Chữ “phiếm luận” là cách nói lịch sự, nói cho “văn chương” một chút, thật ra đó là cách nói chuyện mà ngày nay gọi là “tám chuyện” – tán gẫu, ngồi lê đôi mách, buôn chuyện, mách lẻo, nói hành,... Bạn là người hay nói hay ít nói?
Hãy xem xét kỹ những lời của Chúa Giêsu trong
Phúc Âm. Ngài không là người tán gẫu hoặc phiếm chuyện. Ngài nói những lời chân
lý hấp dẫn. Ngài đối đầu trực tiếp với những người Pharisêu và can đảm cáo buộc
họ là “nòi rắn độc.” Ngài chịu trách nhiệm từng lời nói. Ngài cảnh báo các môn
đệ về những mưu mô của Hêrôđê và gọi ông ta là “con cáo già.” Khi Ngài hỏi Nhóm
Mười Hai: “Người ta nói Thầy là ai?” Ngài
gợi ý kiến trung thực của họ. Nhưng ngược lại, chúng ta thường là những kẻ
lắm chuyện – đôi khi là những “bà tám” bàn chuyện tội lỗi.
Chúa Giêsu dạy các kỹ năng thực tế về mối tương
quan lẫn nhau: “Nếu người anh em của anh
trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó
chịu nghe anh thì anh đã chinh phục được người anh em. Còn nếu nó không chịu
nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết,
căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân. Nếu nó không nghe họ thì hãy đi thưa Hội
Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe thì hãy kể nó như một người ngoại
hay một người thu thuế.” (Mt 18:15-17) Hãy tưởng tượng đến cảnh hàng giáo
sĩ tuân theo những lời này!
Thánh Phaolô khuyến khích chúng ta vượt qua
sự độc ác của việc ngồi lê đôi mách: “Một
khi đã cởi bỏ sự gian dối, mỗi người trong anh em hãy nói sự thật với người
thân cận, vì chúng ta là phần thân thể của nhau. Anh em nổi nóng ư? Đừng phạm
tội: chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn. Đừng để ma quỷ thừa cơ lợi dụng!
Ai quen trộm cắp, đừng trộm cắp nữa, trái lại, hãy chịu khó dùng đôi tay của
mình mà làm ăn lương thiện để có gì chia sẻ với người túng thiếu. Anh em đừng
bao giờ thốt ra những lời độc địa, nhưng nếu cần, hãy nói những lời tốt đẹp, để
xây dựng và làm ích cho người nghe. Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần của
Thiên Chúa, vì chính Người là dấu ấn ghi trên anh em, để chờ ngày cứu chuộc.
Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thóa mạ, và hãy
loại trừ mọi hành vi gian ác. Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng
thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong
Đức Kitô.” (Ep 4:25-32)
Trẻ em thường có cảm giác cố hữu rằng một số
lời đồn đại là độc ác và vi phạm luật pháp của Chúa. Nhưng có vẻ như chúng ta
trở nên vô cảm ngày càng tăng với mức độ nghiêm trọng của lời đồn đại khi chúng
ta lớn lên. Chúng ta có thể bắt đầu bỏ qua lời đồn đại tội lỗi thường ngày của
mình, thứ trở nên độc hại hơn với sự mở rộng của các cuộc gặp gỡ cá nhân. Với
thể dục dụng cụ tinh thần, chúng ta biện minh cho lời đồn đại của mình và
thường nhận ra điều xấu xa khi nhìn lại.
Sự hài hước chân thành có một vị trí hợp lý trong
việc làm giảm bớt những thực tế khó chịu. Khi còn nhỏ, tôi nhớ ông tôi đã “nhai
mỡ” (kiểu nói hồi đó) với người bạn cũ “Whistler” ở sân sau khi nghe trận đấu
của Milwaukee Braves trên đài phát thanh. Whistler là người đàn ông tốt bụng.
Ông được đặt biệt danh này vì răng cửa của ông bị mất (do tai nạn lao động).
Ông không hề phật ý vì ông biết bạn bè ông sử dụng biệt danh này một cách trìu
mến.
Sự hài hước thường làm dịu sự bất đồng quan
điểm. Chúa Giêsu trêu chọc sự thất thường của Giacôbê và Gioan là “con trai của
sấm sét.” Winston Churchill mô tả một đối thủ chính trị là “người nhỏ bé khiêm
tốn” có nhiều điều phải khiêm tốn. Còn P.G. Wodehouse thì gay gắt hơn. Ông hỏi:
“Tại sao bạn lại muốn theo đuổi sự nghiệp
chính trị? Bạn đã bao giờ vào Hạ Viện và nhìn kỹ những người trong đó chưa? Một
nhóm quái dị và những kẻ dưới mức con người kỳ lạ nhất từng tụ tập tại một nơi.”
Có lẽ ông ta đã vượt quá giới hạn!
Các chủng sinh tự rèn luyện nghệ thuật “tám
chuyện” lành tính – và ác tính. Họ thảo luận về các phương pháp đánh giá của
giáo sư. Họ học hỏi về ranh giới của hành vi xã hội được chấp nhận. Họ đánh giá
tính cách để hòa hợp với họ hoặc né tránh họ.
Các linh mục trở thành chuyên gia về lý
thuyết và thực hành tin đồn. Quá trình đào tạo của họ bắt đầu từ khi còn là
những đứa trẻ trong gia đình. Quá trình này tiếp tục trong suốt thời gian tại
chủng viện và trong suốt chức vụ linh mục của họ. Không có lối thoát. Một linh
mục thường thấy cộng đoàn nhà thờ là ổ tin đồn, phản ánh kinh nghiệm và hành vi
của mình trong chủng viện. Than ôi, gieo gì thì gặt nấy!
Chuyện ngồi lê đôi mách tội lỗi có nhiều cách
diễn đạt: Chúng ta tiết lộ sự thật về người khác – những sự thật mà, theo công
lý, đòi hỏi sự bảo vệ của sự im lặng. Chúng ta sử dụng những nhãn hiệu khó
chịu, như Scarlet Letter (chữ A màu đỏ tươi, dấu hiệu phạm tội ngoại tình của đàn
bà xưa), để mô tả người nào đó. Chúng ta sợ nói chuyện trực tiếp với người đó,
vì vậy chúng ta nói xấu (nói hành) sau lưng họ. Chúng ta ẩn náu trong những gì
người khác nói về kẻ thù của chúng ta. Chuyện ngồi lê đôi mách tội lỗi thường
thể hiện sự yếu đuối, không phù hợp với tính cách của con người – dù phụ nữ hay
đàn ông.
Thần học luân lý cung cấp cho chúng ta danh
sách những hành vi phạm Điều Răn Thứ Tám:
– Mách lẻo tội lỗi là chia sẻ thông tin về
người khác mà chúng ta không có quyền làm vậy.
– Vu khống bóp méo sự thật về người khác và
bôi nhọ họ.
– Nói xấu sau lưng, sử dụng thông tin để
tranh luận vô nghĩa và làm tổn thương người khác.
– Giống như một diễn viên hài, người “buôn
chuyện” sẽ tăng cường các chi tiết để xây dựng một câu chuyện hay, ngoại trừ người
kể chuyện không nói đùa.
– Kẻ chuyên đi rêu rao chia sẻ thông tin về
người khác để khuấy động nỗi sợ hãi và lòng căm thù.
Văn chương khôn ngoan của Kinh Thánh liên tục
cảnh báo chúng ta về những nguy hiểm của phiếm chuyện:
– Miệng tha hồ nói năng ác độc, ba tấc lưỡi
đặt điều xảo trá; hễ ngồi lê là bới xấu anh em và bêu diếu cả người ruột thịt.
(Tv 50:19-20)
– Môi lọc lừa che giấu lòng thù ghét, kẻ
buông lời vu cáo là đứa ngu si. (Cn 10:18)
– Quân vô đạo dùng miệng lưỡi làm hại tha
nhân, bậc chính nhân nhờ tri thức mà được cứu thoát. (Cn 11:9)
– Đứa ngồi lê đôi mách sẽ tiết lộ điều bí
mật, còn người tín cẩn giữ kín chuyện riêng tư. (Cn 11:13)
– Lời xoa dịu tựa cây ban sự sống, lời nham
hiểm làm tan nát tâm can. (Cn 15:4)
– Kẻ dối gian gây bất hòa tranh chấp, tên
mách lẻo chuyên chia rẽ bạn bè. (Cn 16:28)
– Lời kẻ mách lẻo như của ngon vật lạ trôi
xuống tận ruột gan. (Cn 18:8)
– Đứa ngồi lê đôi mách tiết lộ điều bí mật, vậy
đừng giao du với kẻ lắm lời. (Cn 20:19)
Trong số những ký ức thời thơ ấu có một ký ức
ám ảnh về một câu chuyện do một nữ tu kể lại. Các bà mẹ hãy lưu ý! Thánh Philip
Neri nổi tiếng đã giao cho những kẻ buôn chuyện trong thị trấn hình phạt này:
Mang một chiếc gối lông vũ lên đỉnh tháp chuông nhà thờ, xé toạc nó ra và rải
những chiếc lông vũ vào gió. Sau đó hãy xuống khỏi tháp chuông và thu gom tất
cả những chiếc lông vũ đang bay trong gió. Ai làm được?
Lời nói của chúng ta xác định con người chúng
ta. Chúa Giêsu dạy: “Tôi nói cho các
người hay: đến Ngày phán xét, người ta sẽ phải trả lời về mọi điều vô ích mình
đã nói. Vì nhờ lời nói của anh mà anh sẽ được trắng án, và cũng tại lời nói của
anh mà anh sẽ bị kết án.” (Mt 12:36-37)
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicCulture.org)
✽ Sự Im Lặng Của Chúa – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/07/su-im-lang-cua-chua.html
✽ Khoa Học Chứng Tỏ TC – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/04/khoa-hoc-chung-to-co-thien-chua.html
✽ Thiên Chúa & Vũ Trụ – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/02/thien-chua-va-vu-tru.html
✽ Thiên Chúa & Não Bộ – https://tramthienthu.blogspot.com/2013/08/thien-chua-va-nao-bo.html
✽ Thiên Chúa & Khoa Học – https://tramthienthu.blogspot.com/2014/07/thien-chua-va-cac-khoa-hoc-gia.html
✽ Sự Nghèo Khó & Ơn Cứu Độ – https://tramthienthu.blogspot.com/2023/06/su-ngheo-kho-va-on-cuu-o.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment