Thánh Phaolô nói: “Đức Kitô đã tự hiến tế chỉ một lần, để xóa bỏ tội lỗi muôn người. Ngài sẽ xuất hiện lần thứ hai, nhưng lần này không phải để xóa bỏ tội lỗi, mà để cứu độ những ai trông đợi Ngài.” (Dt 9:28) Những lời này diễn tả sự cuối cùng. Đức Kitô đã được dâng lên một lần, Ngài không được đề nghị hai hoặc ba lần. Được dâng lên ai? Dâng lên Chúa Cha. Tại sao? Để tội lỗi của chúng ta được lấy đi. Tội lỗi có nghiêm trọng tới mức Con Thiên Chúa phải chuộc tội hay không? Chắc chắn không có gì chúng ta làm là quan trọng chăng? Chính chúng ta đánh giá thấp phẩm giá của mình, vì chúng ta phạm tội phản nghịch với Chúa Cha, Đấng đã thiết lập phẩm giá của mỗi người chúng ta ngay từ đầu.
Hơn nữa, việc Đức Kitô được hiến tế có mục
đích – “xóa bỏ tội lỗi của nhiều người.” Chúng ta nghe rằng Đức Kitô xóa bỏ mọi
tội lỗi, nhưng cách diễn đạt trong tiếng Do Thái có lý của nó. Chúa Kitô đến để
“phán xét” kẻ sống và kẻ chết. Tội lỗi của chúng ta không được lấy đi nếu không
có sự can thiệp của chúng ta. Chúng ta cũng phải thừa nhận sự rối loạn của
chính mình. Sự thừa nhận này không thể bị ép buộc, phải được tự do. Ở đây người
ta có thể nói rằng Thiên Chúa “bất lực” trước ý muốn của chúng ta chống lại
Ngài. Chính Ngài không vi phạm luật lệ của Ngài đã đặt trong chúng ta.
Đức Kitô sẽ hiện ra lần thứ hai. Tại sao? Để
phán xét kẻ sống và kẻ chết. Chúng ta chấp nhận sự thật của tuyên bố này không
phải vì chúng ta thấy nó, mà bởi vì nó tạo một phần của toàn bộ trật tự mà
trong đó sự tồn tại của Chúa Kitô được thiết lập là sự thật. Lần thứ hai Ngài
sẽ không “xóa bỏ tội lỗi chúng ta.” Sự phán xét này đã được thực hiện. Chúng ta
có thể chọn ở lại trong tội hoặc tìm kiếm sự tha thứ từ Đấng duy nhất có thể
tha thứ.
Chúng ta tìm thấy “sự háo hức” khi nhận ra
rằng tội lỗi đã bị xét xử và được tha thứ. Chúng ta phải nhận được “sự cứu rỗi.”
Sự cứu rỗi này là gì? Đó là kết quả của “kế hoạch thay thế,” có thể nói là do
tội lỗi ban đầu của con người – Tội Nguyên Tổ. Thiên Chúa không có ý muốn sự
chết và tội lỗi, mặc dù Ngài có ý định mời gọi con người tham gia vào đời sống
nội tâm của Ngài. Sự tham gia này là lý do cho sự sáng tạo ban đầu của Ngài.
Nhưng bản chất bên trong của Thiên Chúa là không ai có thể thuộc về nó trừ khi
được mời và được chọn. Chúng ta thường thắc mắc về điều này bởi vì sự lựa chọn
liên quan phản ứng của chính chúng ta đối với tình yêu mà chúng ta được tạo
dựng ban đầu.
Những gì xảy ra vào Thứ Sáu Tuần Thánh đôi
khi được gọi là Felix Culpa – Tội Hồng Phúc. Có thể nói rằng chúng ta đã được ban
cho cơ hội thứ hai. Nhưng cơ hội thứ hai này liên quan việc Nhập Thể của Ngôi
Hai – Logos, Ngôi Lời. Thiên Chúa không ép buộc chúng ta phải chấp nhận những
gì Ngài muốn nơi chúng ta. Tình yêu của chúng ta không thể bị ép buộc mà vẫn
như vậy. Nó phải được tự do.
Quang cảnh Thứ Sáu Tuần Thánh vừa là sự chuộc
tội mà chúng ta không thể tự mình thực hiện, vừa là dấu chỉ cho chúng ta thấy
cuộc sống của chúng ta quan trọng như thế nào. Bài Tôn Kính Thánh Giá Thứ Sáu
Tuần Thánh có điệp khúc này: “Đây là Cây
Thánh Giá, nơi treo Đấng cứu độ trần gian.” Chúng ta phải “ngắm nhìn.” Nhìn
cái gì? Nhìn Thánh Giá. Tại sao Thánh Giá quan trọng? Bởi vì Đấng Cứu Độ của
chúng ta bị treo trên đó, theo hình thức hành quyết khủng khiếp nhất của người
La Mã. Tuy nhiên, nhiều người không muốn nhìn thấy. Họ không thể chấp nhận con
đường này như “sự cứu rỗi” của mình. Nhưng đó là điều duy nhất mà bất cứ ai
cũng được ban tặng, điều phù hợp nhất với bản chất và điều kiện của chúng ta.
Một điệp ca Thứ Sáu Tuần Thánh nói: “Chúng con thờ lạy Chúa, chúng con suy tôn
Thánh Giá của Chúa, chúng con ca ngợi sự Phục Sinh của Ngài. Qua Thập Giá, Chúa
đã đem lại niềm vui cho thế giới.” Rõ ràng Thánh Giá này không chỉ nói đến
sự phục sinh. Nó đem lại “niềm vui” cho thế giới. Nó đem lại “niềm vui” gì?
Chắc chắn rằng việc theo sau Thập Giá là sự Phục Sinh. Cũng là niềm vui khi
biết rằng chúng ta được cứu chuộc. Khi biết điều này, chúng ta không cần phải
lang thang khắp thế giới để tìm kiếm sự cứu rỗi nào khác.
Không gì mô tả thế giới của chúng ta tốt hơn
một nơi bị xé nát đang tìm kiếm ơn cứu độ khác hơn ơn cứu độ này, ơn cứu độ
được ban trên Thập Giá. Nhưng nó được cung cấp, không phải ra lệnh. Chúng ta
được đối xử rất cẩn thận. Chúng ta không thể được cứu nếu không hợp tác với ân
sủng được ban cho mình. Tất cả đều được cứu trên Thập Giá, nhưng không phải tất
cả mọi người đều chấp nhận điều đó.
Không vở kịch nào của con người quan trọng
hơn vở kịch này. Không ai cho chúng ta biết rõ hơn chính chúng ta. Không ai tôn
trọng quyền tự do thừa nhận điều đó của chúng ta. Cái giá của việc từ chối là
chỉ có thế giới này cho riêng mình. Địa ngục được hình dung là hình phạt. Nhưng
tốt hơn nên hiểu đó là sự đần độn, ngu xuẩn, không chịu đón nhận những niềm vui
mà chúng ta được ban tặng qua Thập Giá.
JAMES V. SCHALL, S.J.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ TheCatholicThing.org)
Tuần
Thánh – 2024
✽ Chúa Giêsu Có Bị Đóng Đinh & Chết?
https://tramthienthu.blogspot.com/2015/03/chua-giesu-co-bi-ong-inh-va-chet.html
✽ Cô Đơn – https://tramthienthu.blogspot.com/2016/08/co-on.html
✽ Hướng Về
Tuần Thánh – https://tramthienthu.blogspot.com/2016/03/huong-ve-tuan-thanh.html
✽ Tâm Tình Tuần Thánh – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/04/tam-tinh-tuan-thanh.html
✽ Tam Nhật Vượt Qua – https://tramthienthu.blogspot.com/2018/03/tam-nhat-vuot-qua.html
✽ Thứ Năm Tuần Thánh – https://tramthienthu.blogspot.com/2024/03/thu-5-tuan-thanh.html
✽ Bạn Biết Gì Về Thứ Sáu Tuần Thánh?
✽ Những Điều Chưa Biết về Thứ Bảy TT
✽ Chúa Nhật Phục Sinh – https://tramthienthu.blogspot.com/2019/04/chua-nhat-phuc-sinh.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment