Khi được hỏi như vậy, có lẽ ai cũng nói rằng “Tháng Mười đặc biệt
vì là Tháng Mân Côi.” Tất nhiên không sai, nhưng có điều rất đặc biệt: Nước rút.
Hết Đại Hồng Thủy. Trái đất đổi mới vì đã được “rửa sạch,” và cũng là lúc Giao Ước
Cầu Vồng trở thành Giao Ước Thương Xót của Thiên Chúa dành cho nhân loại.
“Đây là dấu hiệu giao ước Ta đặt giữa Ta với các ngươi, và với mọi
sinh vật ở với các ngươi, cho đến muôn thế hệ mai sau: Ta gác cây cung của Ta
lên mây, và đó sẽ là dấu hiệu giao ước giữa Ta với cõi đất. Khi Ta cho mây kéo
đến trên mặt đất và cây cung xuất hiện trong mây, Ta sẽ nhớ lại giao ước giữa
Ta với các ngươi, và với mọi sinh vật, nghĩa là với mọi xác phàm; và nước sẽ
không còn trở thành hồng thủy để tiêu diệt mọi xác phàm nữa. Cây cung sẽ ở
trong mây. Ta sẽ nhìn nó để nhớ lại giao ước vĩnh cửu giữa Thiên Chúa với mọi
sinh vật, nghĩa là với mọi xác phàm ở trên mặt đất.” (St 9:12-16)
Về nước rút, trình thuật St 8:1-14 cho biết:
Thiên Chúa nhớ đến ông Nô-ê, mọi thú vật và mọi gia súc ở trong
tàu với ông. Thiên Chúa cho gió thổi ngang qua đất, và nước hạ xuống. Các mạch
nước của vực thẳm và các cống trời đóng lại; trời tạnh mưa. Nước từ từ rút khỏi
mặt đất; hết một trăm năm mươi ngày thì nước xuống. Vào tháng bảy, ngày mười
bảy tháng ấy, tàu đậu lại trên vùng núi A-ra-rát. Nước tiếp tục xuống cho đến
tháng mười; và NGÀY MỒNG MỘT THÁNG MƯỜI, các đỉnh núi xuất hiện.
Hết bốn mươi ngày, ông Nô-ê mở cửa sổ ông đã làm trên tàu, và ông
thả con quạ ra. Nó bay ra, lượn đi lượn lại cho đến khi nước khô trên mặt đất.
Rồi từ trong tàu ông lại thả con bồ câu, để xem nước đã giảm trên mặt đất chưa.
Nhưng con bồ câu không tìm được chỗ đậu chân, nên trở về tàu với ông, vì còn
nước trên khắp mặt đất. Ông bèn giơ tay bắt lấy nó mà đưa vào trong tàu với
ông. Ông đợi thêm bảy ngày, rồi thả con bồ câu ra khỏi tàu một lần nữa. Vào
buổi chiều, con bồ câu trở về với ông, và kìa trong mỏ nó có một nhành lá ô-liu
tươi! Ông Nô-ê biết là nước đã giảm trên mặt đất. Ông lại đợi thêm bảy ngày,
rồi thả con bồ câu ra, nhưng nó không trở về với ông nữa.
Năm sáu trăm lẻ một đời ông Nô-ê, tháng giêng, ngày mồng một tháng
ấy, nước đã khô ráo trên mặt đất. Ông Nô-ê dỡ mái tàu ra và thấy mặt đất đã khô
ráo. Tháng hai, ngày hai mươi bảy tháng ấy, đất đã khô.
Kinh Thánh nói: “Hãy ngắm cầu vồng mà chúc tụng Đấng làm ra nó,
nó thật là xán lạn huy hoàng, uốn quanh bầu trời thành vòng cung rực rỡ; chính
tay Đấng Tối Cao đã giăng lên.” (Hc 43:11-12) Tạ ơn Chúa, vì “muôn ngàn đời
Chúa vẫn trọn tình thương.” (1 Sb 16:34 và 41; 2 Sb 5:13; 2 Sb 7:3 và 6; 2 Sb 20:21; Er 3:11; 1 Mcb 4:24; Tv 100:5; Tv 106:1; Tv 107:1; Tv
118:1-4 và 29; Tv 136:1-26)
TRẦM THIÊN THU
RỬA ĐẤT
[Niệm khúc St 6:5-8; 7:1-5, 10]
Chúa tạo con người tốt lành
Nhưng rồi kiêu ngạo, ngông nghênh
Chơi trò “chó nhảy bàn độc”
Sự ác đầy khắp mặt đất
Chỉ toan tính chuyện xấu xa
Thiên Chúa quyết định tẩy trừ
Rửa sạch, làm mới mặt đất
Gần nửa năm đất ngập nước
Hết mọi loài đều sạch trơn
Chỉ còn lại những hiền nhân
Và những giống lành loài tốt
Nước dâng cao rồi nước rút
Chúa ban giao ước cầu vồng
Hình dáng nhìn như cây cung
Nhân loại cứ an tâm sống
Cầu xin Thiên Chúa soi sáng
Cho con biết rửa cuộc đời
Để cây đời con xanh tươi
Báo hiệu nước ngập đã rút
TRẦM THIÊN
THU
GHI CHÚ – Ngày 17 tháng 2 là ngày kỷ niệm buồn về Đại Hồng Thủy đã
xảy ra vào ngày 17 tháng 2 năm 600. (St 7:11) Chương 7 của sách Sáng Thế
miêu tả Đại Hồng Thủy xảy ra là sự trừng phạt của Thiên Chúa vì sự suy thoái
đạo đức của loài người. Khi ông Nô-ê được 600 tuổi, Thiên Chúa cho mưa tuôn suốt
40 ngày đêm, nước dâng lên ngập cả những đỉnh núi cao nhất, nước ngập suốt 150
ngày. (St 7:24) Sau Đại Hồng Thủy, chỉ có gia đình ông Nô-ê còn sống sót trên
một con tàu lớn cùng với các loài vật (1 đực và 1 cái, loài thanh sạch 7 đôi,
loài không thanh sạch 1 đôi).
Trận lụt toàn cầu đã được ghi chép lại là một sự kiện lịch sử,
hoặc ít ra là “huyền thoại” của nhiều dân tộc trên thế giới. Các nhà truyền
giáo từ cổ chí kim đều kể lại rằng họ rất kinh ngạc khi khám phá ra là nhiều
dân tộc từ rất xa xưa đã truyền từ đời này sang đời khác một truyền thuyết về
một trận lũ lụt khủng khiếp trên quy mô toàn cầu, có rất nhiều điểm rất giống
nhau về những gì được ghi chép trong Kinh Thánh. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy
con tàu Nô-ê. Những gì trong Kinh Thánh đều có thật, không là huyền thoại hoặc
truyền thuyết.
Trong tác phẩm “Những Mặt trăng, Thần thoại và Con người,” H.S.
Bellamy ước tính có gần 600 huyền thoại về Đại Hồng Thủy toàn cầu. Các nền văn
minh cổ đại như Ai Cập, Babylonia, Lưỡng Hà, Sumeria, Peru, Ấn Độ, Trung Quốc,
Nga, châu Mỹ, xứ Wales, Hawaii, Scandinavia, Sumatra, Polynesia,… Tất cả đều có
các phiên bản riêng của họ về một trận Đại Hồng Thủy rất lớn toàn cầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment