Ai cũng phải cầu nguyện – cầu nguyện liên lỉ, không ngơi nghỉ, nhưng chớ rên rỉ, và đừng ích kỷ.
Cầu nguyện là hơi thở của tín nhân. Cầu nguyện là điều rất cần, vì đó là phương thế giúp con người thoát khỏi bẫy cám dỗ của ma quỷ. (Mc 14:38; Lc 22:40; Lc 22:46) Cầu nguyện còn “nâng cao” giá trị con người. Nhà vật lý kiêm toán học André-Marie Ampère (1775-1836) nói: “Chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện.” Nhà vật lý kiêm toán học Blaise Pascal (1623-1662) nói: “Con người vĩ đại khi họ cầu nguyện.”
Thánh Anphong Liguori cho biết: “Ai không bỏ cầu nguyện thì chẳng thể kéo
dài thói quen xúc phạm đến Thiên Chúa.” Thánh Faustina, nữ tu người Ba Lan,
đã có những thị kiến thần bí về Chúa Giêsu Kitô vào đầu thế kỷ 20, và đã viết
trong Nhật Ký về bốn loại người cần cầu nguyện nhất.
1. Phải cầu nguyện đối với một linh hồn tinh khiết
và xinh đẹp, nếu không sẽ mất vẻ đẹp đó.
2. Phải cầu nguyện đối với một linh hồn đang cố
gắng để có sự tinh khiết, nếu không sẽ chẳng bao giờ đạt được.
3. Phải cầu nguyện đối với một linh hồn mới
được hoán cải phải cầu nguyện, nếu không sẽ lại sa ngã.
4. Phải cầu nguyện đối với một linh hồn tội
lỗi, đắm chìm trong tội lỗi, để có thể lại đứng dậy mà vươn lên.
Thánh Faustina giải thích: “Một linh hồn tự vũ trang bằng lời cầu
nguyện cho mọi hình thức chiến đấu. Linh hồn ở bất cứ trạng thái nào cũng phải
cầu nguyện. …Không có linh hồn nào không bắt buộc phải cầu nguyện, vì mọi ân
sủng đều đến với linh hồn qua lời cầu nguyện.” (Nhật Ký, 146)
Mặc dù việc cầu nguyện có thể khó khăn, nhưng
điều quan trọng là phải kiên trì và tiếp tục đời sống cầu nguyện của bạn, trông
cậy vào Chúa để nhận được tất cả ân sủng mà bạn cần.
Thánh Mark khổ tu cho biết: “Bằng việc cầu nguyện và cậy trông, chúng ta
hãy gắng sức xua đi mọi ưu tư trần thế. Nhưng nếu chúng ta không thể làm được
như thế để đạt đến trọn lành, chúng ta hãy thưa với Thiên Chúa về những khiếm
khuyết của chúng ta và đừng bao giờ từ bỏ việc siêng năng cầu nguyện. Bởi vì bị
trách cứ về những thiếu sót thường xuyên thì vẫn còn hơn là sự chểnh mảng hoàn
toàn.”
Dù tội lỗi thế nào cũng đừng bao giờ bỏ cầu
nguyện. Cầu nguyện rất hữu ích, bởi vì “CẦU NGUYỆN là chìa khóa mở kho tàng của
Thiên Chúa.” (Thánh Lm Piô Năm Dấu) Do đó, nhờ lời CẦU NGUYỆN mà linh hồn nhận được
ơn Chúa.
Là người công chính, nhưng Thánh Gióp vẫn khiêm
nhường nói: “Xin vui lòng chỉ giáo, rồi
tôi sẽ lặng thinh, tôi sai ở chỗ nào, xin chỉ cho tôi thấy.” (G 6:24) Ông chân thành thân
thưa với Thiên Chúa: “Con đã phạm bao
nhiêu tội lỗi? Bao nhiêu lần con đã phản nghịch, đã đắc tội với Ngài, xin cho
con được biết.” (G 13:23) Và ông thề hứa với Ngài: “Con xin nhận tội, điều gian ác, con sẽ không dám làm. Xin chỉ cho con
điều con không thấy, nếu con đã bất công, con sẽ không tái phạm.” (G
34:31-32)
Đọc kinh là một cách
cầu nguyện, nhưng cầu nguyện không nhất thiết phải đọc kinh, mà là tâm sự và trò
chuyện thân mật với Thiên Chúa – Đấng là Cha nhân lành và giàu lòng thương xót.
TRẦM THIÊN THU
Mùa
Chay – 2023
✽ Tuần Thánh – https://tramthienthu.blogspot.com/2016/03/huong-ve-tuan-thanh.html
✽ Cách Tập Trung Cầu Nguyện – https://tramthienthu.blogspot.com/2014/07/cach-tap-trung-cau-nguyen.html
✽ Cầu Nguyện Buổi Tối
✽ Cầu Nguyện Cho Nhau – https://tramthienthu.blogspot.com/2023/03/cau-nguyen-cho-nhau.html
✽ Cầu Nguyện Khi Thất Vọng – https://tramthienthu.blogspot.com/2023/03/cau-nguyen-khi-that-vong.html
✽ Cầu Nguyện Để Khỏi Thất Vọng
✽ Cầu Nguyện Liên Lỉ – https://tramthienthu.blogspot.com/2014/02/cau-nguyen-lien-li.html
✽ Cầu Nguyện Vì Cái Gì? – https://tramthienthu.blogspot.com/2013/08/cau-nguyen-vi-cai-gi.html
✽ Nguyên Tắc Cầu Nguyện – https://tramthienthu.blogspot.com/2013/08/nguyen-tac-cau-nguyen.html
✽ Quá Tội Lỗi Nên Không Thể Cầu Nguyện?
✽ Sức Mạnh Cầu Nguyện – https://tramthienthu.blogspot.com/2016/12/suc-manh-cua-loi-cau-nguyen.html
✽ Tại Sao Cần Cầu Nguyện? – https://tramthienthu.blogspot.com/2016/03/tai-sao-can-cau-nguyen.html
✽ Tại Sao Cầu Nguyện Không Được Nhậm Lời?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment