Các nhà thiên văn đã nghiên cứu vũ trụ rất lâu sau khi nó hoạt động. Sự thật là họ sẵn sàng nghiên cứu nó, cho rằng vũ trụ có thể nghiên cứu. Điều này có nghĩa là họ tin rằng thế giới vi mô của trí tuệ con người hòa hợp với thế giới vĩ mô của thế giới bên ngoài, rằng vũ trụ có thể đọc bằng trí thông minh của con người. Khoa học giả định rằng vũ trụ có trật tự và càng khám phá thì càng có nhiều lý do để tin rằng đúng như vậy.
Khoa học không chứng thực các giả định ban
đầu của nó. Về mặt khoa học, nó không thể giải thích làm thế nào mà vũ trụ trở
nên dễ hiểu ngay từ đầu. Nó không giải thích mối quan hệ tự nhiên tồn tại giữa
con người trong thế giới vi mô và thế giới vĩ mô. Nó không thể tiến hành nếu
không tin chắc rằng vũ trụ có thể hiểu được và có trật tự, rằng con người là NGƯỜI
BIẾT về thực tế chứ không chỉ là NGƯỜI SUY NGHĨ về ý tưởng.
Tháng 05-2022, hai linh mục người Ý của Đài
Thiên Văn Vatican đã phát hiện thêm lý do để ủng hộ giả thuyết rằng vũ trụ là
một hệ thống có trật tự chứ không phải một vũ trụ được đánh dấu bởi sự hỗn độn
hoặc mâu thuẫn nhau. Các nhà thiên văn Dòng Tên, Lm Gabrielle Gionti và Lm
Matteo Galverni, đã tìm ra một cách tiếp cận toán học mới “xác nhận vũ trụ của
chúng ta có trật tự và hài hòa về phương diện toán học.” Nghiên cứu này đã công
bố trên tạp chí uy tín Physical Review D. Hai khoa học gia này cho rằng cách
tiếp cận đó sẽ giúp các nhà thiên văn khác hiểu rõ hơn về cách thức mà lực hấp
dẫn hoạt động vào thời điểm có vụ nổ Big Bang, khi vũ trụ xuất hiện.
Họ không tuyên bố rằng phát hiện của họ cung
cấp bằng chứng cho sự hiện hữu của Chúa. Tuy nhiên, họ cho biết: “Thật hợp lý khi nghĩ rằng trật tự này là
thành quả của sự sáng tạo bởi một Thiên Chúa nhân từ.” Các khoa học gia tiếp
tục tìm ra chứng cớ cho thấy giả định ban đầu của họ, cụ thể là tin rằng vũ trụ
có trật tự, là đúng. Đức tin có trước khoa học và cả hai cùng di chuyển theo
hướng của trí tuệ.
Bác học Einstein đã tuyên bố: “Đối với tôi, điều khó hiểu nhất là vũ trụ có thể hiểu được.” Con người có thể hiểu được vũ trụ bằng cách nào? Điều đó khó có thể xảy ra nếu không có yếu tố thứ ba đưa chúng vào sự hài hòa với nhau. Cứ như thể ai đó đã tự phát minh ra một ngôn ngữ, rồi sau đó bắt gặp một cuốn sách viết bằng chính ngôn ngữ đó. Sự trùng hợp này không thể là kết quả của sự ngẫu nhiên. Khi Margaret Mead đang nghiên cứu một nền văn hóa nguyên thủy, bà tình cờ có hai bản sao của một trong những cuốn sách của mình. Thực tế là những cuốn sách này hoàn toàn giống hệt nhau – từng mẫu tự, từng chữ – đã làm kinh ngạc những người bản xứ, những người chưa từng nhìn thấy máy in, không thể hiểu được làm thế nào mà hai thứ lại có thể giống nhau đến từng chi tiết. Mọi thứ theo kinh nghiệm của họ là số ít. Họ cảm thấy có yếu tố thứ ba phải chịu trách nhiệm thiết lập sự trùng hợp đó, nhưng dù nó có thể là gì thì vẫn hoàn toàn là điều bí ẩn đối với họ. Có thể chính Thiên Chúa là Nhà Thiết Kế – một loại máy in trên trời – hoặc yếu tố thứ ba nào giải thích cách trí óc con người có thể đọc được quy luật tự nhiên?
Khoa học gia phải thực hiện hành động ban đầu
với niềm tin rằng thế giới mà họ áp dụng lý trí là thế giới mà các quy luật của
nó vừa dễ hiểu vừa kiên định. Họ phải tin vào điều này, nếu không họ sợ rằng quy
luật vũ trụ giống như trò chơi croquet (bóng cửa, bóng vồ – lấy dụng cụ như cái
búa đánh trái bóng lăn qua một khung nhỏ, phổ biến ở Anh, luật chơi thay đổi
từng lúc theo lệnh độc đoán của Nữ Hoàng). Vì vậy, Norbert Wiener – “cha đẻ khoa
Điều Khiển Học,” có bằng tiến sĩ Harvard về toán học năm 18 tuổi, và cuốn sách “God
and Golem, Inc.” đem về cho ông Giải Thưởng Sách Quốc Gia năm 1964 – đã xác
định: “Khoa học là không thể nếu không có
niềm tin.” Khoa học gia không thể bắt đầu thực hiện công việc nếu họ không
tin rằng vũ trụ vật chất vận hành theo quy luật thông thường và dễ hiểu. ĐGH Lêô
XIII nói: “Ngay khi Thánh Tôma phân biệt
giữa đức tin và lý trí, ngài liên kết chúng trong mối quan hệ thân thiện với
nhau, thừa nhận từng quyền hạn và từng phẩm giá đặc biệt của nó.” Đối với Thánh
Tôma, thiên nhiên ở giữa con người và Thiên Chúa. Khi bắt đầu hiểu quy luật tự
nhiên thì con người cũng bắt đầu hiểu quy luật vĩnh cửu tồn tại trong Thiên
Chúa.
Triết gia Étienne Gilson nói: “Trực giác trung tâm điều khiển toàn bộ sự
hiểu biết triết học và thần học của Thánh Tôma là không thể thực hiện công lý đối
với Thiên Chúa mà không thực hiện công lý đối với thiên nhiên, và công lý đối
với thiên nhiên cũng là cách chắc chắn nhất để thực thi công lý đối với Thiên
Chúa.” (“Nature and God. St. Thomas Aquinas,” Proceedings of the
British Academy, Vol. XXI, London: Oxford Press, 1936, pp. 29-45) Đối với Thánh
Tôma, con người, thiên nhiên và Thiên Chúa tạo thành một tổng thể hài hòa. Điều
tương tự cũng có thể nói về tâm trí của con người, khoa học và Đấng Sáng Tạo.
Niềm tin vào khả năng của khoa học được chứng
minh rõ ràng khi khoa học tiếp tục củng cố niềm tin của chúng ta vào sự hiện
hữu của Chúa. Arthur Koestler đã mô tả các khoa học gia là những người nhìn
trộm vào lỗ khóa của sự vĩnh hằng. Chu kỳ từ niềm tin trong khoa học đến khoa
học và đến niềm tin vào Đấng Sáng Tạo siêu việt là điều mà chúng ta có thể gọi
là “chu kỳ khôn ngoan” vì nó do nhà thông thái sắp đặt. (Sapientis est ordinare)
TS. DONALD DEMARCO
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
✽ Đức Tin & Việc Lành – https://tramthienthu.blogspot.com/2022/08/uc-tin-va-viec-lanh.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment