Be merciful, O Lord, for I have sinned. (Ps 51) – God bless! Deo Gratias! – Đừng vì kính mến Chúa mà chống đối người khác. (Châm ngôn Pháp)
Tháng Mười Một là thời gian Giáo hội tập trung cầu nguyện đặc biệt và hành động vì các linh hồn đang chịu thanh tẩy trong Luyện Ngục.
Giáo hội duy nhất nhưng có ba thành phần: Giáo hội Khải hoàn (các thánh trên trời), Giáo hội Đau khổ (các hồn nơi luyện ngục), và Giáo hội Chiến đấu (những người đang lữ hành trần gian – chúng ta). Ba thành phần của Giáo hội luôn hiệp thông, gọi là “các thánh cùng thông công.” Thánh Phaolô cho biết: “Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người.” (Ep 4:5-6)
Từ thế kỷ XVI, Công giáo đã dành trọn Tháng Mười Một để tưởng nhớ các linh hồn nơi luyện ngục, Giáo hội đã dành trọn Tháng Mười Một là Tháng Cầu Hồn để nhắc chúng ta nhớ đến các linh hồn đang chịu thanh luyện, họ đau khổ lắm.
Requiescat In Pace – Xin Cho Các Linh
Hồn Nghỉ Yên!
Thánh TS Tôma Aquinô cho biết: “Trong tất cả lời cầu nguyện, lời cầu nguyện xứng đáng nhất được Thiên Chúa chấp nhận là lời cầu nguyện cho người đã qua đời, bởi vì lời cầu nguyện đó hàm chứa tất cả đức ái, cả thể lý và tinh thần.” Cầu nguyện là sức mạnh của con người và là sự yếu đuối của Thiên Chúa – vì Ngài không thể không đáp lại lời cầu của người tín thành. Lời cầu nguyện vô cùng kỳ diệu!
Tri thức luận (epistemology – επιστημολογία, gốc Hy Lạp kết hợp giữa επιστήμη: tri thức và λόγος: học thuyết) là khuynh hướng triết học nghiên cứu về bản chất, nguồn gốc, và phạm vi của quá trình nhận thức. Do đó, tri thức luận còn gọi là nhận thức luận.
Mở đầu ca khúc “Biệt Ly,” NS Dzoãn Mẫn tâm sự: “Biệt ly nhớ nhung từ đây, chiếc lá rơi theo heo may, người về có hay?” Đó là ông nói chuyện đời thường, về cuộc biệt ly bình thường của cuộc chia tay sầu não giữa hai người yêu nhau, có thể hai người sẽ có dịp tái ngộ hoặc không bao giờ gặp lại.
Ông Dakêu là một nhân vật đặc biệt, ông không chỉ là trưởng trạm thuế vụ mà còn được đón Chúa Giêsu vào nhà ông. Điều đó được Thánh Luca kể trong Lc 19:1-10. Ông là người có dáng dấp thấp bé, lùn tịt, nhưng đức tin của ông lại cao vòi vọi. Ông thực sự là người thông minh, can đảm, dứt khoát, có quyết định mau mắn, chính xác, đặc biệt là ông tự biết mình.
Thánh Phanxicô Salê khuyên: “Đừng đánh mất sự bình an nội tâm của bạn vì bất cứ điều gì, ngay cả khi thế giới của bạn có vẻ xáo trộn.” Những lời này bao hàm cốt lõi của đời sống thiêng liêng, không chỉ thúc giục chúng ta luôn ở trong tình trạng ân sủng mà còn luôn giữ lòng kiên nhẫn chờ đợi lời Chúa. Chúng ta phải duy trì sự bình an nội tâm nếu chúng ta muốn thăng tiến trong tình yêu Thiên Chúa.
Trong suốt một thiên niên kỷ, các Kitô hữu đã sống trong sự tấn công của Hồi giáo. Từ cuộc xâm chiếm của người Ả Rập vào thế kỷ thứ 7, nơi cho đến nay vẫn là trung tâm của Kitô giáo (Israel, Syria và Bắc Phi) cho đến cuộc bao vây Vienna cuối cùng của Ottoman vào năm 1683, các cộng đồng Kitô giáo đã phải đối mặt với sự kiên quyết của các vương quốc Hồi giáo theo luật Hồi giáo và tiến hành thánh chiến chống lại người không theo Hồi giáo. Sự thật hiển nhiên và không thể phủ nhận này thiếu lương tâm lịch sử của chúng ta, cũng như những đánh giá về thành tựu trí tuệ và nghệ thuật của nền văn minh của chúng ta trong những điều kiện bất hạnh như vậy.
Trong một tiểu luận trước, đăng trên trang Catholic Exchange, tôi đã chia sẻ “Lý Do Ngày Nay Chúng Ta Cần Sứ Điệp Fatima.” Tôi tin rằng rất cần xem lại các tin nhắn của Lucia, Phanxicô và Giaxinta, bởi vì họ đề nghị một lối sống cho chúng ta.
Đây là trường hợp của nhiều lần Đức Mẹ hiện ra và có những yêu cầu, việc đáp ứng lời mời của Mẹ là tùy chúng ta. Năm 1859, Đức Mẹ hiện ra tại Wisconsin, thuộc GP Green Bay và yêu cầu thị nhân Adele Brise dâng việc rước lễ để cầu xin ơn hoán cải cho tội nhân. Ngoài ra, Đức Mẹ còn yêu cầu Adele quy tụ bọn trẻ lại và dạy chúng. Adele đã đáp ứng yêu cầu đó và dành cả cuộc đời cho sứ mệnh đó. Có thể trích dẫn nhiều ví dụ về các yêu cầu của Đức Mẹ qua những lần hiện ra, tôi muốn đề xuất những cách đơn giản để chúng ta có thể sống sứ điệp Fatima.
Sau khi Chúa Giêsu kể cho các môn đệ nghe dụ
ngôn về sự cầu nguyện, Ngài hỏi một trong những câu hỏi ám ảnh nhất. Ngài hỏi gì?
Trình thuật Lc 18:1-8 cho biết rằng khi Chúa Giêsu tiếp tục hành trình đến Giêrusalem và hoàn thành sứ vụ của Ngài, Thánh Luca nói rằng Ngài muốn các môn đệ hiểu “sự cần thiết của việc cầu nguyện không mệt mỏi.” Dụ ngôn nói về một quan tòa bất chính, không kính sợ Thiên Chúa cũng chẳng coi ai ra gì. Như một ví dụ về sự bất chính của mình, quan tòa đã từ chối minh oan cho một góa phụ kiện kẻ hại bà. Sự thờ ơ của quan tòa đối với nỗi khổ của bà góa là vi phạm luật Do Thái. (x. Đnl 27:19)