Là Kitô hữu, bạn có công khai thể
hiện đức tin Công giáo một cách nghiêm túc hay không?
Vợ chồng tôi đi dự dạ tiệc, có đa số khách mời là người không Công giáo. Khi thức ăn được dọn ra, chúng tôi nhìn nhau hơi lúng túng: “Chúng ta có cầu nguyện như thường?”
Tôi không biết có phải
vì chúng tôi dành nhiều thời gian sống kiểu trần tục hay không, hay vì chúng
tôi có gien ít nói của người Anh và người Đức, nhưng thể hiện đức tin ở nơi công
cộng không tự nhiên đối với chúng tôi. Không thoải mái chút nào! Một lần khác
tôi làm dấu khi ăn xong và cầu nguyện thầm khi đứng dậy đi ra ngoài. Tôi biết
có người nhìn thấy tôi làm vậy, tôi đã cảm thấy… ngại! Và tại bữa tiệc lần
này cũng vậy, chồng tôi và tôi muốn cầu nguyện thầm, cúi đầu với vẻ mơ hồ để
người khác không biết mình làm gì.
Tôi dành ít thời gian
bên những người không chia sẻ niềm tin tôn giáo của mình, loại tình huống này
xảy ra rất nhiều trong cuộc sống. Chủ yếu tôi làm những gì tôi đã làm tại bữa
tiệc hôm đó và tôi trở thành “Kitô hữu lén lút,” nhưng tôi không biết làm vậy
có đúng hay không.
Riêng tôi, tôi muốn
thể hiện đức tin công khai. Ngay cả khi tôi còn là người vô thần, tôi nhớ mình
đã xúc động trong những dịp hiếm có khi tôi thấy người khác cầu nguyện công
khai trước bữa ăn. Có điều gì đó thú vị về sự khiêm tốn khi coi thức ăn là tặng
phẩm hơn là điều mình đáng được tận hưởng. Tôi nghĩ thật thú vị vì Thiên Chúa
vẫn thực tế đủ đối với những người sẵn sàng đứng ngoài cuộc, và thật kỳ diệu
khi nhận biết Ngài. Nói chung, tôi ít nghĩ về những người tin vào Thiên Chúa –
nhất là người Công giáo – nhưng thật xúc động khi thấy người khác cầu nguyện
trước bữa ăn, tôi kính trọng động thái đó dù tôi thường đa nghi. Thật vậy, những
người đó là những dịp ít thấy để tôi nghĩ về Thiên Chúa với tấm lòng rộng mở.
Dĩ nhiên, có thể đối
với bất cứ cách thể hiện đức tin công khai thế nào cũng là tự công chính hóa, đó
là điều tôi luôn quan ngại về lúc tôi cân nhắc việc cầu nguyện trước mặt người
khác. Tôi cho rằng điều đó do động lực của bạn: Nếu điều thúc đẩy bạn cầu
nguyện là BẠN SẼ HOÁN CẢI NHỮNG NGƯỜI NGOẠI GIÁO NÀY BẰNG CÁCH THỂ HIỆN ĐỨC TIN, có
thể điều đó sẽ gây bối rối. Nhưng nếu bạn chỉ tập trung vào Chúa để cầu nguyện
công khai thì đó là xuất phát tự nhiên, nguồn mạch Chúa Thánh Thần chảy tràn
trong bạn, có thể là điều tốt để làm.
Nhưng tôi vẫn e rằng nỗi
lo sợ bất hợp lý này về mối quan ngại đối với sức mạnh xã hội sẽ lớn hơn sức
mạnh của Chúa Thánh Thần, và dù là động lực nào thì tôi vẫn làm cho người khác
không thoải mái nếu tôi làm dấu và cầu nguyện thầm trong bữa tiệc nọ. Bạn nghĩ
gì? Bạn
có cầu nguyện công khai khi bạn đi nhà hàng hay dự tiệc? Nếu bạn ăn tối ở nhà
một người ngoại giáo thì sao? Liệu bạn sẽ “làm dấu” hay “làm giấu”?
Đúng như giáo
lý Công giáo dạy rõ ràng: Làm Dấu Thánh Giá là tuyên xưng Chúa Ba Ngôi.
JENNIFER FULWILER
TRẦM THIÊN THU
(chuyển ngữ từ NCRegister.com)
✽ Sống Đời Thường – https://tramthienthu.blogspot.com/2019/06/song-oi-thuong.html
✽ Dấu Thánh Giá – https://tramthienthu.blogspot.com/2022/05/dau-thanh-gia.html
✽ Ba Ngôi Một Chúa – https://tramthienthu.blogspot.com/2022/06/ba-ngoi-mot-chua.html
✽ Dấu Thánh Ba Ngôi – https://tramthienthu.blogspot.com/2022/06/dau-thanh-ba-ngoi.html
✽ CBN & Sự Thánh Hóa Gia Đình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment