Nghiên cứu cho thấy có khoảng 1/6 người Mỹ ngày nay không liên quan một tôn giáo nào. Thật vậy, giới trẻ dưới 30 tuổi – đặc biệt là cha mẹ ngày nay và tương lai – hầu như có thể sống không quan tâm nhiều tới lối sống tử tế. Sống tử tế có liên quan tâm linh, dù bạn có niềm tin tôn giáo hay không.
1. YẾU TỐ CÔNG BẰNG
Sasso định nghĩa rộng về tâm linh là
“một niềm tin nội tâm mà vũ trụ và mọi người được nối kết theo cách mà chúng ta
không thấy, là cuộc sống phải vượt ra ngoài cái tôi. Bạn tích cực lắng nghe con
cái về mọi thứ và khám phá các khái niệm tâm linh.Tiến sĩ Lisa Miller, giáo sư
khoa tâm lý và giáo dục tại ĐH Sư phạm Columbia (Columbia University's Teachers
College), TP New York, đồng ý: “Khi nói
đến tâm linh, cha mẹ là sứ giả của con cái. Chúng ta có thể cho chúng thấy tổng
quát, nhưng không cần thiết phải biết mọi thứ.”
Cách khám phá đó rất đáng cố gắng.
Nghiên cứu của TS Miller cho thấy rằng vấn đề tâm linh cá nhân có kết quả nhiều
hơn là chỉ có cảm giác. Bà nói rằng trẻ em phát triển một cảm giác về khả năng
yêu thương cao hơn là sức lực hướng dẫn – người ta gọi đó là Ông Trời, Tạo hóa,
Chúa, Phật, Thánh Allah, hoặc đơn giản là “thế giới yêu thương” (loving
universe) – chiếm 80%ít có thể bị trầm cảm nặng và 50% ít có thể bị lạm dụng
tình dục khi còn là thiếu niên.
Cũng vậy, một nghiên cứu của ĐH Anh
quốc Columbia, ở Canada, thấy rằng trẻ em nào tâm linh (các nhà nghiên cứu tách
biệt rõ ràng “tâm linh” khác với “tham dự giờ thờ phượng” hoặc “thuộc về một
giáo hội”) thì có khuynh hướng sống vui vẻ hơn. Hiểu vấn đề nào đó hơn là đề
cao ý nghĩa và mục đích cá nhân của trẻ em, đồng thời tái củng cố sự nối kết
của chúng với cộng đồng và người khác. Vấn đề quan trọng là làm sao thực hiện
điều đó? Một số cách giúp trẻ em có niềm tin và hy vọng là:
2. XÁC ĐỊNH TÂM LINH
Nếu bạn không thuộc về một tôn giáo có
tổ chức, con cái bạn sẽ có thể hỏi lý do người khác đi nhà thờ, chùa chiền hoặc
đền đài. Lisa Braun Dubbels, có 2 con ở Minneapolis, nói: “Tôi nói với các con rằng nhà thờ, đền đài, và chùa chiền đều là những
nơi người ta có thể thờ phượng chính thức, cùng với các thành viên khác của một
cộng đoàn. Tôi cũng gây ấn tượng với chúng rằng người ta có thể tìm thấy Tạo
Hóa ở khắp nơi trong thiên nhiên, nơi trường học, cả khi thức và khi ngủ.”Bạn
cũng có thể nhắc nhớ chúng rằng mỗi gia đình đều có những việc khác nhau: “Bạn bè của bạn có thể nói một ngôn ngữ
khác, có truyền thống văn hóa khác, hoặc là thành viên của một giáo hội khác.
Mỗi gia đình có một cách chọn lựa nhưng tất cả đều có giá trị.”
3. CHẤP NHẬN ĐÔI KHI MÌNH CŨNG KHÔNG
BIẾT
Điều này làm nhiều người lo sợ. Con
cái có thể hỏi các vấn đề lớn như “Ông bà nội ngoại đi đâu sau khi qua đời?” và
bạn cảm thấy “bó tay.” Hoặc, để tránh trả lời sai, bạn cứ “đi vòng quanh” các
vấn đề khó. Mimi Doe, mẹ của 2 đứa con và là tác giả cuốn “10
Principles for Spiritual Parenting”
(10 Quy Tắc đối với việc làm Cha Mẹ về Tâm Linh), thích xử lý các
vấn đề “nhạy cảm” với câu “Mẹ không biết. Cuộc sống đầy những bí ẩn mà!” Bà đề
nghị chia sẻ các thông tin nếu có thể, chẳng hạn: “Một số người tin là XYZ và một số người lại tin là ABC. Tôi lại tin là
JKL. Còn bạn nghĩ sao?” Phải mất thêm thời gian để hiểu vấn đề này, nhưng
chính xác hơn. Quan trọng là: Nếu bạn trả lời cho xong lần thì con cái cũng
biết.
4. THÓI QUEN SÙNG KÍNH
Điều này nghe rất giống việc cầu
nguyện và tham dự các nghi lễ tôn giáo. Nhưng những điều đó hiệu quả đối với
thiên niên kỷ như là cách để tỏ lòng biết ơn và quan tâm. Hãy cảm thấy thoải
mái để mượn những lời cầu nguyện hoặc những bài thơ từ các nền văn hóa khác,
hoặc khuyến khích các thành viên gia đình viết ra những lời cầu nguyện riêng.
Elise Rebmann khuyến khích các con “bày tỏ lòng biết ơn” khi cầu nguyện trước
bữa ăn tối. Chị nói: “Đôi khi đứa con 5
tuổi của tôi biết ơn về một cục kẹo hoặc một món đồ chơi, còn con gái 10 tuổi
của tôi nói về các điều tốt trong ngày.” Đây là vài cách khác:
▪ Cầu nguyện cho người bị bệnh hoặc
người chết khi thấy xe cứu thương, cầu nguyện cho các nạn nhân khi thấy xe cứu
hỏa,…
▪ Thắp một ngọn nến và cầm trên tay 1
phút trước khi đi ngủ. Thinh lặng và chia sẻ điều tốt lành đã xảy ra trong
ngày.
▪ Tạ ơn Chúa khi đánh răng vì đã cho bộ
răng tốt. Tạ ơn Chúa vì có khuôn mặt nguyên vẹn. Tạ ơn Chúa vì có đủ tứ chi. Tạ
ơn Chúa vì gia đình hạnh phúc.
5. ĐỌC SÁCH CHUNG
Có nhiều sách dành cho trẻ em có các
chủ đề liên quan sự tử tế, công lý, sự tha thứ, công bằng – các vấn đề khả dĩ
được coi là thuộc lĩnh vực tâm linh diễn tả sự nối kết mọi người và sống có mục
đích. Đừng đọc quá nhiều hoặc chỉ đọc một tác giả nào đó. Hãy hỏi trẻ em những
câu hỏi gợi mở như “Con nghĩ điều gì quan trọng nhất trong câu chuyện này?”
hoặc “Con đã làm được gì?” để trẻ em tập nhận thức.
6. TẠO NHIỆM VỤ GIA ĐÌNH
Nhiều truyền thống cung cấp khung giá
trị hoặc quy tắc để làm theo. Cố gắng tạo điều gì đó tương tự đối với gia đình
bạn. Ngay cả những trẻ chỉ 3 hay 4 tuổi cũng có thể hiểu những điều như “Gia
đình chúng ta tin rằng sống tử tế là giúp đỡ người khác, chăm sóc thú vật, và
đến với những người nghèo khổ.” Cha mẹ có thể viết câu ngắn gọn diễn tả nhiệm
vụ rồi dán lên tường, cũng có thể đơn giản là áp dụng điều đó khi chọn lựa cách
dùng thời gian hoặc giải quyết xung đột.
7. CỞI MỞ NỘI TÂM
Trẻ em có lợi nhiều khi nghe nói về
cách chúng ta xử lý cuộc sống. Có thể đơn giản là nói với con cái biết mối quan
ngại về chuyện gia đình và căn bệnh của người thân. Nghiên cứu của Miller cho
thấy rằng trẻ em nào cũng có ít là cha hoặc mẹ sống nội tâm – không hẳn phải là
một tôn giáo – và có khuynh hướng khám phá các vấn đề tâm linh của mình khi còn
trẻ và khi trưởng thành.
8. ĐÀO SÂU TRUYỀN THỐNG TÂM LINH
Hãy cân nhắc việc giáo dục trẻ em.
Cuộc sống ngày nay có nhiều thứ khiến chúng ta quan ngại về việc giáo dục con
cái. Cha mẹ cần quan tâm việc đào sâu tâm linh để có thể hướng dẫn con cái đi
đúng hướng. Xã hội có nhiều loại người, và chúng sẽ gặp nhiều tôn giáo khác,
nếu “yếu kém” về tâm linh rất dễ bị chao đảo – nhất là trẻ em (và những người
chưa trưởng thành về tâm linh).
9. THỜI GIAN BIỂU
Thời gian biểu là một dạng “gia đạo.”
Con cái đi đâu và làm gì? Cha mẹ có biết?Không phải là “kiểm soát” nhau theo
kiểu chính trị nhưng cha mẹ cần biết để có thể kịp thời ngăn cản chúng bị bạn
bè xấu lôi kéo vào con đường xấu. Có đứa thích nhạc, có đứa thích hội họa,… Đứa
con nào thích loại nghệ thuật nào thì hãy hướng chúng vào nghệ thuật tốt lành.
Cơ bản của nghệ thuật đã mang tính tâm linh rồi.
10. GIÁO DỤC BẰNG GƯƠNG MẪU
Lời nói làm lung lay, nhưng gương lành
mới đủ sức lôi kéo.Cha mẹ sống gương mẫu thì con cái sẽ noi theo. Muốn con cái
sạch sẽ và ngăn nắp thì cha mẹ phải sạch sẽ và ngăn nắp trước, không thể bắt
chúng làm mà mình lại “vô tư.”Cha mẹ hay khích bác người khác,làm sao có thể
dạy con cái sống yêu thương? Đó là quy luật tất yếu!
11. DỰA VÀO TÂM LINH KHI GẶP KHÓ KHĂN
Khi một người thân qua đời, thậm chí
chỉ là con vật cưng chết, khi thấy người khác bị thiên tai hoặc tai nạn (dù chỉ
thấy trên ti-vi hoặc nghe radio), khi trẻ em gặp điều bất công,… Đó là những cơ
hội để cho trẻ em thấy thực tế và sống tâm linh hơn. Hãy dạy chúng biết hướng
về những người đau khổ và thành tâm cầu nguyện cho họ. Nếu có thể thì dạy chúng
biết hy sinh phần quà nhỏ để chia sẻ với những người bất hạnh, đồng thời cũng
dạy chúng biết tạ ơn Chúa vì mình còn may mắn hơn họ.
Cha mẹ nên nói với con cái về vấn đề
đức tin và về sự sống đời sau khi chúng đọc truyện hoặc xem phim, nhất là khi
có người qua đời. Giáo dục trẻ em về tâm linh không phải là thực hiện hoàn hảo,
vì con người luôn bất toàn, nhưng hãy hỏi chúng những câu hỏi sâu sắc hơn để
chúng thấy cuộc sống có ý nghĩa. Cha mẹ nào cũng có thể làm như vậy.
Niềm tin cho chúng ta thêm hy vọng và
cảm thấy mình không đơn độc. Trẻ em cũng rất cần cảm nghiệm này.Dù bạn theo tôn
giáo nào thì vấn đề quan yếu vẫn là giá trị gốc của niềm tin và cố gắng sống
từng giây phút. Thế giới là nơi chúng ta đang sống, con cái chúng ta cần luân
lý để biết phân biệt điều đúng, điều sai.
Sống tử tế là sống yêu thương và là
sống tâm linh. Ai cũng có và cũng cần những giây phút riêng dành cho đời sống
tâm linh, dù bạn cố ý không muốn nhận thì đó vẫn là điều tất yếu vậy.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Parenting.com)
✽ Giáo Dục Con Trẻ – https://tramthienthu.blogspot.com/2021/08/giao-duc-con-tre.html
✽ Gợi Ý Giáo Dục Trẻ – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/02/goi-y-giao-duc-tre.html
✽ Yêu Thương Khi Trẻ Bướng Bỉnh
✽ Lòng Đố Kỵ – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/06/long-o-ky.html
✽ Phép Tính Kỳ Diệu – https://tramthienthu.blogspot.com/2018/10/phep-tinh-ky-dieu.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment