Có rất nhiều lý do có thể khiến người ta có
thể bị trầm cảm, thấy cuộc sống vô nghĩa, và ngày qua ngày như một gánh nặng.
Tôi muốn thảo luận ngắn gọn về hai vấn đề rộng rãi nhưng phổ biến: cái nhìn toàn cầu, Thiên Chúa hoặc ở rất xa hoặc vắng mặt một cách thờ ơ; không có niềm tin hoặc sự cân nhắc về các khía cạnh quảng đại của cuộc sống như bác ái, phụng vụ và cầu nguyện.
Quan điểm này cũng không
tin vào những điều vô hình trong cuộc sống như ý nghĩa, mục đích, tình yêu,
phẩm giá và công ích. Nghĩ rằng các tiên nghiệm đó chỉ là sự hư cấu được dựng
lên và chắc chắn có thể dẫn người ta đến sự trống rỗng và chán nản tận gốc rễ.
Vấn đề còn lại không được giới thiệu một cách
thuyết phục hoặc thường xuyên trải nghiệm cuộc sống có ý nghĩa của tình yêu
đáng tin cậy, sự an toàn và sự trân trọng sâu sắc, hoặc đã từng có những tình
huống đau thương khiến người đó rơi vào tình trạng tuyệt vọng kinh niên hoặc
từng lúc. Sự tuyệt vọng này thường được thúc đẩy bằng cách ít nghĩ đến bản thân,
từ bỏ việc không tìm thấy hy vọng và tình yêu cho chính mình. Có sự cám dỗ như
vậy để cảm thấy không được yêu thương hoặc không thể yêu thương, sự cam chịu
chỉ là gánh nặng cho bản thân và cho người khác.
Đức tin Công giáo của chúng ta là sự đối lập
với hai quan điểm này. Đức tin của chúng ta là một cộng đồng gồm những người
được yêu thương và có thể cố gắng yêu mến Thiên Chúa bằng cả trái tim, linh
hồn, trí óc, sức lực, và yêu thương những người lân cận như chính mình, và yêu
chính mình trong niềm hy vọng. Đức tin liên tục nhắc nhở chúng ta về thực tại
yêu thương và sự gần gũi của Thiên Chúa cũng như việc Ngài ban cho chúng ta cuộc
sống hạnh phúc và vui mừng đời đời. Những người hoài nghi và yếm thế luôn phản
bác quan điểm này, nhưng Giáo hội không bao giờ mệt mỏi trong việc thuyết phục
chúng ta trải nghiệm tình yêu quảng đại bao la của Thiên Chúa.
Một trong những liệu pháp phổ biến cho những
loại bệnh chán nản và tuyệt vọng này, mà phần lớn khoa tâm lý sau khoa thần
kinh (chẳng hạn, Liệu pháp Hành vi Nhận thức và các phương pháp khác) nhấn mạnh,
là xem xét kỹ những suy nghĩ và phản ứng của chúng ta như nguyên nhân dẫn đến
sự tuyệt vọng, và khuyến khích mọi người nghĩ lại về cách suy nghĩ của mình để
ngăn chặn quan điểm thế giới hoặc bản thân khiến người ta tuyệt vọng. Khái niệm
sắp xếp lại nơi chúng ta đặt một cái nhìn khác về các vấn đề của cuộc sống và
cố gắng xem các sự kiện không phải là dấu hiệu về sự kém cỏi của mình, mà là cơ
hội để chúng ta phát triển và vượt qua.
Như khoa thần kinh hiện đại cho biết, nếu
chúng ta thấy chướng ngại vật là vấn đề, sự rắc rối hoặc yêu cầu vô lý, khiến
chúng ta tưởng tượng vấn đề một cách chán nản và giảm các lựa chọn của chúng ta
chỉ còn cảm giác 3 chữ C – Chiến đấu, Chạy trốn, Chán chường. Nhưng rất khó và
đôi khi không thể giải quyết được trở ngại giới hạn trong ba chữ C đó. Vì vậy,
chúng ta có thể nản chí hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể làm như khoa thần
kinh và nhiều vị thánh đã làm bằng cách biến trở ngại thành thách thức đem lại
cơ hội phát triển, thì bộ não và linh hồn của chúng ta sẽ vượt xa 3 chữ C, và
cho phép chúng ta nhìn thấy cơ hội phát triển giữa thử thách. Để thu hút cảm
giác hy vọng, niềm tin và tình yêu, về điều kỳ diệu và cơ hội, vui mừng về các triển
vọng phát triển và vượt qua. Cuộc sống không chỉ đẩy tảng đá Sisyphus lên đồi,
mà là cơ hội và thậm chí là đấu tranh cho sự phát triển hướng dẫn, theo ý muốn
của Thiên Chúa, để đạt được hạnh phúc vô hạn.
Ngoài việc mở rộng suy nghĩ của chúng ta,
Giáo hội và tâm lý học hiện đại cũng tái tạo năng lượng cho khả năng cảm nhận
khác biệt và lành mạnh của chúng ta. Theo sự khôn ngoan, Giáo hội luôn coi cảm
xúc trung lập về mặt đạo đức. Chúng vốn dĩ không là tội lỗi hay dấu hiệu cho
thấy chúng ta tồi tệ thế nào. Chính cách chúng ta cư xử liên quan các cảm giác
đó cho thấy chúng ta đang phát triển trong sự thánh thiện hay tội lỗi, trong hy
vọng hay tuyệt vọng. Có những can thiệp tuyệt vời về mặt tâm lý để giúp chúng
ta vượt qua những tổn thương làm thu hẹp phản ứng cảm xúc của chúng ta và có
thể mở rộng các lựa chọn của chúng ta từ phản ứng được kích hoạt đến phản ứng
yêu thương và quan tâm, nếu chúng ta có thể nhận được sự trợ giúp mà khoa tâm
lý tốt có thể đem lại.
Đức tin Công giáo và tâm lý Công giáo không
khuyến khích chúng ta chạy trốn các vấn đề, nhưng hỗ trợ và khuyến khích chúng
ta nhìn mọi thứ theo quan điểm của Thiên Chúa đang ở với chúng ta và yêu thương
chúng ta. Người Công giáo chúng ta đã điều chỉnh 2.000 năm qua: chúng ta coi kẻ
thù như người xứng đáng với tình yêu của chúng ta; chúng ta xem sự khủng khiếp
của thập giá là sự cứu rỗi của chúng ta, chúng ta xem bánh rượu là máu thịt
sống động, linh hồn và thần tính của Đức Kitô đến trong cuộc sống của chúng ta
và biến đổi chúng ta. Đức Kitô luôn luôn kết hợp sự chữa lành với tình yêu và
sự khôn ngoan của Ngài. Ngài luôn dành thời gian để chữa lành những căn bệnh về
thể lý và giúp chúng ta phát triển từ chúng và thường xuyên vượt qua chúng. Vì
vậy, lẽ tự nhiên là Giáo hội sẽ quan tâm tâm trí, linh hồn, hạnh phúc và phúc
lợi của con người, hỗ trợ các dự án sức khỏe tinh thần của Công giáo như ngày
nay.
Chữa lành và hy vọng, niềm tin và sự trưởng
thành, hãy tín thác vào Chúa và tin tưởng người khác là bí quyết để vượt qua sự
tuyệt vọng, đồng thời yêu cầu chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và gắn bó với cuộc
sống như thể chúng ta được Thiên Chúa, Đấng yêu thương, hằng hỗ trợ từng giây phút.
Nước Thiên Chúa đã đến gần và vẫn là tin vui giúp chúng ta vượt qua sự chán nản
và tuyệt vọng.
ART BENNETT
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment