Là chuyện linh tinh nhưng thiết tưởng không lung tung! Vậy sao?
Tôi không quen biết nhiều linh mục và tu sĩ – thậm chí biết rất ít và hiếm quen. Khoảng 10 năm trở lại đây, tôi có những dịp “chạm mặt” họ, tuy không nhiều nhưng có thể nhận thấy “điểm chung” – không kỳ diệu, chẳng kỳ lạ, không biết có kỳ cục hay không nữa!
Khi còn là thầy, họ gặp tôi thì gọi chú và xưng con, vì họ kém tôi khoảng hơn 20 tuổi. Trở thành linh mục chỉ khoảng 3 năm sau, họ gọi tôi là anh và xưng em. Thấy “chảnh” rõ ràng ngay! Ông bà xưa thường nói câu này: “Muốn nói ngoa thì làm cha mà nói.” Đúng là ông bà ta chẳng “ngoa” chút nào!
Thật đáng buồn khi thấy có người nói về các linh mục: “Họ được dạy làm cha chứ không được dạy làm con.” Theo ý đó thì LÀM linh mục khác với LÀ linh mục. Chữ LÀM thể hiện chức năng thi hành nghề nghiệp, chữ LÀ mới thể hiện chức năng bổn phận, nhiệm vụ, hoặc sứ vụ. Động từ LÀM “hạ cấp” hơn động từ LÀ, nghĩa là động từ LÀ “cao cấp” hơn động từ LÀM.
Thật vậy, trước khi là (hoặc làm) ông kia, bà nọ, người ta phải LÀ và LÀM con người đúng nghĩa. Đừng tự ái khi thấy tôi nói đụng chạm. Tính tôi thích thẳng thắn. Thế thôi. Có lẽ vì bản tính thẳng thắn mà rất ít người muốn “gặp” tôi. Nhưng tôi vẫn chỉ là tôi mà thôi, không muốn là “bản sao” của bất kỳ ai!
Tôi không dám lạm bàn, mà chỉ nói theo cảm nhận riêng. Và tất nhiên, là con người hữu hạn, tôi cũng vẫn phải luôn nỗ lực tìm hiểu và học hỏi thêm không ngừng, học hỏi cho đến hơi thở cuối cùng vậy.
TRẦM THIÊN THU
✽ Chuyện Mắc Dịch – https://tramthienthu.blogspot.com/2020/12/chuyen-mac-dich.html
✽ Chuyện Đầu Năm – https://tramthienthu.blogspot.com/2020/12/chuyen-au-nam.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment