Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

ĐA DẠNG VÔ THẦN

Thuyết vô thần (atheism) là khái niệm khá đơn giản hơn so với Kitô giáo (Christianity) hoặc Ấn giáo (Hinduism), nhưng chữ “vô thần” vẫn được dùng theo nhiều dạng.

Điều này có thể gây lầm lẫn. Người ta có thể nói rằng mình là người vô thần, và những người nghe họ nói có thể cho rằng người đó là một dạng người vô thần, trong khi người đó là một dạng người vô thần khác.

Để phân biệt, đây là 7 loại vô thần, chia thành 7 nhóm. Một số loại vô thần có thể được kết hợp trong một người, một số khác thì không thể. Chẳng hạn, thích hợp để là một người vô thần ngộ đạo, hạn hẹp, thân thiện. Nhưng người ta không thể vừa là người vô thần thụ động vừa là người vô thần chiến đấu.

Danh sách này không xác định. Có nhiều cách tổ chức và gắn nhãn những loại vô thần khác. Tóm lại, có thể dùng chữ “thần linh” cho cụm từ thường dùng là “Thiên Chúa hoặc thần linh.”

1. KHÁC NHAU VỀ KIẾN THỨC

Người vô thần ngộ đạo (gnostic atheist) không chỉ không tin có thần linh, mà còn dám chắc là không có thần linh. Người vô thần ngộ đạo không tìn vào thần linh và cũng không biết có thần linh.

2. KHÁC NHAU VỀ SỰ XÁC ĐỊNH

Người vô thần tiêu cực (negative atheist) không tin vào thần linh. Họ cũng được gọi là người vô thần yếu đuối (weak atheist) hoặc người vô thần mặc nhiên (implicit atheist). Người vô thần tích cực (positive atheist) không chỉ không tin vào thần linh, mà còn xác định rằng thần linh không hiện hữu. Họ cũng được gọi là người vô thần mạnh mẽ (strong atheist) hoặc người vô thần minh nhiên (explicit atheist).

3. KHÁC NHAU VỀ PHẠM TRÙ

Người vô thần rộng rãi (broad atheist) chối bỏ sự hiện hữu của các thần linh như Zeus, Thor, Yahweh, Shiva, v.v... Người vô thần hạn hẹp (narrow atheist) chối bỏ sự hiện hữu của các thần linh theo truyền thống Tây phương, mặc dù các thần linh tốt lành, hiểu biết và quyền năng.

4. KHÁC NHAU VỀ TÍNH HỢP LÝ CỦA THUYẾT HỮU THẦN

Người vô thần không thân thiện (unfriendly atheist) cho rằng không ai được công chính hóa khi tin có thần linh. Người vô thần bàng quan (indifferent atheist) cho rằng không biết người ta có công chính hóa hay không khi tin có thần linh. Người vô thần thân thiện (friendly atheist) cho rằng một số người hữu thần được công chính hóa khi tin có thần linh.

5. KHÁC NHAU VỀ SỰ CỞI MỞ

Người vô thần bí mật (closet atheist) chưa được nhiều người biết về sự vô tín ngưỡng của họ. Người vô thần cởi mở (open atheist) được nhiều người biết về sự vô tín ngưỡng của họ.

6. KHÁC NHAU VỀ HÀNH ĐỘNG

Người vô thần thụ động phóng khoáng (broad passive atheist) không tin vào thần linh, nhưng cũng không tìm cách làm cho người khác ủng hộ sự vô thần của mình. Người vô thần truyền giáo (evangelical atheist) tìm cách thuyết phục người khác từ bỏ niềm tin của họ.

Người vô thần chủ động phóng khoáng (broad active atheist) làm việc nhân danh các nguyên nhân có lợi cho người vô thần (nhưng không hẳn chỉ riêng người vô thần). Chẳng hạn, họ đấu tranh chống phân biệt đối với người vô thần, hoặc họ nỗ lực ủng hộ sự tách biệt giữa giáo hội và nhà nước.

Người vô thần chiến đấu phóng khoáng (broad militant atheist) sử dụng bạo lực để thúc đẩy chủ nghĩa vô thần hoặc triệt tiêu tôn giáo. Thuật ngữ “người vô thần chiến đấu” (militant atheist) thường bị áp dụng sai cho người vô thần truyền giáo không mãnh liệt (non-violent evangelical atheist) như Richard Dawkins. Nhưng để duy trì song song với “Kitô hữu chiến đấu” (militant Christian) là người đánh bom các bệnh viện hoặc “tín đồ Hồi giáo chiến đấu” (militant Muslim) đánh bom tự sát, có lẽ thú vị với định nghĩa cho rằng “người vô thần chiến đấu” (militant atheist) là người thừa nhận các hành vi bạo động.

7. KHÁC NHAU VỀ TÍN NGƯỠNG

Người vô thần có tín ngưỡng rõ ràng (broad religious atheist) thể hiện tín ngưỡng nhưng không tin vào thần linh. Người vô thần vô tín ngưỡng không thể hiện tín ngưỡng.

Dĩ nhiên, có nhiều dạng vô thần hơn như thế này, bởi vì người ta có thể là người vô thần cộng hòa (Republican atheist) hay là người vô thần dân chủ (Democratic atheist), người vô thần thấp (short atheist) hay là người vô thần cao (tall atheist), người vô thần da trắng (Caucasian atheist) hay là người vô thần Tây Bồ (Hispanic atheist), người vô thần nền tảng (foundationalist atheist) hay là người vô thần cấu kết (coherentist atheist), người vô thần bị mê hoặc (enchanted atheist) hay là người vô thần giác ngộ (disenchanted atheist).

Ái chà, kể ra vô thần cũng đa dạng. Rắc rối thật đấy! Tuy nhiên, cần phải xác định sự thật này: Thuyết vô thần chỉ là Văn Hóa của Sự Chết. Và hãy luôn tâm niệm: “Hãy hết lòng tin tưởng vào Đức Chúa, chớ hề cậy dựa vào hiểu biết của con. Hãy nhận biết Người trong mọi đường đi nước bước, Người sẽ san bằng đường nẻo con đi.” (Cn 3:6)

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CommonSenseAtheism.com)
 Khi Người Vô Thần Sám Hối
     https://tramthienthu.blogspot.com/2015/07/khi-nguoi-vo-than-sam-hoi.html
 Thắng Lý Người Vô Thần
     https://tramthienthu.blogspot.com/2018/04/thang-ly-nguoi-vo-than.html
 Huyền Thoại Của Chủ Nghĩa Vô Thần
     https://tramthienthu.blogspot.com/2017/06/huyen-thoai-cua-chu-nghia-vo-than.html
 Người Vô Thần Có Vào Thiên Đàng?
     https://tramthienthu.blogspot.com/2013/06/nguoi-vo-than-co-vao-thien-ang.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment