Laudetur Jesus Christus – Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô – Bỏ Thầy, con biết theo ai? Thầy mới có lời ban sự sống – Lord, to whom shall we go? You have the words of eternal life. (Jn 6:68) – Lạy Chúa Giêsu, con TÍN THÁC vào Ngài! Jesus, I trust in You! – Lạy Chúa, này con đến để thực thi ý Ngài. (Dt 10:7 & 9) – Xin thương xót con là tội nhân. – Be merciful, O Lord, for I have sinned. (Ps 51) – God bless! Deo Gratias! – Đừng vì kính mến Chúa mà chống đối người khác. (Châm ngôn Pháp)
Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013
THÁNG MƯỜI – KÍNH ĐỨC MẸ MÂN CÔI
Tháng Mười thắm sắc
Mân Côi
Kính mừng Mẹ Đức Chúa
Trời hiển vinh
Hoa lòng thắm sắc Đức
tin
Xin dâng kính Mẹ Đồng Trinh từng ngày
Tháng Mười được dành để tôn kính Đức Mẹ Mân
Côi. Theo miêu tả của tu sĩ Alan de la Roch, Dòng Đa-minh (thế kỷ XV), Đức Mẹ
đã hiện ra với thánh Đa-minh năm 1206 sau khi thánh nhân cầu nguyện và sám hối
vì đã không thành công trong việc chống tà thuyết Albigensianism. [*]
Đức Mẹ đã
khen ngài về sự chiến đấu anh dũng của ngài chống lại tà thuyết và trao cho
ngài Chuỗi Mân Côi làm vũ khí phi thường, đồng thời giải thích cách sử dụng và
hiệu quả của Chuỗi Mân Côi. Đức Mẹ bảo thánh Đa-minh rao truyền Chuỗi Mân Côi
cho những người khác.
Kinh Mân Côi có nguồn gốc từ chính Thiên
Chúa, từ Kinh thánh, và từ Giáo hội. Không lạ gì khi Chuỗi Mân Côi gần gũi với
Đức Mẹ và mạnh mẽ đối với Nước Trời.
Rất nhiều người đã được ơn từ việc lần Chuỗi
Mân Côi. Thánh GH Gioan Phaolô II cũng thường xuyên lần Chuỗi Mân Côi những khi
ngài đi bách bộ. Nếu xem lại lịch sử, chúng ta thấy có nhiều chiến thắng nhờ
Chuỗi Mân Côi. Truyền thống ban đầu đã có chiến thắng tà thuyết Anbi tại trận
Muret năm 1213 nhờ Chuỗi Mân Côi.
Dù không muốn chấp nhận truyền thống đó thì
cũng phải chân nhận rằng Thánh GH Piô V đã góp phần chiến thắng đội quân Thổ
Nhĩ Kỳ vào Chúa Nhật đầu tháng 10 năm 1571. Ngay thời điểm đó có Hội Mân Côi (Rosary
Confraternities) tại Rôma và những nơi khác. Do đó, Thánh GH Piô V đã truyền
phải tôn kính Kinh Mân Côi vào chính ngày đó.
Năm 1573, ĐGH Grêgôriô XIII công bố việc mừng
lễ Đức Mẹ Mân Côi tại các nhà thờ có bàn thờ dâng kính Đức Mẹ Mân Côi. Năm
1671, ĐGH Clêmentô X mở rộng lễ này trên toàn cõi nước Tây Ban Nha. Chiến thắng
anh dũng lần thứ hai trên người Thổ Nhĩ Kỳ, những người đã có lần (cũng như
người Nga) đe dọa phá hủy văn minh Kitô giáo, xảy ra vào ngày 5-8-1716, khi
hoàng tử Eugene đánh bại họ tại Peterwardein (Hungary). Do đó, ĐGH Clêmentô XI mở
rộng lễ Đức Mẹ Mân Côi trong toàn Giáo hội.
Lm William G. Most đã viết trong cuốn “Đức
Maria trong Đời sống” (Mary in Our Lives): “Ngày
nay, các mối nguy hiểm còn lớn hơn người Thổ Nhĩ Kỳ, không chỉ đe dọa Kitô giáo
mà đe dọa cả nền văn minh, Đức Mẹ thúc giục chúng ta trở lại với Chuỗi Mân Côi
để được giúp đỡ. Nếu nhân loại đủ số người làm vậy, đồng thời thực hiện các
điều kiện khác mà Đức Mẹ đã đưa ra, chúng ta có lý do chính đáng để tin rằng
chúng ta sẽ thoát khỏi mọi mối nguy hiểm.”
Nhưng thiết nghĩ chúng ta cần tích cực lần
Chuỗi Mân Côi hàng ngày không vì mong được lợi cho mình mà vì lòng yêu mến chân
thành. Người Việt Nam có câu: “Mưu sự tại
nhân, thành sự tại thiên.” Cứ hành động bằng tất cả niềm tin, cậy, mến (ba
nhân đức đối thần) thì chúng ta không bao giờ phải thất vọng. Kinh Mân Côi là
chu kỳ của cuộc đời chúng ta, với đủ “sắc màu” quyện vào nhau: Vui – Thương – Mừng
– Sáng.
Lạy
Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết yêu mến Đức Mẹ. Lạy Đức Mẹ Mân Côi, xin dẫn
chúng con đến với Chúa. Chúng con xin trao phó mọi sự cho Thiên Chúa và Đức Mẹ,
xin quan phòng và lo liệu cho chúng con, bây giờ và trong giờ lâm tử. Amen.
TRẦM THIÊN THU
[*]
ALBIGENSIANISM: Anbi giáo, một phong trào Kitô giáo được coi là hậu duệ thời
trung cổ của Mani giáo (Manichaeism – xem chú thích bên dưới) ở miền Nam nước
Pháp hồi thế kỷ XII và XIII, có đặc tính của thuyết nhị nguyên (đồng hiện hữu
của hai quy luật đối nghịch là Thiện và Ác). Thuyết này bị kết án là tà thuyết
thời Tòa án Dị giáo (Inquisition).
MANICHAEISM:
Mani giáo, hệ thống tôn giáo nhị nguyên do tiên tri Manes (khoảng 216–276) sáng
lập ở Ba Tư hồi thế kỷ III, dựa trên vụ xung đột nguyên thủy giữa ánh sáng và
bóng tối, kết hợp với các yếu tố của Kitô giáo ngộ đạo (Gnostic Christianity),
Phật giáo (Buddhism), Bái hỏa giáo (Zoroastrianism), và các yếu tố ngoại giáo khác.
Thuyết này bị chống đối từ phía Hoàng đế La mã, các triết gia phái tân Platon
(Neo-Platonist) và các Kitô hữu chính thống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment