Trong mọi giai đoạn chuyển tiếp của cuộc sống, tầm quan trọng của Đức Tin và Đức Mến luôn được nhấn mạnh. Người ta cần có Đức Tin để Thiên Chúa tạo nên kết quả tốt mọi tình huống. Tuy nhiên, người ta thường ít lưu ý tới Đức Cậy.
Đức Cậy rất quan
trọng trong đời sống Kitô hữu, nhất là khi chúng ta gặp khó khăn. Mặc dù Đức
Tin có thể giúp làm khuây khỏa lo lắng, Đức Mến có thể giúp vượt qua nỗi buồn
chán khi chúng ta bị “bỏ rơi,” nhưng Đức Cậy nâng chúng ta lên cao và giúp tận hưởng
tương lai với niềm vui. Trong Tông thư Spe Salvi (Spe Salvi facti sumus – Được
Cứu Rỗi Trong Niềm Hy Vọng), ĐGH Benedict XVI viết: “Khi tương lai được bảo đảm như một thực tại tích cực thì lúc đó hiện
tại trở nên có thể sống được.” (Spe Salvi, số 2)
Vì những lần thay
đổi liên quan nhiều quyết định và cân nhắc các vấn đề cần vượt qua, người ta
dựa vào Đức Tin để quan tâm những gì người ta không có thời gian để cân nhắc, và
Đức Mến giúp người ta cảm thấy tốt hơn lúc đó. Nhưng cuối cùng, chính Đức Cậy cần
thiết để đạt tới sự bình an nội tâm và làm cho người ta quên nỗi đau khổ hiện
tại, tìm thấy niềm vui khi chiến đấu, và tập trung sức mạnh để đạt được điều
tốt lành phía trước. Nhờ Đức Cậy, người ta có thể an tâm về những gì sắp xảy ra,
do đó có thể xử lý rạch ròi.
Nhờ Đức Cậy, người
ta có thể chấp nhận thử thách với thái độ tích cực, có thể vượt qua những cơn
bão tố dữ dội nhất của cuộc đời, để đạt tới niềm vui. Trong những lúc “chuyển
tiếp” của cuộc sống, chúng ta rất dễ mất lòng trông cậy, dễ nản lòng, nhưng
chính niềm hy vọng là sự êm ả trong cơn bảo cuộc đời. Đức Cậy rất cần được in
dấu trong tâm hồn.
“Nhận biết Thiên
Chúa thật là biết đón nhận niềm hy vọng.” (Spe Salvi, số 3) Chính niềm hy vọng
trong tâm hồn mỗi người sẽ biến đổi cả thế giới, làm cho mọi người loan báo Tin
Mừng cho những con chiên lạc ở xung quanh mình. Lửa hy vọng bùng cháy trong họ
vì Chúa Chiên Lành đã tìm thấy họ trước, và viết chữ YÊU đặc biệt dành cho họ, khuyến
khích họ cố gắng sống vì luôn có lý do để hy vọng. Chúng ta sẽ thấy niềm hy
vọng đó ở nơi Ngài.
“Người có niềm hy
vọng sẽ sống khác hẳn; người hy vọng được trao ban tặng phẩm của sự sống mới.”
(Spe Salvi, số 2) Đây là lý do những người hoán cải luôn háo hức khám phá Đức
Tin, và cũng là lý do để Giáo hội Công giáo đứng vững: Đức Kitô đã thắp sáng
Ngọn Lửa Hy Vọng trong tâm hồn của các con cái Ngài, niềm vui này đầy ắp trong
lòng họ sẽ làm cho họ can đảm đối mặt với thử thách hằng ngày nhờ ân sủng để hy
vọng Trời Mới và Đất Mới của Đức Kitô.
Vì thế, chúng ta cần
có Đức Cậy. Niềm hy vọng đích thực sẽ vững bền, và chỉ có thể là Thiên Chúa – Đấng
đã “yêu thương chúng ta đến cùng,” yêu thương đến khi “mọi sự hoàn tất.” (x. Ga
13:1; Ga 19:30) Khi gặp thử thách, chúng ta rất cần có Đức Tin và Đức Mến, và
Đức Cậy sẽ làm cho chúng ta vượt qua mọi thử thách để đạt được sự tốt lành.
Nhờ Hồng ân của
Thiên Chúa, chúng ta hãy cùng nhau đi trên Hành Trình Đức Cậy để lấy lại niềm
hy vọng trong cuộc sống, và cùng nhau tái khám phá cách mà Thiên Chúa sử dụng
để biến đổi chúng ta.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)
✽ Chữ NHÂN – https://tramthienthu.blogspot.com/2024/01/chu-nhan.html
✽ Chữ LỄ – https://tramthienthu.blogspot.com/2024/02/chu-le.html
✽ Chữ NGHĨA – https://tramthienthu.blogspot.com/2024/02/chu-nghia.html
✽ Chữ TRÍ – https://tramthienthu.blogspot.com/2024/04/chu-tri.html
✽ Chữ TÍN – https://tramthienthu.blogspot.com/2024/05/chu-tin.html
✽ Chữ CÔNG – https://tramthienthu.blogspot.com/2024/06/chu-cong.html
✽ Chữ DUNG – https://tramthienthu.blogspot.com/2024/07/chu-dung.html
✽ Chữ NGÔN – https://tramthienthu.blogspot.com/2024/08/chu-ngon.html
✽ Chữ HẠNH – https://tramthienthu.blogspot.com/2024/09/chu-hanh.html
✽ Chữ KHỔ – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/09/chu-kho.html
✽ Chữ LƯƠNG – https://tramthienthu.blogspot.com/2021/12/chu-luong.html
✽ Chữ NGỜ – https://tramthienthu.blogspot.com/2019/08/chu-ngo.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment