Và bởi vì thời giờ đã muộn màng
Thấy đàng xa có cây vả tốt lá
Ngài đến xem có được trái nào không
Mà chỉ thấy lá xanh um tùm thôi
Ngài lên tiếng mà nguyền rủa cây vả:
“Sẽ chẳng còn ai ăn trái của ngươi”
Vì người ta đang mua bán với nhau
Ngài lật bàn của những người đổi bạc
Và xô ghế những kẻ bán bồ câu
Họ tìm cách để giết Đức Giê-su
Những kẻ xấu luôn luôn sợ sự thật
Không hề muốn ai biết mình gian tà
Nhìn bề ngoài thấy có vẻ tốt lành
Nhưng thực chất không phải là như thế
Mà chỉ là cách bày vẽ lưu manh
Mà có nơi bày vẽ kiểu bất thường
Viện có là tổ chức cho trọng thể
Với hình thức lòe loẹt chẳng nghiêm trang
Chiều ngang qua thấy nó đã chết khô
Ngài bảo rằng hãy tin vào Thiên Chúa
Tin càng mạnh càng có điều diệu kỳ
Khi cầu nguyện, nếu có chuyện bất bình
Hãy rộng lòng mà tha thứ cho họ
Cha trên trời cũng tha tội cho mình
Không làm vì điều nọ hoặc sự kia
Tin và làm để gom công tích đức
Chứ không để hào nhoáng với người ta
TRẦM THIÊN THU
✽ Bài Học Tình Mẹ – https://tramthienthu.blogspot.com/2018/05/bai-hoc-ve-tinh-me_24.html
Chỉ tốt lá mà thôi
Chúa Giê-su rủa nó
Chẳng ích lợi cho ai
Mua bán trong Đền Thờ
Ngài liền nổi cơn giận
Xua kẻ bán, người mua
Không phải chốn thị trường
Sao biến thành sào huyệt
Của bọn cướp, con buôn?
Bị nguyền rủa chết khô
Con người ta cũng vậy
Không thể như người thừa
Chân thành, chớ nghi ngờ
Vững tin thì sẽ được
Chắc chắn Chúa ban cho
Còn bất bình với ai
Hãy tha thứ cho họ
Mình cũng được tha ngay
Bởi vì nó vô sinh
Sống thừa là gây hại
Cho người ở xung quanh
TRẦM THIÊN THU
✽ Thư Tình TT Chúa – https://tramthienthu.blogspot.com/2020/06/thu-tinh-thanh-tam-chua-giesu.html
[Niệm ý Mc 11:11-26 ≈ Mt 21:12-17, 20-27; Lc 19:45-48; Ga 2:13-22]
Chúa Giê-su cảm thấy đói trong lòng
Thấy cây vả, Ngài xem có trái không
Nhưng không trái, mà chỉ thấy toàn lá
“Muôn đời chẳng ai ăn trái của mày!”
Sáng hôm sau, đi ngang cây vả này
Nó đã bị chết khô tận gốc rễ
Về đức tin quan trọng như thế nào
Chỉ cần bằng hạt cải, chẳng lớn đâu
Nhưng có thể dời núi đồi, lấp biển
Ắt sẽ được như ý muốn mà thôi
Nếu có chuyện bất bình với một ai
Hãy rộng lòng mà tha thứ cho họ
Thấy người ta làm mất vẻ tôn nghiêm
Họ buôn bán và trao đổi bạc tiền
Ngài xua đuổi những kẻ đang mua bán
Mà bị hóa nơi thảo khấu lộng hành
Các thượng tế, kinh sư rất bực mình
Thế nên họ tìm cách để giết Chúa
TRẦM THIÊN THU
✽ Vấn Đề Tháng Sáu – https://tramthienthu.blogspot.com/2024/05/van-e-thang-sau.html
ĐỜI CÁT BỤI
Âm thầm dầu dãi gió sương đêm ngày
Đã vô duyên lại bất tài
Nên đời trôi nổi tháng ngày lênh đênh
Mình ên xuôi ngược buồn tênh
Như nhánh lục bình ngày tháng lêu bêu
Đôi khi chẳng biết về đâu
Sớm khuya luân lạc kiếp bèo bọt thôi
Hoang đường mơ ước ngược xuôi
Như Lê Văn Đó bị đời khinh khi [1]
Kiếp người “ngọn cỏ gió đùa”
Thế nên Tam Chướng vẫn chưa sạch lòng [2]
Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông
Tứ thời, bát tiết ngược dòng tính toan
Cũng là một kiếp trăm năm
Người ăn không hết, kẻ lần không ra
Phải chăng đã định thiên thư
Thì đâu ai có thể mà chuyển xoay
Lo năm, lo tháng, lo ngày
Cát bụi hao gầy luân lạc hoang vu
Cây khô tưới nước cũng khô
Người nghèo đi tới nơi mô cũng nghèo [3]
Giê-su từng trải cảnh nghèo
Sinh nơi hang đá, chết treo trần truồng
Xin thương những kẻ tay không
Tương lai mù mịt chỉ trông cậy Ngài
Nghèo không là tội tày trời
Nhưng là vạ bởi người đời coi khinh
Xin nâng đỡ vững niềm tin
Vượt qua gian khổ nhờ Tình Giê-su
TRẦM THIÊN THU
[1] Nhân vật chính trong tác phẩm Ngọn Cỏ Gió Đùa của nhà văn Hồ Biểu Chánh, vì quá nghèo khổ mà bất chấp nên bị người đời khinh ghét.
[2] Tham, Sân, Si.
[3] Ca dao Việt Nam.
✽ Vấn Đề Đầu Thai – https://tramthienthu.blogspot.com/2020/07/van-e-au-thai.html
✽ Vấn Đề Ngôn Ngữ –https://tramthienthu.blogspot.com/2021/04/van-e-ngon-ngu.html
✽ Vấn Đề Phục Vụ –https://tramthienthu.blogspot.com/2021/10/van-e-phuc-vu.html
✽ Vấn Đề Bất Công –https://tramthienthu.blogspot.com/2022/04/van-e-bat-cong.html
✽ Vấn Đề Đức Tin –https://tramthienthu.blogspot.com/2022/07/van-e-uc-tin.html
✽ Vấn Đề Trầm Cảm –https://tramthienthu.blogspot.com/2022/09/van-e-tram-cam.html
✽ Vấn Đề Hỏa Ngục –https://tramthienthu.blogspot.com/2014/10/van-e-hoa-nguc.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment