✽ Đối Thoại Mùa Chay – https://tramthienthu.blogspot.com/2024/03/oi-thoai-mua-chay.html
✽ Nhìn Lên Thánh Giá – https://tramthienthu.blogspot.com/2024/03/nhin-len-thanh-gia.html
✽ Chúa Giêsu Hấp Hối Trong Vườn Dầu
https://tramthienthu.blogspot.com/2021/03/chua-giesu-hap-hoi-trong-vuon-dau.html
✽ Quyền Lực & Hèn Nhát
https://tramthienthu.blogspot.com/2019/03/quyen-luc-va-hen-nhat.html
✽ Lệnh Truy Nã Đặc Biệt
https://tramthienthu.blogspot.com/2017/03/lenh-truy-na-ac-biet.html
✽ Tuyên Án – https://tramthienthu.blogspot.com/2014/03/tuyen-an.html
✽ Trăn Trối – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/04/tran-troi.html
Laudetur Jesus Christus – Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô – Bỏ Thầy, con biết theo ai? Thầy mới có lời ban sự sống – Lord, to whom shall we go? You have the words of eternal life. (Jn 6:68) – Lạy Chúa Giêsu, con TÍN THÁC vào Ngài! Jesus, I trust in You! – Lạy Chúa, này con đến để thực thi ý Ngài. (Dt 10:7 & 9) – Xin thương xót con là tội nhân. – Be merciful, O Lord, for I have sinned. (Ps 51) – God bless! Deo Gratias! – Đừng vì kính mến Chúa mà chống đối người khác. (Châm ngôn Pháp)
Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017
LÀM PHÚC CÓ... TỘI!
Người ta vẫn thường nói: “Làm phúc phải tội.” Một câu tương đương
khác: “Làm ơn mắc oán.” Thậm chí người
ta còn so sánh: “Cứu vật, vật trả ơn; cứu
nhân, nhân trả oán.” Nếu như vậy thì con người không bằng con vật. Và chắc
hẳn rằng chẳng ai xa lạ gì với các kiểu nói “nhoi nhói” như vậy. Làm phúc mà có
tội, làm ơn mà bị oán. Ôi, thế thái nhân tình, thế gian nó gian thế đấy!
Trình thuật Ga 5:1-3a, 5-16 có đề
cập vấn đề này. Thánh Gioan kể…
Sau
đó, nhân dịp lễ của người Do Thái, Đức Giêsu lên Giêrusalem. Tại Giêrusalem,
gần Cửa Chiên, có một hồ nước, tiếng Hípri gọi là Bếtdatha (Bếtsaiđa). Hồ này có năm
hành lang. Nhiều người đau ốm, đui mù, què quặt, bất toại nằm la liệt ở đó.
Ở
đó, có một người đau ốm đã ba mươi tám năm. Đức Giêsu thấy anh ta nằm đấy và
biết anh sống trong tình trạng đó đã lâu thì nói: “Anh có muốn khỏi bệnh
không?” Bệnh nhân đáp: “Thưa Ngài, khi nước khuấy lên, không có người đem tôi
xuống hồ. Lúc tôi tới đó thì đã có người khác xuống trước mất rồi!” Đức Giêsu
bảo: “Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi!”. Người ấy liền được khỏi bệnh, vác
chõng và đi được. Hôm đó lại là ngày sabát.
Người
Do Thái mới nói với kẻ được khỏi bệnh: “Hôm nay là ngày sabát, anh không được
phép vác chõng!” Nhưng anh đáp: “Chính người chữa tôi khỏi bệnh đã nói với
tôi: Anh hãy vác chõng mà đi!” Họ hỏi anh: “Ai là người đã bảo anh vác chõng
mà đi?” Nhưng người đã được khỏi bệnh không biết là ai. Quả thế, Đức Giêsu đã
lánh đi, vì có đám đông ở đấy. Sau đó, Đức Giêsu gặp người ấy trong Đền Thờ và
nói: “Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn
trước!” Anh ta đi nói với người Do Thái: Đức Giêsu là người đã chữa anh khỏi
bệnh. Do đó, người Do Thái chống đối Đức Giêsu, vì Người hay chữa bệnh ngày
sabát.
Là Kitô hữu, cách riêng là tín hữu
Công giáo, ai cũng biết rõ rằng Chúa Giêsu là Đấng giàu lòng thương xót, luôn
chạnh lòng thương những người hèn mọn, bé nhỏ, khốn khổ (hồn và xác), thậm chí
Ngài cũng không ngại lân la tới gần những kẻ bị xã hội chê trách hoặc lánh xa,
những người bị người ta công khai coi là xấu xa, là “phường tội lỗi.”
Làm điều xấu mà bị người ta ghét
đã đành, làm phúc hoặc làm ơn mà cũng bị người ta ghét. Điều đó chứng tỏ rằng
không thể làm vừa lòng mọi người. Nghèo thì bị khinh, giàu thì bị ghét, dốt thì
bị đì, giỏi thì bị triệt. Cỡ nào cũng… chết. Chết chắc!
Đau ốm vài ngày cũng đủ cảm thấy
mệt mỏi lắm rồi, huống chi bệnh nhân nằm chờ ở hồ Bết-da-tha kia đã chịu đựng
bệnh tật hành hạ suốt ba mươi tám năm. Nửa đời người rồi chứ ít gì! Chúa Giêsu
thấy anh ta bị như vậy nên Ngài chạnh lòng thương. Ngài hỏi vì muốn anh ta có
dịp xác định niềm tin, chứ Ngài biết rõ là anh ta rất muốn thoát cảnh “tù sống”
như thế. Có ai lại không muốn khỏi bệnh? Bị bệnh nặng thì sống mà có khác chi
chết đâu? Cái gì cũng phải nhờ người khác, buồn lắm. Mà nào chỉ như vậy, nhờ
người ta mà người ta vui vẻ giúp thì còn được an ủi. Chắc chắn có những lúc anh
rất khổ tâm vì bị người ta mỉa mai, xa lánh, nguyền rủa,… Cuộc sống cho chúng
ta thấy điều đó. Đã và đang không ít người thân đã khó chịu hoặc miễn cưỡng khi
giúp người thân bị bệnh tật hoặc già yếu.
Có câu danh ngôn thế này: “Đừng cố gắng trở thành người thành công, mà
hãy cố gắng trở thành người có giá trị.” Thật chí lý! Tuy nhiên, người ta
chỉ thích là người thành công và nổi tiếng, vì được tán dương, chứ mấy ai thực
sự mong muốn trở thành người hữu ích và có giá trị – cho chính mình và cho tha
nhân?
Quả thật, đúng như Chúa Giêsu đã
từng nguyền rủa nhóm Pharisêu (Biệt Phái), các Kinh Sư và giới Luật Sĩ là giả
hình, là mồ mả tô vôi, cùng với các lời chúc dữ: “Khốn cho quý vị…!” (x. Mt 23:13-32; Mc
12:40; Lc 6:24-26; Lc 11:39-48; Lc 20:47) Ước mong không ai trong chúng
ta phải chịu lời nguyền rủa nào nặng nề như vậy!
Chúa Giêsu luôn làm phúc và làm
ơn, thế nhưng lại bị người ta ghét cay ghét đắng, ghét đến nỗi họ đã “đồng hóa”
Ngài với những tên tội phạm khét tiếng và nguy hiểm nhất trong xã hội loài
người, thậm chí Ngài còn bị họ rắp tâm a dua với nhau, quyết liệt phản đối và đòi
giết chết Ngài bằng hình phạt ghê gớm nhất thời đó: đóng đinh vào thập giá. Quả
thật, họ đã coi tử tội Baraba còn “tốt lành” hơn Chúa Giêsu, vì thế họ mới tha
tội chết cho hắn mà lại kết án tử đối với Ngài. Thật tồi tệ!
Cuộc đời cho chúng ta thấy rằng người
ta ưa bề ngoài, thích bề nổi, khoái hình thức, tương tự kiểu giả hình nhưng là
loại “giả hình tinh vi.” Dù không là Kitô hữu, nhưng Khổng Tử có 7 lời khuyên độc
đáo này:
1. Tâm còn chưa thiện, phong thủy
vô ích.
2. Bất hiếu cha mẹ, thờ cúng vô
ích.
3. Anh em bất hòa, bạn bè vô ích.
4. Làm việc bất chính, đọc sách
vô ích.
5. Làm trái lòng người, thông
minh vô ích.
6. Không giữ nguyên khí, thuốc bổ
vô ích.
7. Thời vận không thông, mưu cầu
vô ích.
Mẹ Thánh Teresa Calcutta chia sẻ:
“Không phải tất cả chúng ta đều làm được
những điều vĩ đại. Nhưng chúng ta có thể làm những điều nhỏ nhặt với tình yêu
vĩ đại. Việc tốt là những mắt xích tạo nên sợi xích tình yêu. Lời tử tế ngắn
gọn dễ nói nhưng âm vang của nó thực sự vô tận. Việc tốt bạn làm hôm nay sẽ bị
quên lãng vào ngày mai, nhưng dù sao thì bạn hãy cứ làm việc tốt.” Những ý
tưởng rất giản dị, dễ hiểu, thế nhưng lại vô cùng thâm thúy!
Xin được ghi lại lời khắc trên
nền cũ của Đại Giáo Đường Liibeek (Đức) như một lời nhắc nhở và cảnh báo Chúa
Giêsu dành cho mỗi chúng ta – đặc biệt trong Mùa Chay Thánh này:
Con
gọi Ta là Tôn Sư nhưng con chẳng vâng lời Ta.
Con
gọi Ta là Ánh Sáng nhưng con chẳng thèm nhìn Ta.
Con
gọi Ta là Chính Lộ nhưng con chẳng thèm đi trên đó.
Con
gọi Ta là Nguồn Sống nhưng con chẳng ước muốn Ta.
Con
gọi Ta là Thượng Trí nhưng con chẳng theo Ta.
Con
gọi Ta là Tuyệt Mỹ nhưng con chẳng yêu Ta.
Con
gọi Ta là Phú Quý nhưng con chẳng xin Ta.
Con
gọi Ta là Vĩnh Cửu nhưng con chẳng tìm Ta.
Con
gọi Ta là Ân Sủng nhưng con chẳng tin Ta.
Con
gọi Ta là Quyền Quý nhưng con chẳng phục vụ Ta.
Con
gọi Ta là Uy Quyền nhưng con chẳng tôn vinh Ta.
Con
gọi Ta là Công Chính nhưng con chẳng bảo dưỡng Ta.
Con
gọi Ta là Thiên Chúa nhưng con chẳng thờ lạy Ta.
Con
gọi Ta là Tình Yêu nhưng con chẳng khao khát Ta.
Con
gọi Ta là Dũng Lực nhưng con chẳng kính sợ Ta.
Con
gọi Ta là Đấng Thánh nhưng con chẳng noi gương Ta.
Con
gọi Ta là Nhân Lành nhưng con chẳng tự hạ.
Nếu Ta kết án con, con không thể trách Ta được!
Lạy
Thiên Chúa, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con
nên chung thủy. Xin đừng nỡ đuổi con không cho gần Nhan Thánh, đừng cất khỏi
lòng con Thần Khí Thánh của Ngài. Xin ban lại cho con niềm vui vì được Ngài cứu
độ, và lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng con. (Tv 51:12-14)
TRẦM THIÊN THU
Miền Chay Tịnh – 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment