Chúng ta đã tìm hiểu ba nhân đức Thánh Thể: Khiêm Nhường, Bác Ái, Vâng Phục. Và bây giờ là nhân đức Thanh Khiết Thánh Thể.
Thanh Khiết là một trong các nhân đức của Chúa Giêsu Thánh Thể. Rõ ràng sự thanh khiết đang bị tấn công trong thế giới của chúng ta. Theo Thánh Phêrô Julian Eymard, Bí tích Thánh Thể trao quyền cho chúng ta sống đời sống thanh khiết anh hùng.
Chúa Giêsu cũng nỗ lực qua trạng thái Thánh
Thể của Ngài để thấm nhuần tình yêu thuần khiết vào chúng ta. Ôi, sự thanh
khiết trong Bánh Thánh! Đó là lúa mì nguyên chất được giải phóng khỏi vỏ và biến
thành bột mì; Có gì tinh khiết hơn bột mì trắng? Nó được nhào nặn mà không có
men, vì men là nguyên nhân làm bánh bị hỏng. Chúa có thể chọn một chất liệu
khác có màu sắc khác, nhưng chúng ta sẽ không tìm thấy trong đó tất cả những
bài học về sự thanh khiết.
Sự thanh khiết của Ngài trong Bánh Thánh lớn
đến nỗi Ngài không kết hợp chính mình với bất kỳ chất liệu vật chất nào khác,
ngay cả với bánh mì – vì Ngài thay thế nó, cũng như với những phụ thể hữu hình –
vì Ngài không kết hợp với chúng cả về bản chất lẫn cá nhân. Nhân tính thiêng
liêng của Ngài không còn gì ngoài cuộc sống trần thế: Thân thể Ngài tận hưởng các
đặc quyền của các linh hồn, mọi giác quan đều được tôn vinh. [1]
Suy cho cùng, ân sủng của sự thanh khiết chỉ
đến từ Chúa của chúng ta. Việc hiệp thông mang lại, gia tăng, củng cố, bảo tồn
và duy trì nó trước mọi sự tấn công của ma quỷ, thế gian và xác thịt. Đó là sự
thật không thể nghi ngờ rằng nếu không rước lễ chúng ta không thể sống khiết
tịnh. [2]
Có nhiều mức độ trong sạch, chúng ta càng
trong sạch thì chúng ta càng vinh quang trên Thiên Đàng, Chúa sẽ càng kéo chúng
ta đến gần Ngài hơn. Chính sự thanh khiết của cuộc sống quyết định mức độ vinh
quang của mỗi vị thánh. [3]
Thiên Chúa có thể chọn bất kỳ màu nào cho
Thánh Thể, nhưng với sự khôn ngoan vô hạn của Ngài, nó phải là màu trắng. Tại
sao? Có lẽ để mặc khải rằng Bí tích Thánh Thể là đỉnh cao của sự thanh khiết,
giống như Chúa đã mặc khải sự khiêm nhường của Ngài trong Bánh Thánh nhỏ bé hơn
bất cứ nơi nào trên trái đất, như trước đây Thánh Phêrô Julian Eymard đã nói.
Hơn nữa, Chúa muốn chúng ta không bao giờ
quên những lời của Ngài trong Bài Giảng Trên Núi: “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.”
(Mt 5:8) Càng chiêm ngắm Ngài, Đấng hoàn toàn thanh khiết, chúng ta càng trở
nên thanh khiết hơn. Chiên Thiên Chúa mời gọi chúng ta không chỉ nhìn lên Ngài
mà còn đón nhận Ngài một cách xứng đáng theo khả năng nhiệm vụ cho phép. Mình
Thánh Chúa màu trắng phải giống như tấm gương, qua đó mỗi ngày chúng ta giảm đi
và Chúa tăng lên. Vâng, Ngài mong mỏi được nhìn thấy chính Ngài nơi chúng ta.
Ngài mong mỏi nhìn thấy các nhân đức của Ngài, đặc biệt là sự thanh khiết, phản
ánh trong tâm hồn chúng ta.
Có lý do mà Giáo hội dạy rằng tội nhẹ của
chúng ta sẽ được tẩy sạch sau mỗi lần rước lễ, miễn là chúng ta có ý ngay lành.
Câu Kinh Thánh này rất hay: “Tội các
ngươi, dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết; có thẫm tựa vải điều, cũng hóa
trắng như bông.” (Is 1:18)
Bí Tích Thánh Thể làm cho chúng ta thanh
khiết vì chính Thiên Chúa là Đấng thanh khiết. Chúa không bị những sự việc của
thế gian này làm hư hỏng, và ban chính Ngài cho chúng ta để nâng cao giác quan
của chúng ta lên những gì ở trên cao chứ không phải ở dưới thấp. Để thể hiện
quyền năng Thánh Thể, thi thể của nhiều vị thánh đã không thể hư hoại, đó là
phép lạ thách thức khoa học. Chưa hết, chính Chúa Giêsu đã nói: “Ai ăn thịt và uống máu tôi thì được sống
muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết.” (Ga 6:54) Chỉ
có rước lễ mới có thể tạo ra phép lạ như vậy, vì khi chúng ta rước Chúa Giêsu,
thân xác và linh hồn chúng ta bị thách thức – chúng được tràn đầy chính Thiên
Chúa.
Phương thuốc tốt nhất trong cuộc chiến của
chúng ta để trở thành con cái trong sạch của Thiên Chúa là thường xuyên tham dự
Bí tích Thánh Thể, miễn là chúng ta không mắc tội trọng theo lương tâm. Không
linh hồn nào có thể sống trong sạch nếu không có Bí tích Thánh Thể. Và không
linh hồn nào có thể trở nên thánh nếu không có Bí tích Thánh Thể.
Mặc dù những cơn cám dỗ về dục vọng xuất hiện
lớn hơn bao giờ hết, nhưng ân sủng Thánh Thể luôn mạnh hơn. Vì thế Thánh Phêrô
Julian Eymard khuyến khích chúng ta rước lễ thường xuyên. Thánh nhân nói: “Nếu chúng ta thường xuyên rước lễ, việc duy
trì ân sủng trong sự thuần khiết ban đầu sẽ dễ dàng hơn biết bao!” [4] Hơn
nữa, thánh nhân còn nói: “Làm sao một
linh hồn hiệp thông hằng ngày và được rước lễ lại dễ bị cám dỗ? Linh hồn biết
rằng tội lỗi sẽ tước đoạt những gì nó vô cùng khao khát. Ý nghĩ về việc rước lễ
lần sau hiện lên trước linh hồn, củng cố nó, khích lệ nó và ngăn chặn nó sa
ngã. Tôi thú nhận rằng tôi không thể hiểu được trạng thái ân sủng nếu không
được hỗ trợ bởi việc rước lễ.” [5]
PATRICK O'HEARN
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
[1] St. Peter Julian Eymard, In the Light of
the Monstrance, trans. Rev. Charles De Keyser (New York: The Sentinel Press,
1947), 80-81.
[2] St. Peter Julian Eymard, In the Light of
the Monstrance, trans. Rev. Charles De Keyser (New York: The Sentinel Press,
1947), 83.
[3] St. Peter Julian Eymard, The Eucharist and
Christian Perfection (Part I), trans. by Amy Allen (New York, The Sentinel Press,
1948), 184.
[4] St. Peter Julian Eymard, Holy Communion, trans.
Clara Morris Rumball (New York, The Sentinel Press 1940), 92.
[5] St. Peter Julian Eymard, Holy Communion, trans.
Clara Morris Rumball (New York, The Sentinel Press 1940), 92.
✽ Mầu Nhiệm Thánh Thể – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/07/mau-nhiem-thanh-the.html
✽ Mầu Nhiệm Đức Tin – https://tramthienthu.blogspot.com/2022/07/mau-nhiem-uc-tin.html
✽ Thánh Thể Nguồn Sống – https://tramthienthu.blogspot.com/2019/04/nguon-song-thanh-the.html
✽ Thánh Thể & Gia Đình – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/03/thanh-va-gia-inh.html
✽ Niệm Thánh Thể – https://tramthienthu.blogspot.com/2024/04/niem-thanh-the.html
✽ Lãnh Nhận Thánh Thể – https://tramthienthu.blogspot.com/2024/06/lanh-nhan-thanh-the.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment