Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2021

LỜI HỨA MÂN CÔI

Một ký giả viết: “Tôi không biết một lúc nào đó bạn có dám phê bình một số các lời hứa tâm linh này được coi là gắn liền với các kinh nguyện hoặc lòng tôn sùng nào đó hay không. 15 lời hứa của Kinh Mân Côi có vẻ là ví dụ phổ biến nhất, nhưng dĩ nhiên còn hơn thế nữa.”

Có nhiều vấn đề, nhưng ở đây chúng ta nhìn vào những cái được coi là 15 lời hứa của Kinh Mân Côi.

Trước hết, đây là văn bản phổ biến. Trước khi đi xa hơn, tôi nên nhận xét về câu có trong lời hứa thứ nhất, vì nó không được sử dụng phổ biến ngày nay và làm ngạc nhiên nhiều người đã đọc hết lần đầu tiên. Theo lời hứa thứ nhất, những người thành kính đọc Kinh Mân Côi sẽ nhận “ân sủng tín hiệu” (signal graces). Ân sủng tín hiệu là gì?

Thuật ngữ tín hiệu hoặc dấu hiệu (signal), được dùng làm tính từ, không phổ biến trong Anh ngữ đương thời, nhưng có nghĩa là “trứ danh,” “đáng chú ý” (notable), “khác thường,” “hiếm thấy” (x. Merriam-Webster Dictionary). Vậy “ân sủng tín hiệu” có nghĩa là “ân sủng khác thường” (notable graces) hoặc “ân sủng không bình thường” (unusual graces).

Theo bình thường, 15 lời hứa Mân Côi “được trao cho thánh Đa Minh và chân phước Alan.” Thánh Đa Minh là người quen thuộc, nhưng CP Alan ít được biết đến. Ngài tên là Alanus de Rupe, còn gọi là Alain de la Roche, và các tên khác. Ngài sống trong những năm 1400, hơn 200 năm sau thời thánh Đa Minh. Ngài được mạc khải tư (private revelation) về những điều trong cuộc đời thánh Đa Minh, kể cả mạc khải về 15 lời hứa. Đây là lý do 15 lời hứa được coi là “được trao cho thánh Đa Minh và CP Alan.” Chúng ta không có chứng cớ – trừ CP Alan – về việc thánh Đa Minh nhận các lời hứa này. Vấn đề liên quan mức độ khả tín trong mạc khải tư của CP Alan.

ĐÁNG TIN MỨC NÀO?

Hình như không có tài liệu quan trọng nào liên quan vấn đề này. Ít nhất là những người bảo vệ 15 lời hứa này có vẻ không xác định tài liệu nào chứng thực (và cũng không có tài liệu nào của các Công đồng). Có thể có một số tài liệu không dùng Anh ngữ, nhưng cho tới khi các tài liệu như vậy có thể được xác định là có vẻ không là các lời hứa được Giáo hội chấp nhận ở mức toàn cầu.

MỨC ĐỊA PHƯƠNG THÌ SAO?

Ở đây những người ủng hộ 15 lời hứa đã xác định điều này: một cuốn sách nhỏ in các lời hứa đó với imprimatur ghi: “Patrick J. Hayes DD, TGM New York.” Cuốn này có thể được trích dẫn từ một tài liệu trước đó có imprimatur của TGM Hayes.

Imprimatur nghĩa là “giáo quyền cho phép in ấn,” không hề ghi ngày tháng, trừ tên Đức TGM Hayes của TGP New York từ 1919 tới 1938, vậy có lẽ nó được phép in trong thời gian này.

IMPRIMATUR NHƯ VẬY ĐÁNG TIN MỨC NÀO?

Thực sự là không nhiều. Imprimatur không có nghĩa là điều gì đó đúng, và không tương tự hoặc tương đương với với sự khẳng định của Giáo hội rằng mạc khải tư là xác thực. Là một TGM sống sau  sau CP Alan gần 500 năm, ở một quốc gia chưa được phát hiện trong thời CP Alan, ĐHY Hayes sẽ không có quyền hạn để phán đoán tính xác thực của mạc khải tư của CP Alan. Imprimatur của ngài phải được hiểu theo cách imprimatur bình thường trong thời đó.

ĐIỀU ĐÓ LÀ GÌ?

Giáo luật (Code of Canon Law) năm 1917 có hiệu lực trong thời TGM Hayes với tư cách là TGM New York, và theo Giáo luật này (như ngày nay, Giáo luật năm 1983), có 2 giai đoạn mà một tài liệu sẽ được kiểm duyệt bởi người kiểm duyệt sách lúc đó giới thiệu với đấng bản quyền (trong trường hợp này là ĐHY Hayes) để sách được in. Khi đưa ra quyết định tán thành, người kiểm duyệt ghi là “nihil obstat,” theo tiếng Latin là “không có gì ngăn trở” – tức là không có gì trong sách đó gây cản trở việc in ấn. Để đáp lại, lúc đó đấng bản quyền (khác với những trường hợp khác thường) sẽ cho imprimatur – tiếng Latin nghĩa là “được phép in.”

Hiện nay, Giáo luật năm 1917 rõ ràng hơn về tiêu chí tùy những gì người kiểm duyệt cho nihil obstat:

Giáo Luật Năm 1393

§2. Người kiểm duyệt đảm trách chức vụ, không chiếu cố người nào, sẽ lưu ý tín lý và giáo lý theo các tín điều của Hội đồng hoặc Hiến pháp Tòa thánh hoặc quy định và nghĩ về các tiến sĩ được chấp nhận.

§3. Người kiểm duyệt được chọn từ các giáo sĩ xét theo tuổi tác, sự uyên bác, cẩn trọng, và những người chấp nhận hay không chấp nhận giáo lý, sẽ theo trung gian cẩn thận.

Khi đó bạn có thể hiểu các tiêu chí mà người kiểm duyệt đánh giá một tác phẩm. Ý kiến riêng về việc sửa chữa không thành vấn đề. Nếu điều đó không trái ngược [1] tín lý, hoặc [2] giáo lý Công giáo của các Công đồng và các tài liệu của Tòa thánh, hoặc [3] các quy định và nghĩ về các tiến sĩ được chấp nhận thì người kiểm duyệt không chấp nhận. Người đó sẽ “theo trung gian cẩn thận,” nghĩa là có thể hợp lý theo tư tưởng của Giáo hội, thì tài liệu đó được chấp nhận.

Cách hiểu này được phản ánh trong bản chú thích của John Abbo và Jerome Hannan về Giáo luật năm 1917, bộ The Sacred Canons. Bản chú thích về vấn đề này (cuốn 2, tr. 627) ghi: “Người kiểm duyệt được hướng dẫn, để các vấn đề trong đó Giáo hội không nói tới, theo quan điểm nhất trí hoặc hầu như nhất trí của tác giả. Trong các vấn đề bị phản đối, họ sẽ không từ chối ý kiến ủng hộ vì sách đó nhận một vị trí khác nhau theo ý kiến của họ. Họ cũng không từ chối vì họ nghĩ việc xuấ bản sách không đúng lúc, dù họ có thể cho đấng bản quyền địa phương biết ý kiến của họ về phương diện này.”

Chúng ta có thể suy ra từ việc cho imprimatur là 15 lời hứa qua được giai đoạn nihil obstat, nhưng người ta có thể thấy điều này không chứng tỏ rằng người kiểm duyệt tin vào tính xác thực trong mạc khải tư của CP Alan hoặc các lời hứa là chính xác – mà chỉ không trái tín lý và giáo lý của Giáo hội, và các tác giả được chấp thuận. Không trái ngược những điều này là không bảo đảm về sự thật.

Có thể tính hiệu của của các lời hứa này là vấn đề đã bàn cãi và người kiểm duyệt có trách nhiệm cho nihil obstat ngay cả khi người này không đồng ý với các điều kia. Thật vậy, có những gợi ý mà đây có thể là vấn đề.

Trước hết, các lời hứa đã được bàn luận. Có sự tranh luận quan trọng liên quan mạc khải tư của CP Alan. Theo Bách khoa Công giáo (Catholic Encyclopedia) năm 1907, thị kiến của ngài về việc phục hồi lòng sùng kính Kinh Mân Côi được cho là tới năm 1460. CP Alan không xuất bản gì lúc sinh thời, nhưng ngay sau khi ngài qua đời, anh em trong tỉnh dòng được lệnh sưu tầm các bài viết của ngài để xuất bản. Các tài liệu này được biên tập vào những thời điểm khác nhau và đã tạo nhiều tranh luận trong các học giả. Các mạc khải về thị kiến và bài giảng của thánh Đa Minh, được coi là mạc khải cho CP Alan, không được coi là có liên quan lịch sử.

Cuốn Bách khoa Công giáo này ngẫu nhiên cũng có imprimatur. Thật vậy, nó có imprimatur của vị tiền nhiệm của ĐHY Hayes là ĐHY John Farley, TGM New York từ 1902 tới 1918. Phần nihil obstat có trước imprimatur này được cấp tương tự dù người kiểm duyệt tin các lời hứa đó hay không. Đó là vấn đề được tranh luận, và trong vài năm của mỗi người, vẫn TGP đó đã cho nihil obstat (và imprimatur) đối với các tài liệu xuất bản về cả 2 phương diện của vấn đề – cuốn sách nhỏ (hiển nhiên) chấp thuận chúng, còn Bách khoa Công giáo không chấp nhận chúng.

Cũng có một gợi ý khác là người kiểm duyệt cuốn sách nhỏ không thể đồng ý với các lời hứa vì không có tên người đó. Giáo luật năm 1917 cung cấp những điều này:

Giáo Luật Năm 1393

§4. Người kiểm duyệt phải quyết định về bài viết. Nếu thuận lợi, đấng bản quyền sẽ cho phép xuất bản, tuy nhiên, sẽ kèm lời nhận xét của người kiểm duyệt có ký tên. Chỉ trong các trường hợp ngoại lệ và do đó hiếm có nhận xét thận trọng của đấng bản quyền có thể nhắc tới người kiểm duyệt bị bỏ qua.

Ý nghĩa của câu nói liên quan việc bỏ sót tên người kiểm duyệt không rõ ràng đối với người bình luận. Một số người muốn nói rằng tên người kiểm duyệt và nihil obstat cần xuất hiện trong tài liệu được xuất bản, cùng với imprimatur, trừ phi “chỉ trong các trường hợp ngoại lệ và hiếm” thì ĐGM cho đó là cẩn trọng đối với điều bị bỏ qua.

Câu “Tôi đồng ý với các lời hứa này, và tôi không muốn có tên tôi trên tài liệu đó trừ phi người ta nghĩ tôi đồng ý” sẽ là một trường hợp như vậy, và TGM Hayes có thể đã bỏ tên người kiểm duyệt vì lý do đó, dẫn tới điều đó và nihil obstat không xuất hiện trong cuốn sách nhỏ.

Thật vậy, theo chúng tôi biết, người kiểm duyệt phê chuẩn cuốn sách nhỏ có thể cũng là người đã phê chuẩn Bách khoa Công giáo không chấp nhận các lời hứa. Chúng tôi biết tên người đó là Remy Lafort, S.T.D. (Tiến sĩ Thần học – viết tắt của Doctor of Sacred Theology).

Đó chỉ là suy đoán, và chúng ta không thể biết tại sao tên người kiểm duyệt bị bỏ, vì việc xuất bản liên quan điều này là mâu thuẫn. Như vậy chúng ta cân nhắc việc cho nihil obstat của một người kiểm duyệt nào đó, nhưng imprimatur có được ĐHY Hayes cấp?

Phần 4 trong Giáo luật (được trích dẫn ở trên) chỉ rõ, việc đấng bản quyền cấp imprimatur được xem là hầu như tự động: “Người kiểm duyệt phải quyết định khi viết. Nếu thuận lợi, đấng bản quyền sẽ cho phép xuất bản.”

Trong khi imprimatur vẫn được cấp theo thói quen dựa trên đề nghị của người kiềm duyệt, có những trường hợp có dấu hiệu (còn nhớ từ này?) khi đây không là trường hợp đó. Abbo và Hannan ghi chú: “Việc bổ nhiệm người kiểm duyệt không ngăn cản giám mục của tổng đại diện từ việc kiểm tra chính các sách đó; và thậm chí sau khi họ có ý kiến của người kiểm duyệt, họ vẫn có thể từ chối cấp phép xuất bản, nếu bị thúc đẩy vì một lý do biện hộ nghiêm trọng nào đó.” (ibid.)

Còn nữa, nếu từ chối cấp phép xuất bản thì phải nói lý do bị từ chối:

Giáo Luật Năm 1394

§2. Nhưng nếu có vẻ như việc cấp phép bị từ chối, lý do sẽ được chỉ rõ cho tác giả thấy, trừ phi một lý do nghiêm trọng làm điều gì đó không được chỉ rõ.

Như vậy, đặt mình vào vị trí của ĐHY Hayes: Tính hiệu lực của các lời hứa này là vấn đề đã được bàn luận trong các tác giả Công giáo, nhưng người kiểm duyệt không được coi là cấp nihil obstat theo tư kiến, và nihil obstat đã được cấp. Giáo luật muốn rằng imprimatur sẽ có sau nihil obstat trừ phi khi có lý do nghiêm trọng hoặc không, và người ta phải chuẩn bị cho nhà xuất bản biết lý do đó là gì trừ phi có lý do nghiêm trọng hoặc không.

“Riêng tôi không nghĩ các lời hứa này là xác thực” không là lý do nghiêm trọng đặc biệt khi cá lời hứa này đã được lưu hành khoảng 450 năm, không biết xuất bản bao nhiêu lần bằng các thứ tiếng. Người xuất bản có thể dễ dàng phản ứng: “Nhưng các lần xuất bản khác thì sao? Không cho thấy các lời hứa này là xu hướng chính đủ để imprimatur được cấp sao?”

Như vậy chúng ta không thể suy luận nhiều về quan điểm của ĐHY Hayes đối với các lời hứa đó (và, khác với người kiểm duyệt, ngài không thể bỏ tên ngài nếu ngài cho imprimatur). Có thể ngài là người rất ủng hộ hoặc không ủng hộ các lời hứa này. Những gì chúng ta có thể kết luận là ngài không nghĩ là có vấn đề đến nỗi ngài từ chối cho imprimatur.

Nhìn tổng quát, nó không có vẻ là chúng ta bỏ tính xác thực của mạc khải tư hoặc các lời hứa này. Trừ phi các tài liệu khác – với cái gì đó còn hơn imprimatur – có thể được sản sinh, những gì chúng ta có thể nói là theo quan điểm của TGP New York vào một lúc nào đó với cương vị của ĐHY Hayes thì nó được cho rằng các lời hứa đó không trái với [1] tín lý hoặc [2] giáo lý Công giáo của các Công đồng và các tài liệu của Tòa thánh, hoặc [3] các quy định và cách suy nghĩ của các tiến sĩ. Các lời hứa đó thuộc bản chất tranh luận, với một số sách (như các cuốn sách mỏng nhỏ) xác định các lời hứa đó và các sách khác (như Bách khoa Công giáo) lại bác bỏ chúng.

Còn bạn nghĩ sao?

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ NCRegister.com)

 Đức Mẹ Fatima – https://youtu.be/l62TZT2rvqM
 Chuỗi Mân Côi Dạy Cầu Nguyện
     https://tramthienthu.blogspot.com/2021/10/chuoi-man-coi-day-chung-ta-cau-nguyen.html
 Chuỗi Mân Côi – Gươm Thần của Đức Mẹ
     https://tramthienthu.blogspot.com/2018/09/chuoi-man-coi-guom-than-cua-uc-me.html
 Chuyện Tháng 10 – https://tramthienthu.blogspot.com/2021/10/chuyen-thang-muoi.html
 Bài Học Fatima Cho Tháng 10
     https://tramthienthu.blogspot.com/2019/10/bai-hoc-fatima-cho-thang-muoi.html
 Bảo Vệ Kinh Mân Côi – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/10/bao-ve-kinh-man-coi_11.html
 Đổi Đời với Kinh Mân Côi – https://tramthienthu.blogspot.com/2019/09/oi-oi-voi-kinh-man-coi.html
 Kinh Mân Côi Bảo Vệ Sự Sống
     https://tramthienthu.blogspot.com/2013/10/kinh-man-coi-bao-ve-su-song.html
 Kinh Mân Côi và Thánh Gioan Phaolô II
     https://tramthienthu.blogspot.com/2019/09/kinh-man-coi-va-thanh-gioan-phaolo-ii.html
 Mười Lý Do Để Đọc Kinh Mân Côi
     https://tramthienthu.blogspot.com/2020/10/muoi-ly-do-e-oc-kinh-man-coi.html
 Nền Tảng Kinh Thánh Của Kinh Mân Côi
     https://tramthienthu.blogspot.com/2017/09/nen-tang-kinh-thanh-cua-kinh-mai-coi.html
 Tháng 10 Có Gì Đặc Biệt?
     https://tramthienthu.blogspot.com/2019/09/thang-muoi-co-gi-ac-biet.html
 Vũ Khí Thiêng Liêng
     https://tramthienthu.blogspot.com/2019/10/chuoi-man-coi-vu-khi-thieng-lieng.html
 Fatima – Bài Học Từ Phép Lạ Mặt Trời
     https://tramthienthu.blogspot.com/2017/10/fatima-bon-bai-hoc-tu-phep-la-mat-troi.html
 Fatima – Đức Mẹ & Hồi Giáo
     https://tramthienthu.blogspot.com/2017/05/fatima-uc-me-va-hoi-giao.html
 Fatima Chiến Thắng Kẻ Thù
     https://tramthienthu.blogspot.com/2020/10/fatima-chien-thang-ke-thu.html
 Tại Sao Ma Quỷ Ghét Đức Mẹ?
     https://tramthienthu.blogspot.com/2018/10/tai-sao-ma-quy-ghet-uc-me.html
 Vạ Tuyệt Thông Cho Người Theo Cộng Sản
     https://tramthienthu.blogspot.com/2017/09/va-tuyet-thong-va-cong-san.html

15 LỜI HỨA CỦA MẸ MARIA CHO AI TRUNG THÀNH LẦN HẠT MÂN CÔI

Đức Mẹ ban qua Thánh Đaminh và Chân Phước Alain de la Roche.

1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng việc đọc Kinh Mân Côi sẽ được lãnh nhận những ơn báo trước giờ chết.

2. Mẹ hứa ban ơn che chở đặc biệt và những phúc lành lớn lao cho những ai đọc kinh Mân Côi.

3. Kinh Mân Côi sẽ là binh giáp hữu hiệu chống lại hỏa ngục, nó sẽ phá tan thói xấu, giảm bớt tội lỗi, và chiến thắng các tà giáo.

4. Kinh Mân Côi sẽ làm nên những việc lành để nuôi dưỡng. Sẽ đem về cho các linh hồn lòng thương xót hải hà của Thiên Chúa. Sẽ kéo lòng con người khỏi tình yêu thế gian và những phù phiếm của nó. Và sẽ nâng họ lên với những ước muốn đối về những sự đời đời. Nhờ đó, những linh hồn này sẽ được thánh hóa.

5. Linh hồn nào tín thác mình cho Mẹ bằng việc lần hạt Mân Côi sẽ không bị hư mất.

6. Những ai sốt sắng lần hạt, sống những mầu nhiệm Mân Côi sẽ không hoảng sợ trước những tai họa xẩy đến. Thiên Chúa sẽ không trừng phạt người ấy bằng sự công chính của Ngài, Ngài sẽ không để người ấy bị chết bất đắc kỳ tử, và nếu xẩy ra thì cũng sẽ ở trong ân sủng của Thiên Chúa, và trở nên xứng đáng với sự sống đời đời.

7. Những ai nhiệt thành sùng kính phép lần hạt Mân Côi, sẽ không bị chết trước khi lãnh nhận các Bí Tích của Giáo Hội.

8. Đối với những ai trung thành lần hạt Mân Côi, sẽ được ánh sáng Chúa chiếu soi đời này và trong giờ chết, và đầy tràn ơn sủng Ngài. Và sau khi chết sẽ được hợp đoàn cùng thần thánh trên nơi vĩnh phúc.

9. Mẹ sẽ cứu khỏi Luyện Hình những ai có lòng sùng kính Kinh Mân Côi.

10. Những con cái trung thành của Kinh Mân Côi sẽ được hưởng vinh quang sáng láng hơn trong Nước Trời.

11. Con sẽ được mọi điều con cầu xin cùng Mẹ khi lần hạt Mân Côi.

12. Mẹ sẽ ban những ơn cần thiết cho những ai truyền bá Kinh Mân Côi.

13. Mẹ đã nhận từ Con Thiên Chúa của Mẹ rằng tất cả những ai rao truyền Kinh Mân Côi sẽ nhận được những lời cầu bầu của Triều Thần Thánh trong lúc còn sống và trong giờ lâm tử.

14. Tất cả những ai lần hạt Mân Côi đều là những người con, là anh em của Con duy nhất của Mẹ là Chúa Giêsu Kitô.

15. Yêu mến Kinh Mân Côi là dấu chỉ rõ ràng của ơn tiền định.

TRẦN MỸ DUYỆT (chuyển ngữ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment