Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2022

VẤN ĐỀ VÔ THẦN

Thuyết vô thần là ý thức hệ thời đại chúng ta và là trạng thái mặc định của người dân bình thường. Theo một nghiên cứu năm 2022, khoảng 50% dân số của hầu hết các quốc gia Tây phương xác định là người vô thần hoặc huynh đệ không cam kết, những người theo thuyết bất khả tri.

Thế giới đã sụp đổ đến nỗi bất kỳ hoạt động tôn giáo nào sai lầm thì đừng bao giờ lưu ý đến việc tuân thủ nghiêm ngặt theo “Con Đường, Sự Thật và Sự Sống.” Nhưng điều quan trọng cần nhớ là thế giới không phải lúc nào cũng như vậy. Người ta đã cố ý thực hiện theo cách này thông qua âm mưu của những kẻ thù của Đức Kitô.

Trong khi ngày nay trạng thái mặc định của con người là vô thần, trạng thái mặc định của con người trong thời kỳ cai trị của Kitô giáo đã từng là Công giáo. Hoặc, trước đó là ngoại giáo – một cách sử dụng sai lầm, sai hướng của bản năng tôn giáo bẩm sinh.

Chúng ta đang sống trong một thế giới ngoại giáo một lần nữa. Hơn nữa, giờ đây chúng ta đang sống trong một thế giới ngoại giáo hậu Kitô giáo – một thế giới đã nghe Phúc Âm nhưng lại làm ngơ. Trong cuốn “The Gods of Atheism” (Các Thần của Chủ Nghĩa Vô Thần) xuất bản năm 1971, Lm. Vincent Miceli lập luận rằng chủ nghĩa vô thần được gọi là chống hữu thần phù hợp hơn. Nó bắt nguồn từ bản sắc và đặc tính từ những gì nó từ chối – nghĩa là từ chối Thiên Chúa. Nó không tin vào bất cứ điều gì, nó không tin vào điều gì đó.

Thuyết vô thần ngày nay không dựa trên sự nhầm lẫn hoặc sự thật không đầy đủ, mà dựa trên sự bác bỏ hoàn toàn sự thật đã được tiết lộ. Nhiệm vụ của Lm. Miceli trong cuốn sách này là chỉ ra rằng chủ nghĩa vô thần không phải là một hoạt động tự nhiên hoặc hữu cơ của con người, đó là một phong trào có tính toán, có chủ ý từ việc xây dựng và truyền bá điều sai lầm có chủ ý, có tổ chức. Trong một loạt tiểu sử trí thức, Lm. Miceli nghiên cứu về các “bố già” của chủ nghĩa vô thần, bao gồm 17 nhân vật chịu trách nhiệm phân tích cấu trúc Kitô giáo và phá vỡ chính ý tưởng và việc thực hành đức tin siêu nhiên.

Trong số các nhân vật này có những cái tên quen thuộc và những ứng viên rõ ràng sẽ là Kẻ Phản Kitô: Friedrich Nietzsche, Karl Marx và Albert Camus. Nhưng cũng bao gồm những người theo chủ nghĩa vô thần tinh vi hơn, một số người trong số họ thậm chí còn nhận là Kitô giáo, chẳng hạn như “thần học gia Tin Lành cấp tiến mới” William Hamilton (1924-2012).

Xuyên suốt là cách thực hành chủ nghĩa nhân văn – một tôn giáo tập trung vào con người, có nguồn gốc từ cái gọi là Sự Khai Sáng. Lm. Miceli nói: “Cũng như các thánh, những người vô thần không được sinh ra.” Đây là bản tóm tắt ngắn gọn về cách chúng được tạo ra:

1. TÔN THỜ CHÍNH MÌNH

Như tiêu đề của cuốn sách đã gợi ý, chủ nghĩa vô thần không phải là thiếu sự thờ phượng, mà là sự sùng bái các thần tượng. Do trạng thái bản thể luận của chúng ta và sự khao khát Thiên Chúa, việc tránh thờ phượng hoàn toàn là điều không thể đối với con người. Hơn nữa, khi Thiên Chúa bị loại khỏi vị trí thích hợp của Ngài như là đối tượng thờ phượng của con người, thì điều bất cứ điều gì khác sẽ thay thế Ngài.

Người thay thế thần tượng này thường là cái tôi – tín ngưỡng của Luxiphe về sự kiêu ngạo, tự tôn thờ và bướng bỉnh đối với ý Chúa. Tính ích kỷ bị rối loạn là phương pháp dễ dàng nhất và an toàn nhất của chủ nghĩa vô thần, vì mỗi người đều rất bướng bỉnh, không phục tùng Thiên Chúa, tính ngang ngạnh đó sẽ chi phối hành động của chúng ta trong trạng thái sa ngã.

Lm. Miceli giải thích rằng những người vô thần thường bắt đầu như những tín đồ thờ ơ, hâm hẩm. Tội nhân ngoan cố, người tự cho ý mình cao hơn ý Chúa, đã hành động như “người vô thần thực tế” – như chính hắn cho là như thế. Nguyên liệu thô của chủ nghĩa vô thần ở chỗ đó, và nếu con người không ăn năn, thì kết luận hợp lý của việc từ chối Thiên Chúa thực tế là sự khước từ theo giáo điều cuối cùng đối với Thiên Chúa. Để thỏa mãn lương tâm, toàn bộ những điều được lập ra để biện minh và che giấu những hành động tự hào và tội lỗi đó.

“Những chồi non đầu tiên của chủ nghĩa vô thần nảy sinh từ nền tảng bất trung của con người đối với Thiên Chúa. Từ đầu, sự bất trung này có thể đáng tiếc và bị chống lại. Tuy nhiên, ở nơi nào đó, người ta cho phép sự bất trung thường xuyên hơn, ổn định hòa bình với họ, và cuối cùng từ bỏ cuộc chiến giành lấy lòng tín thành với Thiên Chúa. Quyết định được đưa ra chắc chắn chống lại Thiên Chúa.”

Ở đây, chúng ta thấy rằng tất cả chúng ta đều có xung lực hướng tới thuyết vô thần – đó là hệ quả của sự ham muốn trần tục. Nhưng sự khác biệt đặc trưng cho thời kỳ hậu Khai Sáng của chúng ta là việc phủ nhận thực tế của tội kiêu ngạo này, và tiếp theo là coi tính ích kỷ như một nguyên tắc gần như tôn giáo. Thay vì ăn năn, kẻ vô thần thực dụng vẽ ra những hiến pháp có tư tưởng cao cho phép hắn tiếp tục phạm tội bằng cách xóa bỏ tội lỗi. Chủ nghĩa vô thần là sự đối phó phức tạp đối với việc không chịu quay lưng lại với tội lỗi.

“Khi sự phủ nhận của cá nhân đối với Thiên Chúa trở thành quen về ý muốn và hành động, khi những lời phủ nhận này trở thành mục tiêu, động cơ và đam mê của họ – trở thành dự án của họ cho cuộc sống, dù có thể cao cả hoặc nhân bản một cách tự nhiên – nói cách khác, sự khước từ Thiên Chúa đã được phổ biến rộng rãi, sau đó người không tin đã nâng chủ nghĩa vô thần cụ thể của mình lên tầm giáo lý cũng như thực hành. Đối với người như vậy, chủ nghĩa vô thần trở thành một lý thuyết, một nguyên tắc, cũng như một lối sống thực tiễn, biện minh về mặt siêu hình, thần học và đạo đức cho tất cả những suy nghĩ và nỗ lực của con người là cần chống lại chính ý tưởng của Thiên Chúa.”

2. TẤN CÔNG THIÊN CHÚA

Sự lật đổ Kitô giáo có tính toán, thông qua một loạt các sự kiện bao gồm các cuộc cách mạng Tin Lành và cuộc Cách Mạng Pháp, đã tạo ra tình trạng đáng buồn mà chủ nghĩa vô thần ngự trị. Khi vương quyền xã hội của Đức Kitô bị hủy bỏ, chính Thần Tính của Ngài có thể được nhắm tới tiếp theo.

Dom Hubert van Zeller đã viết về sự tôn kính phụng vụ cần thiết: “Khi phẩm giá Đức Kitô bị mất tầm nhìn, thần tính theo sự phù hợp.” Để được mọi người coi trọng, tôn giáo đó trước tiên phải nghiêm túc, được những người thực hành tôn giáo đó coi trọng, và đi kèm với phẩm giá thích hợp trong việc thờ phượng phù hợp với Chân Lý mà nó là vật chứa đựng.

Một số người trong số những người được giới thiệu bởi Lm. Miceli đã chế nhạo tôn giáo trước khi tiến hành một cuộc tấn công trí tuệ có tổ chức chống lại nó. Do đó, những người vô thần sử dụng vũ khí khinh bỉ hiệu quả ngấm ngầm để tấn công tôn giáo một cách tàn bạo. Về lâu dài, việc nuôi dưỡng sự coi thường và căm phẫn đối với đức tin có sức mạnh hơn là sự tấn công bề ngoài.

3. GIEO MỐI HOÀI NGHI

Một trong những thay đổi chính của thời kỳ Khai Sáng là từ tư duy tiên nghiệm – “trước thực tế,” dựa trên những điều đầu tiên, suy luận suy diễn, sang tư duy hậu kỳ – “sau thực tế,” đòi hỏi bằng chứng hữu hình, suy luận quy nạp. Bằng chứng theo lối kinh nghiệm – bằng chứng có thể nhận biết được bằng các giác quan – đã lên ngôi như một phương tiện duy nhất có thể chấp nhận được để chứng minh bất cứ điều gì.

Lm. Miceli giải thích cách mà chủ nghĩa kinh nghiệm là kẻ thù của đức tin. Phép lạ có thể hỗ trợ đức tin của chúng ta, đức tin chưa bao giờ dựa trên “bằng chứng.” Cách tiếp cận như vậy đánh bại mục đích của đức tin: “Nếu Thiên Chúa có thể được chấp nhận một cách dễ dàng như chúng ta chấp nhận định luật hấp dẫn thì đức tin và tình yêu được ưu tiên như những giá trị đạo đức vô giá sẽ không còn tồn tại nữa.”

Tạo ra thần tượng khoa học là cách chắc chắn để gieo rắc đủ sự nghi ngờ vào tâm trí con người rằng anh ta bác bỏ siêu hình học về nguyên tắc và phủ nhận khả năng tin vào Thiên Chúa: “Người ta ủ rũ theo thuyết vô thần bởi vì anh ta không có bằng chứng hợp lý, không có các yếu tố vật lý vững chắc về sự hữu hiệu của Thiên Chúa mở ra cho mình sự phê phán về tình trạng phi lý một cách nóng nảy khi đòi hỏi những điều không thể.”

4. HỨA ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG

Nếu Thiên Chúa bị loại bỏ như cứu cánh cuối cùng của con người, thì những người vô thần phải đưa ra cách thay thế: một mục tiêu thay thế, một Thiên Chúa thay thế, và ngay lập tức, một thiên đường thay thế. Trong hệ thống tư tưởng của mỗi người vô thần, thiên đường thay thế đó luôn là một biến thể nào đó của thế giới này (xét cho cùng, không có thế giới khác).

Đây là lý do tại sao ý tưởng về một thế giới không tưởng lại rất phổ biến trong tư duy vô thần. Điều không tưởng là lời hứa sai lầm lâu năm của chủ nghĩa cộng sản. Bài báo vô lý của Karl Marx về niềm tin rằng khi chủ nghĩa xã hội hoàn hảo đã đạt được, nhà nước độc tài sẽ chỉ “tàn lụi” cho sự ngây ngô tự phụ về lòng tốt của chính con người. Trong thế giới sa đọa, bất cứ điều gì không tưởng đều không thể xảy ra. Người Công giáo hiểu điều đó, những người vô thần cố gắng không đếm xỉa điều đó một cách kiêu hãnh.

Những điều không tưởng vô lý ở các mức độ khác nhau đã được các “bố già” của chủ nghĩa vô thần tạo ra. Một giáo phái đặc biệt kỳ quặc là đứa con của Cách Mạng Pháp, cuốn “Religion of Humanity” (Tôn Giáo Nhân Đạo,) còn gọi là Chủ Nghĩa Thực Chứng (Positivism – Học thuyết triết học cho rằng các định đề mà không thể xác minh được khi đối chiếu với bằng chứng thực tiễn thì chí ít phải coi là không thể chấp nhận được như là một bộ phận của khoa học hoặc ở mức cao nhất là vô nghĩa) của Auguste Comte (1798-1857), đã giữ lại các yếu tố của tôn giáo trong các nghi thức, ngày lễ và biểu chương (regalia) – một sự chiếm đoạt lẫn lộn về niềm tin.

Sự tôn thờ cá nhân đối với bản thân, thông qua mệnh lệnh đạo đức Kant, biến hóa sự tôn thờ chung của con người. Vì một trong những đặc điểm của con người là ý chí tự do, việc tôn thờ con người đòi hỏi phải có thuyết tương đối, đó là cách chúng ta kết thúc với Kinh Tin Kính của Satan “hãy làm như người muốn” và gần đây là “ta là người phán xét.”

Trong tất cả các tài liệu về Kẻ Phản Kitô, vương quốc của Người Tội Lỗi được miêu tả như điều không tưởng trên thế gian. [*] Tiêm nhiễm các nguyên tắc ma quỷ của thuyết vô thần, Kẻ Phản Kitô hứa hứa bánh và sự huyên náo, và quyến rũ hơn là sự khoan dung về sai lầm và tội lỗi. Khi phủ nhận chân lý khách quan, tất cả các tôn giáo đều được tổng hợp một cách vui vẻ thành Sùng Bái Con Người. Không phải vác thập giá trong vương quốc của Kẻ Phản Kitô. Có niềm vui và hạnh phúc tự nhiên mà thiếu điều trung tâm là Sự Thật.

Do đó, cuốn “The Gods of Atheism” của Lm. Miceli là bạn đồng hành không thể thiếu trong bài phân tích về Kẻ Phản Kitô, được viết sau đó 10 năm. Những “bố già” của chủ nghĩa vô thần này có thể được coi là đặc vụ của Kẻ Phản Kitô trên thế giới sẵn sàng lên ngôi. Chủ nghĩa đại kết sai lầm và chủ nghĩa vô thần là hai hệ tư tưởng chỉ hướng linh hồn xa rời chân lý khách quan của Thiên Chúa và khuyến khích sự tôn vinh con người. Khi điều hướng một thế giới bị ô nhiễm bởi chủ nghĩa vô thần, điều cần thiết là phải hiểu chủ nghĩa chống đối này bắt nguồn từ đâu. Nó không xuất hiện trong một sớm một chiều, mà có thể bắt nguồn từ một nhóm nhà tư tưởng cụ thể, những người khước từ Thiên Chúa trong tâm hồn và sau đó là lời nói của họ. Lm. Miceli trang bị cho độc giả những cuộc thảo luận đầy đủ thông tin về bản chất thực sự của thuyết vô thần và hậu quả tai hại của nó.

KRISTEN VAN UDEN

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Chiều 18-09-2022

[*] Cuốn “Lord of the World” (Chúa của Thế Giới) của Lm. Robert Hugh Benson, trong đó Kẻ Phản Kitô được mô tả là nhà lãnh đạo có sức lôi cuốn nổi tiếng, hứa hẹn mọi điều cho tất cả mọi người – ít nhất là trên thế gian này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment