Ngài nói rằng việc mọi người thiếu chăm sóc các ngôi mộ của gia đình chứng tỏ sự tách khỏi cội nguồn của họ và cuối cùng dẫn đến sự chuyển nhượng. Giáo phận này tham gia các cuộc chiến văn hóa như vậy bằng cách thúc đẩy đời sống và gia đình. Trong các công việc thiết thực mà ngài xúc tiến là việc cử hành các Thánh Lễ cầu hồn vào thứ Tư hằng tuần, cùng với phép lành dành cho nghĩa trang. Tôn trọng những người đã khuất là tôn trọng sự sống, là như vậy bởi vì các nghĩa trang Kitô giáo không phải là “thành phố của người chết” mà là “nơi an nghỉ,” của các thi thể chờ đợi cuộc đoàn tụ cuối cùng với linh hồn của họ.
Giá trị cuộc sống được hiểu rõ hơn qua giá trị gia đình và vai trò của cha mẹ trong việc truyền sinh. Xét cho cùng, việc chuyển giao sự sống và văn hóa là ý nghĩa của truyền thống, khi chúng ta xem xét cách mà chữ truyền thống được liên kết với động từ Latin là “tradere” – nghĩa là chuyển giao, truyền tải. Tại GP Fréjus-Toulon, đền thờ Đức Thánh Giuse huyền bí ở núi Bessillon, thuộc Cotignac, nằm giữa những ngọn đồi thoai thoải của miền Provence, gần giống một tổ chim trong rừng, đó là lời nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của tình phụ tử.
Nơi cầu nguyện và suy niệm này được tạo ra vì sự hiện ra quan trọng của Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Hoàn Vũ. Ngày 07-06-1660, cậu bé chăn cừu Gaspard Ricard đang khát nước và cầu nguyện trên núi Bessillon, bỗng “một người đàn ông có vóc dáng cao lớn” hiện ra với cậu. Người đó nói phương ngữ Provence: “Ta là Giuse. Con nâng tảng đá này lên sẽ có nước uống.” Ngay lập tức Gaspard làm theo. Nâng tảng đá nặng sát bên mình, anh thấy có dòng suối làm dịu cơn khát của anh. Tảng đá đó nặng đến nỗi tám người đàn ông cũng không thể di chuyển, thế mà cậu bé chăn cừu ngoan đạo đã dễ dàng nâng được.
Ngày 31-01-1661, giám mục lúc bấy giờ là Joseph Ondedei, GP Fréjus, đã chứng thực sự hiện ra và giao quyền coi sóc đền thờ này cho các linh mục Dòng Hùng Biện (C.O. – Congregation of Oratory, do Thánh Philip Nêri sáng lập).
Từ câu chuyện này, chúng ta có thể rút ra một số suy nghĩ quan trọng về vai trò làm cha của Đức Thánh Giuse, cụ thể là cách ngài giúp chúng ta sống trách nhiệm làm cha.
Trong lần hiện ra này, Đức Thánh Giuse, Người Cha trong Thánh Gia, thể hiện tình phụ tử bằng cách truyền sức mạnh. Thật vậy, ngài đã truyền sức mạnh cho cậu bé Gaspard khi nâng tảng đá lên để có nước làm dịu cơn khát. Về cơ bản, sứ mệnh của người cha là truyền sức mạnh.
Những người mạnh mẽ đưa ra trật tự, hòa bình và can cảm, đồng thời giúp người khác hoàn tất công việc của họ. Tuy nhiên, sức mạnh này không là bạo lực hoặc ép buộc. Đó là sức mạnh Kitô giáo, tức là sự kiên cường. Đó là sức mạnh an bình, nhẹ nhàng. Ngày nay sức mạnh thường bị nhầm lẫn với bạo lực, với sự mãnh liệt hoặc sự hiếu chiến. Giáo Hội dạy rằng thay vì hiếu chiến, tìm cách chiến đấu, chúng ta phải là những chiến binh. Thật vậy, bạo lực và hiếu chiến bên ngoài thường biểu thị sự yếu đuối bên trong. Những người mạnh mẽ luôn cố gắng duy trì hòa bình, bình tĩnh, và không cho phép mình buồn phiền khi gặp khó khăn. Có thể nói rằng sức mạnh ẩn chứa trong chính mình các đặc tính này: chín chắn, điềm đạm, lý luận, kiên nhẫn, dũng cảm, tự chủ. Tất cả những điều này là những phẩm chất cơ bản để trở thành người cha tốt.
Ngày nay tại sao khó tìm được đàn ông trở thành người cha? Chúng ta nói rằng sức mạnh là một đức tính cơ bản để trở thành người cha, nhưng điều đó sẽ hiệu quả nếu dựa vào một đức tính khác: hy vọng. Thật vậy, nếu không có hy vọng đạt được bất kỳ mục tiêu nào thì không có sức mạnh. Hy vọng sẽ khiến con người vận động vì nó hướng họ đến mục đích của chính mình. Người đàn ông hy vọng là người chắc chắn đạt được những gì mình hướng tới, và chính sự chắc chắn đó tiếp thêm sinh lực cho họ.
Thánh Phanxicô đã đúng khi khuyên các tu sĩ của ngài sống như “những người hành hương và những người xa lạ trong thế giới này.” Điều đó rất phù hợp với những gì Thánh Phaolô đã viết: “Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta.” (Pl 3:20) Nếu chúng ta đặt chính mình trong thế giới và đặt sự an toàn của chúng ta vào đó, chúng ta sẽ bị diệt vong cùng với nó. Nhưng nếu chúng ta đi xuyên qua nó, điều này có nghĩa là nhà của chúng ta ở một nơi khác. Điều đó có nghĩa là chúng ta xây dựng ngôi nhà của mình trên đá tảng, và tảng đá này là chính là Thiên Chúa. Điều này có nghĩa là những gì chúng ta làm ở đây thì vô nghĩa chăng? Điều nghịch lý là những gì chúng ta làm ở đây lại có ý nghĩa bởi vì nó là khởi đầu của cuộc sống vĩnh cửu. Vì vậy, Đức Tin là nền tảng của Đức Cậy trong hoa trái của sự sống vĩnh cửu, và chúng ta sống theo Đức Tin này trong Đức Ái của Chúa Kitô, được ghép vào Thiên Chúa của chúng ta trong Chúa Thánh Thần và Nhiệm Thể sống động là Giáo Hội. Từ nay, con người được mời gọi đến cư ngụ trong Ngài. Thật vậy, chúng ta có thể thực sự là chính mình khi ở trong Ngài. Khi cầu xin Chúa Kitô hoàn thiện mình qua việc tử đạo, Thánh tử đạo Inhaxiô đã nói: “Xin cho con nhận được ánh sáng thuần khiết! Con sẽ là một người đàn ông ở đó…” Lời này cho thấy nơi Ngài thực sự là một Người Cha.
Bằng cách loại bỏ mục đích cuối cùng của con người, đó là Thiên Chúa, thế giới cũng đã loại bỏ hy vọng, và loại bỏ hy vọng đã tước mất sức mạnh cần thiết của con người để phản ứng với những khó khăn. Sau cùng, hy vọng là nền tảng của lòng can cảm và sức mạnh. Người ta lớn lên trong sự can đảm khi biết rằng có ai đó hoặc điều gì đó bên ngoài bản thân mình đang ở đó để bảo vệ mình. Ví dụ, một người dám nhảy ra khỏi máy bay là can đảm vì họ tin tưởng và hy vọng chiếc dù sẽ bung ra. Tương tự, một người biết nhờ tin vào Thiên Chúa rằng Cha của mình ở chờ mình thì chắc chắn sẽ chấp nhận rủi ro hơn và hy vọng vào tương lai hơn một người không có hình bóng về Người Cha như vậy.
Trong khi thế giới cung cấp cho chúng ta cái chết, thì thay vào đó, Đức Cậy hướng chúng ta đến sự bất tử. Thế giới tự huyễn hoặc mình với hạnh phúc, thì thay vào đó, chúng ta hy vọng chắc chắn rằng nếu chúng ta vâng lời Thiên Chúa, Ngài sẽ không từ chối điều đó. Nếu ngày nay chúng ta khó tìm được một người cha thực sự là hiện thân về các đức tính của người cha, đó là vì thế gian đã lấy mất Cha trên trời củ chúng ta.
Ngày nay, Đức Thánh Giuse cần thiết hơn bao giờ hết. Thật vậy, ngài đã hiện ra với Gaspard như một “nhân vật oai phong,” thể hiện sự toàn năng của Chúa Cha. Điều này chính xác là sứ mệnh của ngài: Phản ánh tình phụ tử của Thiên Chúa.
Đức Thánh Giuse là người cha tuyệt vời vì ngài luôn cố gắng nên giống Thiên Chúa là Cha, sống kết hiệp mật thiết với Thánh Ý Chúa Cha. Chính sự hướng về Chúa Cha và Thánh Ý Ngài đã cứu thoát con người. Khi chúng ta quay lưng lại với Cha thì chúng ta nao núng, chùn chân. Chúa Giêsu đã làm theo Thánh Ý Chúa Cha, chúng ta cũng phải làm như vậy.
Đức Thánh Giuse ước mong mọi sự và cầu xin mọi điều của Thiên Chúa, mau mắn vâng lời mà không cần tìm hiểu cách thiết kế mà Thiên Chúa dành cho mình. Hơn nữa, Đức Thánh Giuse là người cha tuyệt vời vì ngài đã thực sự rất gần gũi và tiếp xúc với Chúa Giêsu, Đấng đã cho phép Dưỡng Phụ thực hiện thiên chức làm cha, trao ban tất cả tình yêu thương, dạy từ bước đi đến việc làm, say mê Ý Chúa để hạ mình xuống. Do đó, vị Đại Thánh này muốn nói với chúng ta rằng nếu chúng ta thực sự muốn trở thành những người cha đích thực, chúng ta phải để cho mình được chính Thiên Chúa dạy dỗ, hy vọng và tin tưởng một mình Ngài mà thôi.
FR. FRANCESCO GIORDANO, STD
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
Chiều thứ Tư, 12-08-2020
✽ Dòng Nước Lạ Giuse – https://tramthienthu.blogspot.com/2019/05/dong-nuoc-la-giuse.html
✽ Đức Thánh Giuse – Đấng Công Chính
✽ Đức Thánh Giuse Chết Thế Nào?
✽ Hãy Đến Với Giuse! – https://tramthienthu.blogspot.com/2020/12/hay-en-voi-giuse.html
✽ Nghĩ Về Đức TGiuse – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/02/nghi-ve-uc-thanh-giuse.html
✽ Người Khủng Bố Ma Quỷ
✽ Người Yêu Sự Nghèo Khó
✽ Noi Gương Đức Thánh Giuse Sống Nội Tâm
✽ Noi Gương Đức Giuse – https://tramthienthu.blogspot.com/2020/12/noi-guong-uc-thanh-giuse.html
✽ Suy Tư Về Đức Thánh Giuse
✽ Thánh Giuse Cầu Bầu Hữu Hiệu
✽ Thánh Giuse & Sự Khủng Hoảng Làm Cha
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment