Ken Blanchard nói:
“Khiêm nhường không có nghĩa là ít nghĩ
về mình, mà là nghĩ mình nhỏ bé.” Đó là một thói quen!
Thói quen là điều tôi cố gắng duy trì trong mọi lĩnh vực của đời sống. Dù đó là khi ăn, khi cầu nguyện, khi tắm rửa hoặc tập thể dục, tôi thường đặt ra tiêu chí làm việc, ít là vào ngày nghỉ cuối tuần. Mặc dù thói quen của tôi có thể có lợi, tôi vẫn có thể làm điều đó theo cách phát triển tâm linh.
Chẳng hạn, hằng
ngày tôi thường cố gắng đến nhà thờ trước giờ lễ 15 phút để tâm sự với Chúa. Tuy
nhiên, vào những ngày bận rộn thì tôi chỉ có thể đến trước 5 phút, tôi luôn ám
ảnh rằng tôi đi lễ sớm mà cứ chia trí khi cầu nguyện. Thay vì dùng 5 phút để
cầu nguyện chân thành, tôi lại nghĩ Chúa cho tôi ít thời gian cầu nguyện hơn
thời gian làm việc.
Theo cách này, thói quen trở thành rào cản đối với sự phát
triển của tôi vì tôi tập trung nhiều vào việc theo đuổi các quy luật tôi tự đặt
ra, rồi phản ánh lý do tôi đặt ra quy luật ở vị trí đầu tiên. Tôi cố gắng
đi lễ sớm để có thể cầu nguyện và dành thời gian ở bên Đức Kitô, không tính bao
nhiêu phút tôi dành ra để cầu nguyện. Tôi không tập trung vào khoảng thời gian cầu
nguyện mà cố gắng gặp Đức Kitô trong lời cầu nguyện, vì tôi đã bỏ lỡ điểm đó. Đồng
hồ không còn hữu ích, nên cầu nguyện vì thực sự yêu Đức Kitô. May thay, tôi có
người vợ biết giúp tôi vượt qua cách thức hợp lý này để cầu nguyện.
Chẳng hạn, cả hai
chúng tôi cùng hoàn toàn tận hiến cho Chúa Giêsu qua Mẹ Maria theo cách của
Thánh Lm Louis de Montfort. Lòng sùng kính đòi hỏi cầu nguyện hằng ngày và theo
chu kỳ 33 ngày trước ngày lễ Đức Mẹ mà chúng ta cần cầu nguyện với Đức Mẹ, phó
thác cho Mẹ hướng dẫn để nhờ Mẹ dẫn đưa chúng ta tới gặp Chúa Giêsu.
Lòng sùng kính có
thể là thời gian dài cầu nguyện. Khi đã hoàn tất, chúng ta nên lặp lại lời hứa
này mỗi năm, theo cách cầu nguyện của việc sùng kính này trong những ngày trước
lễ tận hiến cho Đức Mẹ.
Vài năm trước, tôi
đã tận hiến cho Đức Mẹ, mỗi năm tôi vẫn nhắc lại lời tận hiến cho Đức Mẹ. Tuy
nhiên, năm nay, vợ tôi bảo nên mua cuốn sách “33 Days to Morning Glory” của Lm
Michael Gaitley. Sách cho biết cách tận hiến cho Đức Mẹ qua những bài viết của các
thánh có lòng sùng kính Đức Mẹ, chứ không chỉ đọc nhiều kinh kính Đức Mẹ.
Tôi muốn chia sẻ về
phương pháp sùng kính của Thánh Lm Louis de Montfort. Chính tôi đã cảm thấy
hiệu quả của cách sùng kính này. Tuy nhiên, cuốn sách của Lm. Gaitley giúp cả
vợ tôi là Caitlyn và tôi có cách mới sùng kính Đức Mẹ, điều này sẽ không được
mở ra cho chúng tôi nếu tôi chỉ giữ thói quen những năm trước. Hiện nay, thói
quen không tồi tệ, có thể là rất tốt đấy. Chẳng hạn, có điều gì đó thoải mái
khi biết rằng cấu trúc cơ bản của Thánh Lễ cũng giống như mỗi lần tôi tham dự. Tuy
nhiên, cuộc đời còn lại của tôi không phải lúc nào cũng tươm tất. Hãy nhìn vào
hai vị giáo hoàng vừa qua để thấy cách Chúa Thánh Thần hoạt động trong những
cách khác nhau giữa Giáo hội hiện nay. Thánh GH Gioan Phaolô II cho chúng ta
thấy cách chịu đau khổ và chết như một nhân chứng của chân giá trị cuộc sống giữa
nền văn hóa sự chết, trong khi ĐGH Biển Đức XVI đã cho chúng ta thấy sự khiêm
nhường ở giữa một xã hội đầy kiêu căng và tự phụ bằng cách ngài từ chức giáo
hoàng vì lý do tuổi già sức yếu.
Tôi nghĩ những
hành động khiêm nhường như vậy có thể nhắc chúng ta nhớ rằng Thiên Chúa không
thể bị đặt vào trong một chiếc hộp. Cổ ngữ có câu: “Nếu bạn muốn làm Thiên Chúa cười, hãy cho Ngài biết các dự định của
bạn.” (If you want to make God laugh, tell him your plans.) Chắc chắn rất
tốt để thấy tương lai và cấu trúc sự sống nhưng chúng ta không thể cứng nhắc khi
cho phép các phát minh nhân loại chen vào trên đường chúng ta tìm gặp Đức Kitô.
Nếu Thiên Chúa bảo chúng ta bước ra ngoài “vùng thoải mái,” chúng ta cần vâng
phục thay vì theo kế hoạch 3 năm để thực hiện lời đề nghị đó. Chúng ta cần nhớ
rằng cuộc đời của chúng ta không thuộc
về chúng ta mà thuộc về Thiên Chúa, chúng ta không thể kiểm soát mọi thứ mà
chính Ngài kiểm soát.
Tóm lại, tôi xin
bạn mở lòng ra hoàn toàn theo Ý Chúa để có thể cảm nghiệm niềm vui đích thực theo
cách sâu sắc hơn, và hãy cầu nguyện như Sir Francis Drake:
Lạy Chúa, xin hãy “quấy rầy” chúng con khi chúng con vui
mừng, khi mơ ước của chúng con thành hiện thực vì chúng con mơ ước quá ít, khi
chúng con an toàn vì chúng con đến gần bờ biển.
Lạy Chúa, xin hãy “quấy rầy” chúng con khi có nhiều thứ
chúng con sở hữu mà lại không biết khao khát Nước Hằng Sống; khi yêu cuộc sống,
chúng con đã không mơ ước sự vĩnh hằng, và khi chúng con nỗ lực xây dựng một
thế giới mới, chúng con lại chỉ thấy lờ mờ Nước Trời.
Lạy Chúa, xin hãy “quấy rầy” chúng con, để chúng con can
đảm mạo hiểm trên biển đầy giông tố để chúng con nhận biết quyền lực của Ngài.
Khi không nhìn thấy đất liền, chúng con sẽ tìm ra những ánh sao. Chúng con xin
Ngài vạch chân trời hy vọng cho chúng con, vạch lại tương lai trong sức mạnh, can
đảm, hy vọng, và yêu thương. Chúng con cầu xin nhân danh Thuyền Trưởng Giêsu
Kitô, Thiên Chúa của chúng con. Amen.
ROBERT WARUSZEWSKI
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)
✽ Vô Cảm Luân Lý – https://tramthienthu.blogspot.com/2019/08/vo-cam-luan-ly.html
✽ Thiên Chúa & Xêda
✽ Tìm Kiếm & Tạo Niềm Vui Trong Cuộc Sống Hỗn Độn
✽ Bản Lĩnh Lãnh Đạo – https://tramthienthu.blogspot.com/2016/09/ban-linh-lanh-ao.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment