Thiên nhiên có bốn mùa, mỗi mùa mỗi vẻ, nhưng có lẽ mùa đông vẫn có gì đó khiến lòng người chộn rộn, lắng đọng. Có thể vì mùa đông là mùa cuối cùng trong năm, nó khiến người ta không chỉ “chạy đua” với thời gian để “níu kéo” điều gì đó, mà nó còn khiến người ta cảm thấy thêm lo toan cho những gì sắp tới: một năm mới bắt đầu.
Ký ức đầy ắp kỷ niệm. Kỷ niệm vui hóa kỷ niệm buồn, kỷ niệm buồn hóa kỷ niệm buồn hơn. Kỷ niệm vui hay buồn cũng vẫn đẹp, kỷ niệm đẹp nên kỷ niệm êm đềm, kỷ niệm êm đềm nên kỷ niệm đáng ghi nhớ, khó phai nhòa, hầu như mãi khắc sâu trong tâm khảm. Và vì thế, cõi lòng người ta vẫn có những lúc bất chợt chùng xuống…
Có lẽ kỷ niệm khiến người ta nhớ
nhiều là kỷ niệm liên quan Mùa Giáng Sinh. Với NS Ngân Giang, kỷ niệm của ông cũng liên quan lễ Giáng Sinh, và ký ức đó được ông trải lòng qua ca khúc “Dư
Âm Mùa Giáng Sinh.” Và dư âm này là dư âm buồn chứ không vui!
Ca khúc này được viết ở âm
thể Sol Trưởng (G), và
được lồng trong tiết tấu của
nhịp 4/4. Tuy được viết ở âm thể Trưởng, nhưng ca khúc này không rộn ràng như các ca khúc
giáng sinh khác, mà lại da diết,
da diết nhưng không buồn ảo não. Tiết tấu thong thả như những bước chân vọng về từ miền ký ức…
Và kỷ niệm ngồn ngộn bất chợt ùa
về: “Bài
hát đêm đông chạnh lòng
tôi nhớ nhiều, Tà
áo Noël thiết tha trong
chiều nào, Dập dìu trên đường đi lễ, Lấp lánh
sao đêm tuyệt vời, Đẹp
thay ôi mùa sao sáng!”
Giáng Sinh đẹp lắm, đẹp
vì nhiều thứ ngoại tại: lung linh ánh
sao, lấp lánh
ánh điện, đa sắc trang phục, đủ
thứ trang trí,... Ngoại tại ảnh hưởng nội tại. Vẻ nhộn nhịp bề ngoài khiến lòng người cũng rung động, dù
lòng rất buồn cũng vẫn cảm thấy nôn
nao.
Không ai có thể trì
hoãn niềm hạnh phúc.
Những người không
có niềm tin tôn
giáo còn xao xuyến kia mà,
thế thì
những người có
niềm tin vào
Đức Kitô
lại càng
không thể im lặng, bất động: “Từ
khắp muôn phương lòng thành đang hướng về, Cùng Chúa Ngôi
Hai sáng danh trên trời cao, Nguyện cầu yên bình nhân thế, Giữ vững tin yêu
trọn đời, Bài
thánh ca ngọt đầu môi.”
Đêm Giáng Sinh là đêm sao sáng, đêm bình an. Nhưng cuộc đời vẫn chưa thực sự bình
an vì chưa hết chiến tranh – chiến tranh
vì bom đạn, chiến tranh vì
đòi công lý, chiến tranh vì
người ta vẫn áp
bức và
bóc lột nhau, chiến tranh vì
bách hại những người tin vào
Thiên Chúa, chiến tranh vì
người ta chưa thực sự chân
thành yêu thương nhau,… Chiến tranh không đâu xa, chiến tranh vẫn xảy ra hằng ngày ngay trong
gia đình, xóm giềng, giáo
xứ, đoàn
hội: lườm nguýt
nhau, dè chừng nhau, đùn
đẩy việc khó
cho người khác,
nói hành, chỉ trích,
so sánh, cạnh tranh,... Đủ thứ chiến
tranh, đa dạng chiến tranh, đôi khi các loại chiến tranh này còn đáng sợ hơn chiến tranh bom đạn. Cần lắm sự hòa
bình!
Rõ nét vẫn là
chiến tranh bom đạn. Việt Nam
cũng đã từng là bãi chiến trường đẫm máu, ngàn năm nô lệ giặc Tàu, trăm năm nô lệ giặc Tây, ba mươi năm nội chiến, buồn lắm! NS Ngân
Giang mô tả: “Quê
hương chinh chiến đã
lâu rồi, Người ngoài
biên cương vẫn miệt mài
đi. Mấy mùa
Giáng Sinh Giáng Sinh, Niềm nhớ bâng khuâng tìm về, Hòa theo khúc nhạc mừng Chúa sinh ra đời.”
Buồn lắm, thương nhớ lắm,
nhưng dân Việt vẫn một niềm tin vào Thiên Chúa nên vẫn chan hòa niềm hy vọng, và vẫn vui mừng trong Đêm Giáng Sinh,
đêm Con Thiên Chúa hóa thành nhục thể để chia sẻ kiếp người lầm than với phàm nhân chúng
ta, và để cứu độ nhân
loại. Đêm
Giáng Sinh là Đêm Cực Thánh.
Muôn người vui nhưng ở đâu
đó vẫn có
người giấu kín
niềm đau, lòng
nhàu nát sầu, mắt cay lệ nhòa:
“Và cũng đêm nay một người ôm kỷ niệm, Ngồi đếm sao đêm chép cho xuôi vần thơ, Gửi về cho người biên
giới, Chiến đấu xông
pha địa đầu, Một dư âm
Mùa Giáng Sinh.”
Kỷ niệm ùa
về nên
người ta cảm thấy buồn, vì
buồn mà
hóa thân thành thi sĩ – dù có thể chỉ là “bất đắc dĩ,” nhưng người ta vẫn cố gắng ghép các chữ cho thành câu và có ý
nghĩa. Bài thơ đó hay và đẹp không phải vì văn hay chữ tốt, mà hay vì cảm xúc xuất thần, có thật, không giả tạo. Người ở hậu phương nhớ người ở tuyến đầu
đang canh giữ biên cương để người hậu phương được bình an vui đón mừng Con Thiên Chúa giáng trần. Nhiệm vụ gìn giữ quê hương là nhiệm vụ cao cả, đáng được Thiên Chúa chúc lành. Họ làm nhiệm vụ chung, vì công ích, vì hạnh phúc của tha nhân, vì bảo vệ hòa bình của cộng đồng. Nhiệm vụ của các
chiến sĩ là
thơ. Nỗi nhớ thương của người hậu
phương cũng là thơ. Cảm xúc trào dâng, càng trào dâng mạnh hơn trong đêm Con Thiên
Chúa nhập thể và
nhập thế.
Thơ kỳ diệu lắm, nhưng phải có
cảm xúc
thật, nếu không
có cảm xúc
thì không có thơ, không thể là thi sĩ mà chỉ là “thợ thơ,” tức là người ta ráng ghép chữ cho thành thơ chứ chẳng là thơ. Có gọi là thơ cũng chỉ là “thơ giả tạo.” Văn vần mà đọc như văn xuôi. Nghệ thuật không thể tách rời cảm xúc, phải có kinh nghiệm sống thực sự, không thể vay mượn hoặc “chế tác.”
Con Thiên Chúa ĐÃ đến, ĐANG đến và SẼ đến. Ngài trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. (Ga 1:14) Từ ngàn xưa, ngôn sứ Isaia đã cho biết: “Từ gốc tổ Giesê
sẽ đâm
ra một nhánh
nhỏ, từ cội rễ ấy sẽ mọc lên
một mầm non. Thần khí
Đức Chúa
sẽ ngự trên
vị này:
thần khí
khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và dũng mãnh, thần khí hiểu biết và kính sợ Đức Chúa.” (Is
11:1-2)
Và đó mới là
dư âm giáng sinh đích thực của chúng ta, những người tín thác vào Thiên Chúa, luôn khát vọng Đức Giêsu Kitô ngự đến và Nước Cha trị đến.
Chúng ta cùng chân thành cầu nguyện: “Marana Tha!” (tiếng
Hy Lạp: Maranathá, tiếng Aram: Māranā Thā) – xin Ngài ngự đến! (1 Cr 16:22)
TRẦM THIÊN THU
* NS Ngân Giang (1946-2009) tên thật là Nguyễn
Văn Vỹ, sinh ra tại tỉnh Quảng Yên (nay đã
sáp nhập với tỉnh Hải Ninh
thành tỉnh Quảng Ninh, Bắc Việt), là một trong số bốn người con
trong một gia đình trung lưu, Nho giáo, và bộc lộ tài năng âm nhạc
từ thuở nhỏ. Lúc 9 tuổi ông đã đạt giải nhất trong cuộc thi
măng cầm do các linh mục của các chủng Viện tổ chức. Nhờ thành tích này, ông đã được các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế nhận làm đệ tử và dạy về các bộ môn âm nhạc, ca kịch, hát xướng,... Ông theo gia đình di cư vào Nam năm 1954, bắt đầu sáng tác từ năm 14 tuổi. Các thể loại nhạc ông sáng tác thời
điểm này là hùng ca và các bài hát tập thể cho các trường và các đoàn du ca hướng đạo. Ông có bút danh khác là Thượng Ngàn.
Năm 1967, vì hoàn cảnh đất nước, ông gia nhập Quân đội và đầu quân vào Cục Tâm Lý Chiến. Thời gian này ông chuyển
hướng sang loại nhạc tình cảm, nhạc quê hương và nhạc lính. Ông mất ngày 28-4-2009 tại
thành phố Rogers, bang Arkansas, Hoa Kỳ.
Một số ca khúc khác của ông: Tôi Vẫn Nhớ, Đôi Mắt Người Xưa, Em Về
Kẻo Mưa, Nối Lại Tình Xưa, Hát Cho Linh Hồn Anh, Đêm Trên Đỉnh Sầu, Đành Rằng Tình Vỗ Cánh Bay, Những
Người Vượt Gian Khổ, Xin Đừng Yêu Tôi, Tưởng Anh Quên,...
✽ Sắc Màu Giáng Sinh – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/11/sac-mau-giang-sinh.html
✽ Nỗi Lòng Giáng Sinh – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/12/noi-long-giang-sinh.html
✽ Cao Cung Lên – https://tramthienthu.blogspot.com/2013/12/cao-cung-len.html
✽ Cùng Đi Belem – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/12/cung-i-belem.html
✽ Mùa Đông Năm Ấy – https://tramthienthu.blogspot.com/2013/12/mua-ong-nam-ay.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment