Bài Thánh ca Giáng
sinh bất hủ đó là bài “Still Nacht! Heilige Nacht!” của NS Franz Xaver
Gruber (sinh 25-11-1787, mất 7-6-1863).
Linh mục trẻ Joseph Mohr, 25
tuổi, được bổ nhiệm làm phó xứ Thánh Nicôla ở Oberndorf bei Salzburg (Áo quốc).
Một ngày mùa Đông năm
1818, LM Mohr chuẩn bị cho đại lễ Giáng Sinh. Nhưng xui xẻo thay, chiếc phong
cầm của nhà thờ bị hư! LM Mohr “đánh vật” hằng giờ với chiếc đàn, nhưng nó vẫn lặng
câm giữa sự tĩnh lặng của một vùng quê xa xôi hẻo lánh.
Thấy không thể làm gì
hơn được, vị linh mục dừng tay và cầu nguyện. Cha cầu xin có thể tìm ra một
giải pháp nào đó để cho những có tiếng nhạc thánh thót của Đêm Cực Thánh ngân
vang trong thánh đường, khơi động tâm hồn sốt mến nơi lòng giáo dân trong đêm
trọng đại này.
Một tia sáng bừng lên.
LM Mohr chợt nhớ tới bài thơ “Still Nacht! Heilige Nacht!” (nghĩa là “Đêm tĩnh
lặng! Đêm thánh đức!”) đã được chính ngài sáng tác hai năm trước. Vội đi lục
tìm lại và thấy bài thơ, LM Mohr bỏ vào túi áo và vui vẻ ra khỏi nhà, băng qua
những nẻo đường đầy tuyết phủ và đến nhà anh Franz Xaver Gruber, một giáo viên
trường làng, đồng thời là ca trưởng trong xứ đạo.
LM Mohr hối hả kéo anh
giáo làng tới chiếc bàn nhỏ trong phòng. Với giọng khẩn khoản, LM Mohr đem bài
thơ ra và hỏi ngay: “Này anh Franz
Gruber! Anh xem có thể phổ nhạc bài thơ này để ca đoàn hát đêm nay được không?” Đọc kỹ bài thơ, Gruber gật đầu. Tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa, LM Mohr lại
vội vã băng qua những nẻo đường ngập tuyết trở về nhà thờ.
Chàng Gruber lặng ngồi
một mình với bao ý tưởng ngổn ngang, dòng thời gian vẫn tích tắc chảy đều
như một lời cầu xin khơi nguồn cảm hứng…
Chiều tối ngày
24-12-1818, tại ngôi thánh đường vùng quê đó, Gruber đã đưa cho LM Mohr xem bản
nhạc mình vừa hoàn thành. Không còn nhiều thời giờ tập hát, chỉ tập kịp cho ca
đoàn hai phiên khúc.
Thế là bài Thánh ca “Still
Nacht! Heilige Nacht!” lần đầu tiên được hát lên với tiếng đàn ghi-ta
trong lễ nửa đêm Giáng Sinh tại Nhà thờ Thánh Nicôla ở một làng quê nhỏ bé miền
Oberndorf bei Salzburg. Đặc biệt hơn là khi hiệp lễ, chính LM Mohr và Franz
Gruber đã hát những phiên khúc còn lại mà ca đoàn chưa kịp tập.
Bài Thánh ca Still
Nacht, với lời thơ sâu lắng và nét nhạc du dương, đã được phổ biến nhanh chóng
khắp thế giới. Cuối thế kỷ 19, bài thánh ca này đã được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ
và là bản nhạc không thể thiếu trong các dịp lễ Giáng Sinh trên khắp thế giới.
Tại Việt Nam, cố nhạc
sư Hùng Lân đã viết lời Việt cho bài thánh ca này với tựa đề là “Đêm Thánh Vô
Cùng,” hầu như Mùa Giáng Sinh nào cũng được ngân vang: “Đêm thánh vô cùng, Giây phút tưng bừng, Đất với trời, Xe chữ đồng. Đêm
nay Chúa Con thần thánh tôn thờ, Canh khuya giáng sinh trong chốn hang lừa, Ơn
châu báu không bờ bến, Biết tìm kiếm của chi đền!”
Năm 1905, bản Silent
Night đã được ban nhạc Haydn Quartet thu âm lần đầu tiên. Từ năm 1960, bài Silent
Night là bản nhạc được ghi âm nhiều nhất trong lịch sử âm nhạc. Không ít lần
các cuộc chiến tranh đã được đình chiến trong dịp lễ Giáng Sinh, các binh sĩ
giữa hai chiến tuyến đối nghịch nhau cùng buông súng và cùng ca vang bài Silent
Night.
Bài thánh ca này có
giai điệu giản dị với nhịp 3/4 (nguyên bản nhịp 6/8) như những bước chân di chuyển chậm, và cách chuyển
âm và hòa âm cũng rất đơn giản, nói chung không có gì cầu kỳ, nhưng mỗi khi được
cất lên, nó vẫn luôn mượt mà như thảm lụa, khiến lòng người lắng dịu và cảm
nhận sự bình an thực sự, y như lần đầu tiên được hát lên trong ngôi thánh đường
nhỏ bé nơi nước Áo xa xôi ngày xưa. Đó là bằng chứng hùng hồn về tính bất hủ
của bài thánh ca này.
Tháng 3-2011, bài
thánh ca bất hủ “Still Nacht! Heilige Nacht!” đã được UNESCO công nhận là Di
Sản Văn Hóa phi vật thể.
TRẦM THIÊN
THU
Thưởng thức “Silent Night! Holy Night!”
1. Bản Việt ngữ (Đêm Thánh Vô Cùng – Hùng Lân soạn lời Việt)
2. Bản Anh ngữ
✽ Cao Cung Lên – https://tramthienthu.blogspot.com/2013/12/cao-cung-len.html
✽ Cùng Đi Belem – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/12/cung-i-belem.html
✽ Mùa Đông Năm Ấy – https://tramthienthu.blogspot.com/2013/12/mua-ong-nam-ay.html
✽ Tin Mừng Cứu Chuộc – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/12/tin-mung-cuu-chuoc.html
✽ Tình Người Giáng Sinh – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/11/tinh-nguoi-giang-sinh.html
✽ Cùng Đi Belem – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/12/cung-i-belem.html
✽ Mùa Đông Năm Ấy – https://tramthienthu.blogspot.com/2013/12/mua-ong-nam-ay.html
✽ Tin Mừng Cứu Chuộc – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/12/tin-mung-cuu-chuoc.html
✽ Tình Người Giáng Sinh – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/11/tinh-nguoi-giang-sinh.html
✽ Ánh Sáng Đức Tin – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/11/anh-sang-uc-tin.html
✽ Bóng Nhỏ Giáo Đường – https://tramthienthu.blogspot.com/2013/12/bong-nho-giao-uong.html
✽ Đêm Thánh Huy Hoàng – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/12/em-thanh-huy-hoang.html
✽ Xin Chúa Thấu Lòng Con – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/11/xin-chua-thau-long-con.html
✽ Sắc Màu Giáng Sinh – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/11/sac-mau-giang-sinh.html
✽ Dư Âm Mùa Giáng Sinh – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/11/du-am-mua-giang-sinh.html
✽ Giáo Đường Im Bóng – https://tramthienthu.blogspot.com/2016/11/giao-uong-im-bong.html
✽ Bóng Nhỏ Giáo Đường – https://tramthienthu.blogspot.com/2013/12/bong-nho-giao-uong.html
✽ Đêm Thánh Huy Hoàng – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/12/em-thanh-huy-hoang.html
✽ Xin Chúa Thấu Lòng Con – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/11/xin-chua-thau-long-con.html
✽ Sắc Màu Giáng Sinh – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/11/sac-mau-giang-sinh.html
✽ Dư Âm Mùa Giáng Sinh – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/11/du-am-mua-giang-sinh.html
✽ Giáo Đường Im Bóng – https://tramthienthu.blogspot.com/2016/11/giao-uong-im-bong.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment