Albrecht Durer là một họa sĩ và điêu khắc gia
nổi tiếng của nước Ðức vào thế kỷ thứ 16. Một trong những tác phẩm nổi tiếng
nhất của ông đó là bức tranh “Ðôi Tay Cầu Nguyện.”
Sự tích của họa phẩm này như sau: Thuở hàn vi, Durer kết nghĩa với một người bạn chí thân. Cả hai đã thề thốt là sẽ giúp nhau trở thành họa sĩ. Ðể thực hiện ước nguyện đó, người bạn của Durer đã chấp nhận làm thuê làm mướn đủ cách để kiếm tiền cho Durer ăn học thành tài. Theo thỏa thuận, sau khi đã thành công, Durer cũng sẽ dùng tiền bạc của mình để giúp cho người bạn ăn học cho đến khi thành đạt.
Thế nhưng khi Durer đã thành tài, danh tiếng
của anh bắt đầu lên, đôi tay của người bạn cũng đã ra chai cứng vì lam lũ vất
vả, khiến anh không thể nào cầm cọ để học vẽ nữa.Một ngày nọ, tình cờ bắt gặp
đôi tay của người bạn đang chắp lại trong tư thế cầu nguyện, Durer nghĩ thầm: “Ta sẽ không bao giờ hồi phục lại được năng
khiếu cho đôi bàn tay này nữa, nhưng ít ra ta có thể chứng minh tình yêu và
lòng biết ơn của ta bằng cách họa lại đôi bàn tay đang cầu nguyện này. Ta muốn
ca tụng đôi bàn tay thanh cao và tấm lòng quảng đại vị tha của một người bạn.”
Thế là kể từ hôm đó, Durer đã để hết tâm trí
vào việc thực hiện bức tranh đó. Ðó không phải chỉ là một tác phẩm nghệ thuật,
nhưng là tất cả tình yêu và lòng biết ơn mà ông muốn nói lên với một người bạn.
Bức tranh đã trở thành bất hủ, nhưng càng bất hủ hơn nữa đó là tấm lòng vàng
của người bạn và tâm tình tri ân của nhà họa sĩ.
Phúc Âm kể lại cuộc gặp gỡ cảm động giữa Chúa
Giêsu và một người đàn bà mà mọi người đang nhìn bằng một con mắt khinh bỉ, bởi
vì bà ta bị xếp vào loại người tội lỗi... Bất chấp mọi dòm ngó và xì xào, người
đàn bà đã tiến đến bên Chúa Giêsu, đập vỡ một bình dầu thơm, đổ trên chân Chúa
Giêsu và dùng tóc lau chân Ngài.
Nhiều người xì xào, tỏ vẻ khó chịu. Chúa
Giêsu đã lên tiếng biện minh cho người đàn bà và Ngài đã tiên đoán: nơi nào tin
Mừng được loan báo thì nơi đó cử chỉ của người đàn bà được nhắc tới.
Qua lời tuyên bố trên đây, Chúa Giêsu muốn
nói với chúng ta rằng: tất cả mọi nghĩa cử, dù là một hành vi nhỏ bé đến đâu và
làm cho mọi người nhỏ mọn đến đâu, cũng được ghi nhớ muôn đời.
Tiền của có thể qua đi, danh vọng có thể mai
một, nhưng những việc làm bác ái luôn có giá trị vĩnh cửu. Thánh Phaolô đã nói:
trong ba nhân đức Tin, Cậy, Mến, chỉ có Ðức Mến là tồn tại đến muôn đời.
Cuộc đời của mỗi người Kitô chúng ta cũng
giống như một bức tranh cần được hoàn thành. Mỗi một nghĩa cử chúng ta làm cho
người khác là một đường nét chúng ta thêm vào cho bức tranh. Khuôn mặt của
chúng ta có thể khô cằn, hoặc rướm máu vì những cày xéo của những thử thách,
khó khăn, đôi tay của chúng ta có thể khô cứng vì những quảng đại, quên mình.
Tuy nhiên, những đường nét bác ái sẽ làm cho khuôn mặt ấy trở thành bất tử.
(sưu
tầm)
✽ Văn Hóa Giả Dối – https://tramthienthu.blogspot.com/2022/08/van-hoa-gia-doi.html
✽ Văn Hóa & Dân Tộc – https://tramthienthu.blogspot.com/2016/07/van-hoa-va-dan-toc.html
✽ Văn Hóa Sự Chết & Hậu Quả
✽ Thần Học Về Tân Văn Hóa Truyền Thông
✽ Chiều Kích Tình Yêu – https://tramthienthu.blogspot.com/2014/12/chieu-kich-cua-tinh-yeu.html
✽ Ngoéo Tay – https://tramthienthu.blogspot.com/2013/10/ngoeo-tay.html
✽ Đức Công Bình – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/07/cong-binh.html
✽ Đức Khiết Tịnh – https://tramthienthu.blogspot.com/2018/03/uc-khiet-tinh.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment