Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

TRAU DỒI KINH THÁNH

Tôi tự hỏi: “Có thể điều này thực sự đơn giản chăng?”

Tôi đã từng dành cả giờ đồng hồ với một nhóm bạn cùng tìm hiểu một đoạn Kinh Thánh. Chúng tôi cùng nhau tìm hiểu chương 2 của sách Sáng Thế. Đây không là đoạn Kinh Thánh xa lạ, vì tôi đã đọc nhiều lần, nhưng đôi khi tôi vẫn ngạc nhiên về những điều mới lạ đối với tôi.

Đã từ lâu, tôi đấu tranh với việc kiên trì đọc Kinh Thánh. Tôi biết điều này tốt cho tôi. Tôi biết điều này quan trọng. Tôi biết việc hấp thụ Kinh Thánh ảnh hưởng cách tôi nhìn và tương tác với những người xung quanh tôi.

Nhưng tôi hiếm khi kiên định trong lĩnh vực này. Sau khi đọc đi đọc lại một đoạn Kinh Thánh, tôi không biết cách nhìn các câu tương tự với cách nhìn mới.

Tuần tiếp theo, tôi mở Phúc Âm theo Thánh Gioan, chương I, chương này đầy những câu tương tự. Sử dụng bản đại cương mà các bạn tôi đã dùng tuần trước, tôi nghiền ngẫm 18 câu đầu. Tôi ngạc nhiên về sắc thái của một số đoạn mà tôi luôn bỏ qua.

Dạng mà chúng tôi sử dụng dựa vào bản đại cương nghiên cứu đã được người ta phát triển, dùng cho việc nghiên cứu cá nhân hoặc theo nhóm, với mức đơn giản để những người muốn phát triển tâm linh và các tân tòng có thể sử dụng dễ dàng.

Đây là những điềm cần thiết:

1. Chọn một đoạn Kinh Thánh. Các câu chuyện có tác dụng tốt, nhưng các đoạn ngắn trong các thư cũng có tác dụng tốt.

2. Đọc đoạn Kinh Thánh đó riêng hoặc chung. Cố gắng không lướt qua nhanh, nhất là nếu đoạn đó giống với bạn. Hãy đọc chăm chú.

3. Có thể tóm lược đoạn Kinh Thánh theo cách của mình? Điều gì xảy ra trong đoạn đó? Đừng giải thích ý nghĩa của đoạn đó, hãy tóm tắt các sự kiện hoặc sứ điệp.

4. Đoạn Kinh Thánh đó dạy chúng ta điều gì về Thiên Chúa? Cách hiểu này có thể là những câu đơn giản, trực tiếp trích từ đoạn đó. Đó có thể là cách quan sát một bức tranh lớn, đặt những gì nói về Thiên Chúa có trong đoạn đó theo cảnh của bức tranh Kinh Thánh.

5. Đoạn Kinh Thánh đó dạy chúng ta điều gì về con người? Cách quan sát này có thể được trích từ đoạn đó, hoặc có thể bao gồm cách quan sát rộng lớn hơn.

6. Bạn sẽ làm gì hoặc nghĩ gì khác trong tuần này? Cách hiểu của bạn thế nào sau khi đọc đoạn đó? Cách quan sát của bạn có ảnh hưởng cách bạn nhìn Thiên Chúa? Cách nhìn chính bạn? Cách đó có ảnh hưởng cách bạn đáp lại Ngài?

7. Bạn sẽ cho ai biết điều bạn đã biết? Đôi khi điều Thiên Chúa dạy bạn qua Kinh Thánh cũng có thể là điều quan trọng đối với những người ở xung quanh bạn. Hãy tiếp tục thảo luận với người khác!

Cuối cùng, hãy ghi nhớ lời nhắn nhủ của Thánh Giêrônimô: “Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô.” Cũng đừng quên điều này: “Biết Kinh Thánh là thuốc giải trừ các tà thuyết.” (J.C. Ryle) Kinh Thánh thật đặc biệt, đúng như cố TT Abraham Lincoln nhận xét: “Kinh Thánh là món quà Thiên Chúa ban tặng cho nhân loại.”

EMILIE VINSON

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ cru.org)

 Trau Dồi Kiên Nhẫn – https://tramthienthu.blogspot.com/2021/07/trau-doi-tinh-kien-nhan.html
 Sống Viên Mãn – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/06/song-vien-man.html
 Sống Hiệp Thông – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/05/song-hiep-thong.html
 Sống Dồi Dào – https://tramthienthu.blogspot.com/2013/10/song-doi-dao.html
 Dồi Dào Sức Sống – https://tramthienthu.blogspot.com/2019/06/doi-dao-suc-song.html
 Đừng Sợ! – https://tramthienthu.blogspot.com/2019/12/ung-so.html
 Sống Khỏe Mạnh Theo Kinh Thánh
     https://tramthienthu.blogspot.com/2014/12/song-khoe-manh-theo-kinh-thanh.html
 Cấp Cứu – https://tramthienthu.blogspot.com/2020/08/cap-cuu.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment