Monday, February 6, 2017

GỢI Ý GIÁO DỤC TRẺ

Một trong những điều thách thức nhất về việc nuôi dạy con cái là BIẾT cách thức và BIẾT lúc nào cần kỷ luật. Phụ huynh (giáo viên hoặc giáo dục viên) phải làm gì khi đứa trẻ biết “nhấn nút chính xác” để thách thức tối đa và không có gì có vẻ tác dụng?

Hãy gặp Thánh Gioan Don Bosco – nhà giáo dục của Thiên Chúa.

Thánh Don Bosco biết chính xác bạn sẽ trải qua điều gì, vì ngài dành cả cuộc đời để đào tạo những “con ngựa chứng.” Ngài giáo dục chúng và tận tụy giúp chúng trở thành những người ngay chính phục vụ mục đích tốt của xã hội.

Khi nỗ lực đó phát triển, Thánh Bosco cần sự giúp đỡ của người khác. Điều này cũng có nghĩa là ngài đào tạo các giáo dục viên mới.

Trong những lá thư gởi cho các giáo dục viên, Thánh Bosco cho biết chi tiết “Hệ Thống Ngăn Ngừa” của việc giáo dục để giúp các học sinh VÂNG LỜI chứ KHÔNG SỢ HÃI hoặc MIỄN CƯỠNG, nhưng bằng SỰ THUYẾT PHỤC. Trong hệ thống này, mọi sức ép phải được loại bỏ, và thay vào đó là LÒNG KHOAN DUNG.

Đây là bảy gợi ý mà Thánh Gioan Bosco truyền đạt cho các giáo dục viên, các điều này vẫn phù hợp với ngày nay và có thể hữu ích đối với các cha mẹ đẽ “mệt mỏi” hoặc các giáo viên đã “thất vọng” tiếp tục phấn khởi hướng dẫn trẻ em tiến tới con đường nhân đức.

1. TRỪNG PHẠT LÀ HẠ CẤP

Chắc chắn rằng nổi nóng dễ dàng hơn kiềm chế gấp 10 lần, hù dọa trẻ dễ hơn thuyết phục chúng. Cũng chắc chắn rằng trừng phạt trẻ dễ dàng hơn chịu đựng và tử tế với chúng. Thánh Phaolô thường than phiền về cách một số người tân tòng dễ dàng trở về với thói quen thâm căn cố đế của họ; nhưng ngài vẫn chịu đựng với sự kiên nhẫn. Đây là loại kiên nhẫn chúng ta cần áp dụng đối với trẻ em.

2. GIÁO VIÊN PHẢI CÓ UY TÍN

Khi tiếp tục làm điều này, việc bỏ một số biểu hiện về sự tử tế là một hình phạt mà nó nhen nhóm lại sự ganh đua, khôi phục lòng can đảm và không bao giờ làm mất giá trị.

Mỗi giáo viên phải làm cho mình được quý mến, nếu muốn mình có uy tín. Giáo viên sẽ đạt được điều quan trọng này nếu nói cho rõ ràng, kể cả các động thái, để chứng tỏ sự quan tâm và sự mong ước của mình vì hạnh phúc của học sinh về tâm linh và xã hội.

3. KHÔNG NÊN TRỪNG PHẠT CÔNG KHAI

Chúng ta nên sử dạy chúng với lòng kiên nhẫn của một hiền phụ hoặc hiền mẫu. Nếu có thể, không nên sửa dạy công khai, nên sửa dạy riêng, như người Latin có câu: “In Camera Caritatis” – Trong Căn Phòng Tình Yêu, tức là sửa dạy khi không có người khác. Chỉ sửa dạy công khai trong những trường hợp hiếm hoi, nhằm ngăn ngừa hoặc sửa trị – đối với tội nghiêm trọng cần răn đe để làm gương.

4. TUYỆT ĐỐI TRÁNH HÌNH PHẠT THỂ LÝ

Luật nhân đạo CẤM các hình phạt thể lý – quỳ gối, tát má, kéo tai,… và các dạng tương tự. Các dạng như vậy làm cho trẻ tức giận, đồng thời cũng hạ giá nhân cách của giáo viên.

5. QUY ƯỚC NGHIÊM TÚC VÀ RẠCH RÒI

Giáo viên phải biết rằng luật về kỷ luật, phần thưởng và hình phạt kèm theo, phải cho học sinh biết, để không ai có thể viện cớ là không biết điều gì được khuyên hoặc bị cấm. Nói cách khác, trẻ em cần có “biên độ” và có thể áp dụng đúng. Không ai cảm thấy an toàn nếu họ đang mù mờ, và có thể họ sẽ té ngã.

6. KIÊN ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC

Hãy chính xác khi đó là nhiệm vụ, hãy kiên quyết theo đuổi điều thiện, hãy can đảm ngăn chăn điều xấu, nhưng luôn nhẹ nhàng và cẩn trọng. Chắc chắn rằng sự thành công thực sự chỉ đến từ sự kiên nhẫn.

Giáo viên thiếu kiên nhẫn làm cho học sinh “ghê tởm” và thất vọng. Sự kiên nhẫn là liệu pháp duy nhất đối với mọi người, kể cả đối với các trường hợp bướng bỉnh nhất và ngang ngược nhất. Đôi khi có thể bạn không thành công mặc dù đã kiên nhẫn nhiều, nhưng cuối cùng thì lòng khoan dung sẽ chiến thắng. Lòng nhân hậu là liệu pháp có thể chậm tác dụng, nhưng khả dĩ triệt căn hữu hiệu.

7. KIỀM CHẾ CÁI TÔI

Khi xử lý trẻ, cha mẹ hoặc giáo viên không được để mình bị che khuất bởi bóng tối của cơn giận. Nổi nóng hoặc tức giận bởi vì “cái tôi” vùng lên. Nếu cảm thấy không thể kiềm chế, hãy im lặng và tránh ra nơi khác. Sự kiềm chế phải kiểm soát toàn bộ trí óc, con tim và miệng lưỡi của bạn. Khi thấy trẻ phạm lỗi, hãy gợi lên lòng cảm thông và niềm hy vọng trong trong tâm trí dành cho chúng, rồi bạn mới có thể sửa dạy chúng hiệu quả và hữu ích.

Trong những lúc khó khăn, hãy khiêm nhường cầu nguyện với Thiên Chúa. Đó là cách hữu ích hơn là nổi cơn giận dữ. Trẻ sẽ không có lợi ích gì từ sự mất kiên nhẫn của bạn, và bạn cũng chỉ thiệt thòi mà thôi!

PHILIP KOSLOSKI

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ aleteia.org)

 Giáo Dục Con Trẻ – https://tramthienthu.blogspot.com/2021/08/giao-duc-con-tre.html
 Giáo Dục Tâm Linh Cho Trẻ Em
     https://tramthienthu.blogspot.com/2015/09/giao-duc-tam-linh-cho-tre-em.html

No comments:

Post a Comment

Comment