Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2023

BÌNH DÂN và LẨM CẨM

Chuỗi Mân Côi Say Đắm Đời Tín Hữu
Vòng Bác Ái Kết Liên Kiếp Con Người

Trên tuyến xe lửa tới Paris, một ông già lặng ngồi lần hạt Mân Côi, một thanh niên nói với ông: “Thưa ông, ông vẫn còn tin vào những chuyện nhảm nhí thế à?” Ông già thản nhiên trả lời: “Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao?”

Câu chuyện đó liên quan bác học danh tiếng Louis Pasteur. Chuyến xe lửa đó khởi hành được một lúc, ông Pasteur lấy tràng hạt và cầu nguyện. Người sinh viên quan sát cử chỉ của cụ già với vẻ bực bội, anh ta hỏi và ông Pasteur thản nhiên trả lời cậu ta như vậy.

Rồi cậu sinh viên xc xược nói: “Lúc nh tôi có tin, nhưng bây gi làm sao tôi có th tin vào nhng chuyn nhm nhí y được, bi vì khoa hc đã m mt cho tôi. Ông c tin tôi đi và hãy hc hi nhng khám phá mi ca khoa hc, ri ông s thy rng nhng gì ông tin t trước đến nay đều là nhng chuyn nhm nhí hết.” Ông nh nh hi cậu sinh viên: “Cu va nói v nhng khám phá mi ca khoa hc, liu cu có th giúp tôi hiu được chúng không?” Cậu sinh viên nói ngay: “Ông c cho tôi địa ch, tôi s gi sách v đến cho ông, ri ông s say mê đi vào thế gii phong phú ca khoa hc cho mà xem.”

Ông thản nhiên từ từ rút trong túi ra một tấm danh thiếp và trao cho cậu. Cậu sinh viên xấu hổ đến tái mặt và lặng lẽ đi sang toa khác, vì thấy tấm danh thiếp ghi: LOUIS PASTEUR – VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PARIS.

Không mấy người không nghe danh bác học thiên tài Louis Pasteur, đại ân nhân nhân của nhân loại, nhưng thiên tài ấy vẫn không ngừng cầu nguyện và say mê Kinh Mân Côi. Thần đồng âm nhạc Wolfgang Amadeus Mozart cũng yêu mến Đức Mẹ, được ông thể hiện qua việc lần chuỗi hằng ngày và các nhạc phẩm về Đức Mẹ. Thi sĩ Hàn Mặc Tử cũng “mê” Đức Mẹ, được ông mô tả qua những vần thơ.

Một câu chuyện khác có liên quan Chuỗi Mân Côi. Trong sách “Những Ơn Lạ Mẹ Ban” có câu chuyện này: Hồi 19 tuổi, văn sĩ Ozanam đến Paris với một tâm hồn không hẳn là vô tín ngưỡng, nhưng đang bị lung lay mạnh, có thể nói là khủng hoảng trầm trọng.

Có lần Ozanam vào nhà thờ Đức Bà để xem tranh ảnh và công trình kiến trúc, bỗng thấy gần cung thánh có một ông lão đang quỳ cầu nguyện, và tưởng là ông ta chỉ là thường dân thôi. Ozanam đến gần và ngạc nhiên thấy đó là bác học André-Marie Ampère danh tiếng. Tự nhiên Ozanam quỳ xuống, ngượng ngùng thầm cầu nguyện với Đấng mà chàng đã bỏ lâu nay. Lúc đó, bác học Ampère đang lần Chuỗi Mân Côi, mắt nhắm và rất kính cẩn.

Khi bác học ra về, Ozanam đến gần và có vẻ rụt rè. Bác học Ampère hỏi: “Tôi có thể giúp anh việc gì không, hay anh muốn giải một bài toán?” Ozanam nói: “Thưa không, con là sinh viên văn khoa, rất dở môn toán.” Bác học Ampère nói: “Vậy anh cần điều gì?” Ozanam nói: “Con muốn xin giáo sư giúp ý kiến về vấn đề đức tin.” Bác học Ampère cười: “Đức tin là môn tôi rất dở, nhưng tôi sẽ gắng.”

Về sau, văn sĩ Ozanam thường nói với người ta: “Chuỗi hạt của bác học Ampère đã ảnh hưởng mạnh tới cuộc đời tôi hơn tất cả những sách đạo và bài giảng.”

Bác học Ampère nói một câu khiến chúng ta phải suy tư: “Chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện.” Một bác học danh tiếng mà còn vậy thì chúng ta là gì mà không cầu nguyện, không lần Chuỗi Mân Côi? Đã hơn một thế kỷ trôi qua kể từ khi Ðức Mẹ hiện ra tại Fátima, đặc biệt là ngày 13-10-1917. Đức Mẹ khuyên: “Hãy lần Chuỗi Mân Côi hằng ngày. Hãy cầu nguyện nhiều và dâng các hy sinh để cầu nguyện cho các tội nhân. Ta là Mẹ Mân Côi. Chỉ có Ta mới có thể cứu các con. Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ sẽ chiến thắng.”

Có người cho rằng lần chuỗi Mân Côi chỉ dành cho mấy người già rảnh rỗi, thật ra đó là quan niệm sai lầm và tự biện hộ cho sự lười biếng của mình. Khi đọc Kinh Mân Côi chung với nhau, chí ít cũng là hai người, rất cần sự đồng tâm nhất trí – dĩ nhiên vẫn có thể đọc riêng bất cứ lúc nào, thậm chí ngay cả khi chạy xe hoặc khi chờ đợi điều gì đó. Đọc Kinh Mân Côi không chỉ là suy niệm các mầu nhiệm, tôn vinh Thiên Chúa và chúc tụng Đức Mẹ, mà còn liên quan thực tế về sự liên hệ với nhau, vì khi đó phải biết nghe và chờ nhau. Hai động thái đơn giản nhưng cần thiết, điều đó nhắc nhở chúng ta cũng phải biết lắng nghe và chờ đợi nhau trong đời sống. Đó chính là động thái yêu thương, không yêu thương thì không thể hiệp nhất, hiệp thông, hiệp hành.

Quả thật, Kinh Mân Côi kéo chúng ta đến gần với nhau hơn – cả tinh thần lẫn thể lý. Sự hiệp nhất rất cần thiết, như Chúa Giêsu nói: “Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ.” (Mt 18:19-20)

Đức Mẹ rất muốn con cái chúng ta biệt kính Mẹ trong tháng Mười, tháng nhắc nhở chúng ta cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi siêng năng hơn, và cố gắng lần hạt suốt đời. Từ năm 2002, Đức Gioan Phaolô II thêm Mầu Nhiệm Sáng, nghĩa là có 4 Mùa – Vui, Sáng, Thương, Mừng. Ngài nói: “Kinh Mân Côi là mầu nhiệm của các mầu nhiệm. Lần chuỗi Mân Côi là giao phó những gánh nặng cho Thánh Tâm Thương Xót của Chúa Kitô và Đức Mẹ.” Thật tuyệt vời!

Khi còn tại thế, Chúa Giêsu đã giáo huấn: “Hãy hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện.” (Mt 5:48) Thánh Phêrô nhắc nhở: “Hãy sống thánh thiện vì Thiên Chúa là Đấng Thánh.” (1 Pr 1:16) Có nhiều con đường dẫn đến với Chúa Giêsu, nhưng Con Đường ngắn nhất và chắc chắn nhất chính là Đức Maria. Trong Tông thư “Rosarium Virginis Mariæ” (nói về Kinh Mân Côi, ban hành ngày 16-10-2002), Đức Gioan Phaolô II viết: “Đời sống tâm linh không chỉ hạn chế trong việc tham dự phụng vụ. Các Kitô hữu được mời gọi cầu nguyện chung, nhưng vẫn phải cầu nguyện riêng với Chúa Cha nơi bí ẩn. (x. Mt 6:6) Thật vậy, theo giáo huấn của tông đồ, chúng ta phải cầu nguyện không ngừng. (x. 1 Tx 5:7) Theo đặc cách, Kinh Mân Côi là một phần trong hoạt động ‘cầu nguyện không ngừng’ đó.”

Các thánh nói gì về Đức Mẹ? Thánh Hilariô động viên: “Dù tội lỗi đến đâu, nếu tôn sùng Đức Mẹ thì cũng không hư mất đời đời.” Thánh Piô Năm Dấu khuyên: “Hãy yêu mến Đức Mẹ và hãy lần chuỗi Mân Côi, vì chuỗi Mân Côi là vũ khí chống lại sự dữ trong thế giới ngày nay. Mọi ân sủng đều được Thiên Chúa trao ban qua Đức Mẹ.”Thánh Bênađô nói: “Tội nhân ơi, chính vì bạn bất xứng nhận ơn Chúa mà Chúa đã ban mọi ơn cho Mẹ, để bạn đến nhận lấy từ tay Mẹ. Và Mẹ là xe tốc hành về trời.”

Kinh Mân Côi bình dân mà cao cả, thánh thiêng, giản dị mà cao siêu. Bình dân là một nhân đức, là hòa đồng, không kiêu kỳ. Ai chê lần hạt là lẩm cẩm thì chịu, nhưng vẫn cương quyết “lẩm cẩm” với Đức Mẹ, vì lần hạt là một cách chứng tỏ yêu mến Đức Mẹ – Thánh Mẫu Thiên Chúa.

Lạy Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi, xin cầu cho chúng con, bây giờ và trong giờ lâm tử. Amen.

TRẦM THIÊN THU

Tháng Mân Côi – 2023

Tháng Mân Côi – https://tramthienthu.blogspot.com/2013/09/thang-10-kinh-uc-me-man-coi.html

 Chuỗi Mân Côi Dạy Cầu Nguyện
     https://tramthienthu.blogspot.com/2021/10/chuoi-man-coi-day-chung-ta-cau-nguyen.html
 Chuỗi Mân Côi – Gươm Thần của Đức Mẹ
     https://tramthienthu.blogspot.com/2018/09/chuoi-man-coi-guom-than-cua-uc-me.html
 Kinh Mân Côi – Vũ Khí Hủy Diệt Satan
     https://tramthienthu.blogspot.com/2022/10/kinh-man-coi-vu-khi-huy-diet-satan.html

TÌM HIỂU CHỮ NGHĨA

Dictionarium Anamitico Latinum của ĐGM AJ. L. Taberd (năm 1838) không có từ Mân Côi, Văn Côi, Mai Khôi, Môi Khôi. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của, ấn bản 1895-1896, có từ Môi Khôi, được định nghĩa là (1) hoa hồng; (2) loài ngọc quý. Ông ghi chú thêm: PHẢI đọc là Mai, KHÔNG NÊN đọc là Môi. Thuật Ngữ Thần Học Anh Việt của Học Viện Đa-minh (năm 2002) định nghĩa Rosary là Chuỗi Mân Côi do tiếng Latin Rosarium: Tràng Hoa Hồng. Từ Điển Văn Học Việt Nam của Lm Trần Văn Kiệm (năm 2007) định nghĩa các từ Mân Côi, Môi Côi, Môi Khôi, Mai Khôi: Hoa Hồng.

Hán Việt đọc là Mai hay Mân, nhưng MAI là từ đúng nhất. Từ điển của Đào Duy Anh của Ban Tu Thư nghĩa Thục, và từ điển của Huỳnh Tịnh Paulus Của, chỉ ghi từ Mai. Còn Mân hay Môi chỉ là cách phát âm khác của Mai. Từ điển của LM Trần Văn Kiệm cũng viết Mai hay Mân là . Bộ Khang Hy Tự Điển ghi Mai và Môi là đồng âm. Ngoài ra theo Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn thì Mân Côi hay Văn Côi được viết như nhau và có nghĩa là hoa hồng và đá ngọc. Từ điển này cũng dùng chữ Văn Côi để chỉ sợi vân của ngọc. Như vậy các từ Mân, Môi hoặc Văn chỉ là âm khác của từ Mai mà thôi.

Tương tự, chúng ta thường dùng sai là “Tẩm Liệm” hoặc “Tẩn Liệm” – thật ra phải là Tẫn Liệm mới chính xác. Chữ nghĩa “mệt” lắm, không đơn giản như người ta tưởng, vì cách dùng chữ cho thấy người dùng có ý thức và tri thức vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment