Thánh Phaolô qua đời khoảng năm 65. Các bức thư của ngài chiếm gần một nửa Tân Ước, từ đó Giáo Hội được giảng dạy từ Chúa Nhật này đến Chúa Nhật khác. Không thể đánh giá thấp tầm ảnh hưởng Thánh Phaolô. Ngài không chỉ là một trong những Kitô hữu quan trọng và quan trọng nhất trong lịch sử của chúng ta mà còn được coi là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nhân loại.
Tất cả bắt nguồn từ kinh nghiệm của Thánh
Phaolô với Chúa Kitô Phục Sinh trên đường đến Đamát, dẫn đến sự hoán cải của kẻ
bách hại các Kitô hữu. Theo quan điểm của Phaolô, cuộc gặp gỡ với Đức Kitô rất
thực tế, không khác gì những cuộc gặp gỡ của Đức Kitô với Nhóm Mười Hai. Kinh
nghiệm độc đáo của Phaolô đã định hình và cung cấp thông tin cho Giáo Hội sơ
khai một cách đáng kể đến nỗi chính Phaolô đã được coi là “tông đồ thứ mười
ba.”
Cuộc gặp gỡ của Thánh Phaolô với Chúa Kitô
bắt nguồn từ đức tin sâu xa về Thánh Thể. Qua kinh nghiệm của mình trên đường
đến Đamát, ông biết rằng cuộc bách hại những người theo Đức Kitô cũng là sự bắt
bớ chính Đức Kitô. Các Kitô hữu non trẻ mà Thánh Phaolô muốn tiêu diệt là một
với Chúa Kitô, các chi thể của Nhiệm thể Ngài qua phép rửa, một mối liên kết
được củng cố và tăng cường qua việc nhận lấy thân xác Ngài trong Bí tích Thánh
Thể: “Ai ăn thịt và uống máu tôi thì ở
lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy.” (Ga 6:56)
Thánh Phaolô tin tận đáy lòng rằng Bí tích
Thánh Thể chính là Mình Máu Chúa Kitô. Ngài công bố và dạy rằng Sự Hiện Diện Thánh
Thể của Chúa Kitô là sự thật.
Cuộc gặp gỡ của Thánh Phaolô với Chúa Phục
Sinh không chỉ dẫn đến sự hoán cải mà còn dẫn đến nỗ lực của ngài nhằm gia tăng
tư cách thành viên trong Nhiệm Thể Đức Kitô và giảng dạy về những kết quả của
cuộc sống mới mà sự kết hợp mang lại. Mục đích của Thánh Phaolô là xây dựng cộng
đồng tín hữu sống như họ đã “mặc lấy Chúa Giêsu Kitô.” (Rm 13:14) Đây chính là
điều đã hình thành và thúc đẩy những công cuộc truyền giáo đầy ấn tượng của
ngài trong ước muốn loan báo Tin Mừng cho Dân Ngoại.
Thánh Phaolô tin tận đáy lòng rằng Bí tích
Thánh Thể chính là Mình và Máu Chúa Kitô. Ngài công bố và dạy rằng sự hiện diện
Thánh Thể của Chúa Kitô là có thật. Để minh họa điều này, ngài viết: “Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên
Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Kitô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh
Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Ngài sao?” (1 Cr 10:16) Không
chỉ Sự Hiện Diện Thánh Thể của Chúa Kitô thực sự đối với Thánh Phaolô, mà qua
đó, Chúa Kitô ở trong chúng ta, thay đổi chúng ta, và hiệp nhất với chúng ta.
Sự kết hiệp của chúng ta vào thân thể Đức Kitô là rất thực tế, Thánh Phaolô
viết: “Tại vì Lề Luật mà tôi đã chết đối
với Lề Luật, để sống cho Thiên Chúa. Tôi cùng chịu đóng đinh với Đức Kitô vào
thập giá. Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi.
Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu
mến tôi và hiến mạng vì tôi.” (Gl 2:19-20) Việc rao giảng và giảng dạy của
Thánh Phaolô đòi hỏi phải hoán cải để được cứu rỗi và việc xây dựng cộng đồng
được xác định bằng lối sống nhân đức, trong đó “cao trọng hơn cả là đức mến.”
(1 Cr 13:13)
Trình thuật của Thánh Phaolô về Bữa Tiệc Ly
là một trong những văn bản còn sót lại sớm nhất, điều quan trọng đối với lời
rao giảng của ngài là việc Chúa Kitô muốn chúng ta cử hành lễ tưởng niệm Cuộc
Khổ Nạn và Cái Chết của Ngài. Thánh Phaolô cũng cảnh báo về tầm quan trọng của
việc tham dự Thánh Thể: “Vì thế, bất cứ
ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu
Chúa. Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này.” (1 Cr
11:27-28)
Cuộc tử đạo của Thánh Phaolô đã hoàn tất một đời
sống trọn vẹn trong và cho Chúa Kitô. Thánh Phaolô khuyến khích các Kitô hữu
hãy tôn vinh Chúa Kitô “trong Giáo Hội,” (Ep 3:21) nghĩa là tất cả chúng ta đều
được mời gọi làm chứng cho Chúa Kitô bằng cuộc sống của mình. Trong khi một số
người có thể được kêu gọi làm như vậy đến mức hiến mạng sống mình bằng cách
chết vì Chúa Kitô và Giáo Hội, thì tất cả chúng ta đều được kêu gọi hiến mạng
sống mình cho Ngài và phục vụ Ngài. Như Thánh Phaolô, chúng ta sống theo tinh
thần Thánh Thể bằng cách “hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện
và đẹp lòng Thiên Chúa.” (Rm 12:1)
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ SimlpyCatholic.com)
✽ Chuyện Phêrô & Phaolô – https://tramthienthu.blogspot.com/2023/06/phero-phaolo.html
✽ Chuyện Đời Phaolô – https://tramthienthu.blogspot.com/2014/01/chuyen-oi-thanh-phaolo.html
✽ Tông Đồ Của Mọi Người
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment