Lúc Chúa Giêsu chịu đóng đinh, câu chuyện về
sự phán xét của Thiên Chúa đối với thế gian tội lỗi được viết lại một cách đầy
kịch tính.
Truyền thống Giáo Hội xác định cây Thánh Giá bằng gỗ với con tàu đã cứu gia đình ông Nôê và những gì còn lại sau trận Đại Hồng Thủy. (St 7) Nếu con tàu được đúc kết lại, chúng ta thắc mắc yếu tố chính của câu chuyện rằng nước ở đâu đối với Thập Giá trên đồi Golgotha?
Tất nhiên, điều đó đi vào câu chuyện trong sự
đâm thâu cạnh sườn Chúa Kitô, cho máu và nước tuôn ra. Mối liên quan giữa gỗ và
nước đã được tái xác định tại Golgotha.
Trong trận lụt Đại Hồng Thủy, nước đã nuốt
chửng cả trái đất, với con tàu khổng lồ như thể nó chỉ là một dấu vết nếu so
sánh với nhau. Tuy nhiên, trong cuộc đóng đinh, gỗ – biểu tượng của sự cứu rỗi –
chiếm ưu thế trong bối cảnh.
Trong sách Sáng Thế, nước là nguồn chết đe
dọa con tàu, và con tàu phải được bảo vệ khỏi nước. Tuy nhiên, trong Phúc Âm Thánh
Gioan, nước đổ ra từ cạnh sườn Đức Kitô là nước ban sự sống, tượng trưng cho
nước của Phép Rửa. Mối quan hệ giữa gỗ và nước là mối quan hệ tích cực, cái này
dẫn đến cái kia.
Qua việc đóng đinh, biểu tượng của nước được
chuyển từ sự phán xét sang lòng thương xót. Hay nói cách khác, trong Đức Kitô,
sự phán xét của Thiên Chúa trở thành lòng thương xót đối với chúng ta. Như
Thánh Tôma Aquinô viết trong Summa Theologica – Tổng Luận Thần Học: “Trong việc bào chữa cho những kẻ vô tín
ngưỡng, công lý được nhìn thấy khi Thiên Chúa tha tội vì yêu thương, mặc dù
chính Ngài nhân từ trao ban tình yêu đó.”
Dựa vào thông tin được cung cấp, con tàu đã
được đóng vào chính nó. Có một chỗ mở cho ánh sáng. (St 6:16) Lối mở duy nhất
khác là cánh cửa bên hông, mà trong tác phẩm “Thành Phố của Thiên Chúa,” Thánh Augustinô
liên kết với cạnh sườn của Đức Kitô: “Việc
có một cửa ở bên cạnh nó chắc chắn là dấu hiệu cho thấy vết thương đã được tạo ra
khi cạnh sườn của Đấng bị đóng đinh đã bị đâm bằng giáo.”
Ngoại trừ có một điểm khác biệt chính: trong sách
Sáng Thế, Thiên Chúa “đóng cửa” sau khi ông Nôê, gia đình ông và các sinh vật
đã đi vào. (St 7:16) Trên Thập Giá, cuối cùng Thiên Chúa đã “mở” cạnh sườn.
Thiên Chúa đã mở thế giới cho chúng ta. Nhờ Thập
Giá, chúng ta được trang bị mọi thứ cần thiết để chinh phục thế giới. Chúng ta
không còn cần phải sợ những cơn bão của thế gian này: “Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên!
Thầy đã thắng thế gian.” (Ga 16:33)
Chúa đã mở Thiên Đàng cho chúng ta. Con tàu Nôê
là một loại Vườn Địa Đàng trôi nổi. So với sự chết và sự hủy diệt bao trùm bên
ngoài, con tàu là một ốc đảo kết hợp với sự sống.
Thiên Chúa đã mở chính Ngài cho chúng ta. Tất
nhiên, những gì Ngài đã làm cuối cùng là mời chúng ta chia sẻ bản thể của Ngài.
Cựu Ước là một thế giới của những bức tường và ranh giới. Ađam và Êva bị đuổi
khỏi Vườn Địa Đàng. Biển Đỏ ngăn cách dân Israel với người Ai Cập. Sau đó họ tự
đi đến Miền Đất Hứa. Một bộ quy tắc nghiêm ngặt đã thiết lập ranh giới xung
quanh Lều Tạm và sau này là Đền Thờ ở Israel cổ đại.
Mặt khác, chủ đề chính của Tân Ước là sự vượt
qua các ranh giới. Chúa vượt qua ranh giới ngăn cách giữa trời và đất. Ngài
vượt qua hố sâu tội lỗi ngăn cách con người với Thiên Chúa. Cuối cùng, Ngài
vượt qua rào cản ngăn cách sự sống và sự chết.
Ý nghĩa cuối cùng của mối liên hệ giữa Đại Hồng
Thủy và Cuộc Khổ Nạn là niềm hy vọng – đức cậy. Nếu Thiên Chúa có thể lấy các
yếu tố của câu chuyện Đại Hồng Thủy và biến nó thành khí cụ cứu rỗi dành cho
tất cả mọi người thì thật sự có niềm hy vọng. Sự cứu chuộc của Thiên Chúa vĩ
đại đến nỗi Ngài không chỉ cứu chuộc chúng ta khỏi trận lụt mà Ngài còn ‘cứu
chuộc’ nước lũ, biến nó thành khí cụ cứu chuộc chúng ta.
STEPHEN BEALE
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
Chiều
08-11-2021
THAM KHẢO THÊM MỘT SỐ VẤN ĐỀ
✽ Chuyện Mắc Dịch – https://tramthienthu.blogspot.com/2020/12/chuyen-mac-dich.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment