Vấn đề liên quan đức tin và khoa học là vấn đề “nóng” của mọi thời, nhất là trong thời đại khoa học ngày nay. Đối thoại với một khoa học gia tên lửa và một phi hành gia, tiến sĩ Leslie Wickman còn hơn là một khoa học gia. Bà chứng tỏ rằng khoa học đã phát hiện Thiên Chúa, đồng thời giải thích cách thức mà đức tin và khoa học đồng hiện hữu. Bà xác nhận rằng khoa học hiện đại cho thấy có một “bức tranh lớn” khởi đầu với vũ trụ bao la của chúng ta.
Đây là các tranh
luận về vấn đề khoa học và Thiên Chúa. Có cuộc tranh luận về vũ trụ học cho
rằng có nguyên nhân và hệ quả, như
vậy phải có người tạo nên – tức là
Tạo Hóa. Cuộc tranh luận về bản thể học cho rằng có tư tưởng trong chúng ta, như vậy Thiên Chúa là nguyên nhân. Cuộc tranh luận về nhân chủng học cho
rằng các giá trị luân lý tuyệt đối vì
người ta cảm nghiệm được Thiên Chúa, như vậy Ngài hiện hữu. Cuộc tranh luận về thuyết mục đích quan tâm trật tự
và kế hoạch, như vậy phải có Tạo Hóa.
1. VỤ BIG BANG
TS Wickman nói: “Khi tôi nhìn vào những gì khoa học cho
chúng ta biết về sự hiện hữu của Thiên Chúa, điều tôi tìm kiếm là chứng cớ chúng
ta có và cho biết rằng chính Thiên Chúa là lời giải thích đúng nhất. Đã có các
chứng cớ tích lũy về cách thức Big Bang của vũ trụ – chúng ta gọi là Vụ Nổ Lớn.
Điều đó cho biết rằng đã có một sự khởi đầu. Từ điểm khởi đầu này, không gian, vật
chất và thời gian đã xuất hiện. Sáng Thế cho biết rằng Thiên Chúa đã tạo nên trời
và đất, vụ Big Bang cho chúng ta biết chắc rằng đã có sự khởi đầu. Những người
có niềm tin có thể cúi đầu khép nép vì điều đó căn cứ vào tự nhiên, nhưng thực
tế là vụ Big Bang chính là Thiên Chúa.”
2. MỘT SỰ KHỞI ĐẦU
Thiên văn học chứng
tỏ rằng vũ trụ bao la được đan kết rất tài tình, và cho chúng ta thấy rằng có
một người tạo dựng rất hợp lý. Trước vụ Big Bang đã có tình trạng ổn định để
“giữ” cho vũ trụ luôn hiện hữu. Nhiều khoa học gia và triết gia rất thoải
mái về điều này vì không cần cách giải thích nào khác. Khi có nhiều chứng cớ về
vụ Big Bang, nhiều người cảm thấy không thoải mái về cách chúng ta phải xử lý
về sự khởi đầu này. Rõ ràng là nếu đã có một sự khởi đầu thì phải có một người
bắt đầu hoặc nguyên nhân tạo nên.
3. QUY LUẬT GOLDILOCKS
Khoa học gọi là
“Vùng Goldilocks.” [*] Hãy nhìn trái đất. Nhiệt độ, nước, đất mênh mông, và
cách chúng phụ thuộc lẫn nhau. Các đặc tính hài hòa của trái đất, phức tạp như
chính nó, làm cho hành tinh này có thể cư ngụ, đó là cách giải thích về sự sáng
tạo. Quy luật Goldilocks cho rằng phải có cái gì đó trong những “khe” nhỏ hẹp thay
vì cực độ. Khoảng cách từ trái đất tới mặt trời, kích cỡ của nó, tầng khí quyển,
vùng từ tính, xoay quanh 24 giờ, và trục nghiêng của trái đất cho chúng ta có
bốn mùa tuyệt vời. Đó chỉ là điển hình nhỏ, nhưng còn có hàng chục thông số khác
cần xảy ra để trái đất đúng trật tự cho chúng ta sống.
4. TRẬT TỰ
Để có trái đất
hài hòa như vậy thì phải có Tạo Hóa. Một số người cố gắng tính toán tính khả dĩ
của việc làm cho trái đất hài hòa, nhưng đó là chuyện không thể. Chẳng khác gì
muốn trích ra một nguyên tử từ vô số vũ trụ khác, và các nhà thống kê có thể
nói rằng “đó là điều hoàn toàn bất khả thi.” Nghĩa là trái đất đã được Tạo
Hóa thiết kế đặc biệt cho sự sống. Thật vậy, vũ trụ được thiết lập trật tự theo
quy luật vật lý phù hợp mà chúng ta có thể nghiên cứu và hiểu được.
5. SỰ SỐNG Ở NƠI KHÁC
TS Wickman nói: “Tôi không biết có sự sống ở các hành tinh
khác hay không. Nhưng tôi hơi ngạc nhiên là chúng ta có phải là loài thông minh
duy nhất được Thiên Chúa tạo nên hay không. Có thể là kiêu ngạo khi chúng ta nghĩ
mình là loài thông minh duy nhất.” Vũ trụ rất bao la, một vũ trụ đa dạng khác
có thể còn lớn hơn, nhưng tôi không bị đe dọa với ý tưởng về vũ trụ đa dạng.
Luôn có một thời kỳ điều chỉnh mà đức tin phải trải qua, mỗi khi khoa học có
một phát hiện mới. Hàng trăm năm trước, các triết gia tự nhiên cũng đã tin rằng
trái đất nằm ở tâm điểm của mọi thứ. Tư tưởng về những thứ không biết
khiến người ta... sợ lắm!
Khoa học không là
mối đe dọa đối với đức tin, nhưng khoa học chứng tỏ có Thiên Chúa hiện hữu. Đó
là điều TS Wickman chia sẻ, và bà tái xác nhận rằng chúng ta tin vào Đấng Tạo
Hóa vô cùng kỳ diệu – Thiên Chúa Ba Ngôi hằng sinh và hằng hữu.
Tóm lại, khoa học
không hề đối lập với Thiên Chúa, nghĩa là khoa học luôn nhận biết Thiên Chúa,
vì chính Ngài tạo nên khoa học. Bác học Chevreul (1786-1889) nói: “Tôi không thấy Thiên Chúa vì Ngài thiêng
liêng, nhưng tôi thấy công trình tạo dựng của Ngài.” Còn bác học Diderot
(1713-1784) nhận xét: “Chỉ cần con
mắt và cái cánh của con bướm, cũng đủ diệt tan mọi lý lẽ của kẻ vô thần.”
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Beliefnet.com)
[*] Chuyện kể rằng, có cô bé tên là
Goldilocks bị lạc trong rừng. Cô đi mãi và cuối cùng đến một ngôi nhà nhỏ của
gia đình gấu gồm gấu bố, gấu mẹ và gấu con. Khi vào trong nhà, Goldilocks nhìn
thấy ba chiếc ghế: chiếc thứ nhất quá cao, chiếc thứ hai quá rộng, chỉ có chiếc
thứ ba vừa vặn. Cô ngồi lên chiếc ghế thứ ba. Cô bé lại nhìn thấy ba đĩa súp ở
trên bàn: đĩa thứ nhất quá nóng, đĩa thứ hai quá nguội, đĩa thứ ba rất vừa. Cô
bé ăn đĩa súp thứ ba. Cô bé đi lên thang gác và nhìn thấy ba chiếc giường: chiếc
thứ nhất dài quá, chiếc thứ hai rộng quá, chỉ có chiếc thứ ba vừa vặn. Cô bé
leo lên chiếc giường thứ ba và ngủ ngon lành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment