Bị cha mẹ bán sang Mỹ, một cô bé phải làm những công việc bẩn thỉu của
gia đình trong nhiều năm ròng rã…
TUỔI
THƠ BẤT HẠNH
Như những đứa trẻ khác, Shyima Hall quên dọn giường và cằn nhằn khi đến giờ phải làm là hút bụi nhà cửa và lau chùi hồ nuôi cá. Ở quận Cam (Orange County, California, USA), Shyima sống với cha mẹ nuôi và 5 anh chị em khác. Cô bé có mái tóc đen và dài.
Shyima sinh ở
Alexandria, Ai cập. Cha mẹ cô quá nghèo nên phải bán cô cho cặp vợ chồng giàu
có ở Cairo. Khi họ chuyển sang Mỹ bất hợp pháp năm 2000, lúc đó Shyima 10 tuổi.
Và cũng tại đây, cô bé phải làm việc quần quật suốt ngày đêm để phục vụ cho họ.
Theo Bộ Y tế và
Nhân quyền Mỹ, buôn bán người là công nghệ tội phạm phát triển nhanh nhất. Mỗi
năm có tới 800.000 người bị đưa qua biên giới quốc tế, và họ thường bị bán sang
Mỹ. Mỗi năm có tới 17.500 người bị bán làm nô lệ tình dục hoặc lao động.
Shyima chưa bao
giờ được đi học, tương lai mù mịt, nhưng cô bé vẫn không hết hy vọng. Cô bé
nói: “Vẫn có hạnh phúc. Tôi được người ta
chăm sóc.” Khi 8 tuổi, Shyima đến sống chung với ông Abdel-Nasser Youssef
Ibrahim và vợ ông ta là Amal Ahmed Ewis-Abd Motelib, khi đó hai vợ chồng này
mới ngoài 30 tuổi. Người chị lớn nhất của Shyima phải làm việc cực nhọc nhưng
vẫn bị họ giết chết vì họ đổ tội cho nó là ăn cắp tiền. Thế là Shyima phải “thế
chỗ.”
Hai năm sau,
Ibrahim và Motelib quyết định sang Mỹ làm công việc xuất nhập khẩu. Shyima
không muốn đi nhưng không thể cưỡng lại. Họ nói nếu Shyima chịu đi thì họ sẽ
trả cho cha mẹ của cô 30 USD/tháng. Thế là Shyima đành phải theo họ sang Mỹ,
không còn cách nào khác.
Mỗi sáng,
Shyima dậy từ 6 giờ cùng với 2 con trai sinh đôi của họ. Shyima phải nấu ăn,
dọn dẹp nhà cửa, dọn giường, giặt giũ, rửa chén, ủi quần áo, lau nhà,… Nói
chung là làm mọi việc “không tên” từ A tới Z, làm không ngơi tay cho đến tận
nửa đêm. Shyima kể về Motelib: “Có lần bà
ấy nói tôi không được bỏ đồ của tôi vào giặt chung vì đồ của tôi bẩn hơn đồ của
họ.” Rồi Shyima phải giặt riêng và phơi riêng.
Cả hai vợ chồng
Ibrahim đều đều đánh đập và chửi rủa Shyima thậm tệ. Họ gọi Shyima là “đồ ngu
xuẩn,” “đồ vô tích sự.” Shyima phải ăn riêng chỗ khác, không được đi học và
không được ra khỏi nhà nếu không có Ibrahim hoặc Motelib đi theo. Họ cấm Shyima
không được nói cho bất kỳ ai biết chuyện, họ hăm dọa là cảnh sát sẽ bắt vì
Shyima nhập cư bất hợp pháp. Bị bệnh, Shyima cũng bị họ bỏ mặc, không được uống
thuốc và vẫn phải làm việc nhà.
Đêm xuống, mệt
mỏi và cô đơn, Shyima chỉ biết nhìn vào bóng đêm và khóc thầm…
CUỘC
SỐNG MỚI
Sáu tháng sau,
sáng ngày 9-4-2002, nhà hoạt động xã hội Carole Chen, thuộc Tổ chức Bảo vệ Trẻ
em Quận Cam, nhận cú điện thoại nặc danh (có lẽ từ người hàng xóm) trình báo
một vụ lạm dụng trẻ em. Người đó nói rằng có một cô bé phải sống trong gara xe,
làm việc như tôi mọi và không được đi học.
Chen và cảnh
sát điều tra Tracy Jacobson đến gõ cửa nhà Ibrahim. Jacobson hỏi trong nhà có
ai khác không, Ibrahim nói chỉ có vợ và 5 đứa con. Bị tra hỏi mãi, Ibrahim đành
thú nhận có một bé gái 12 tuổi, và nói Shyima là người bà con xa. Jacobson bắt
buộc Ibrahim cho gặp Shyima. Lúc đó, Shyima chạy ra, mặc quần áo rộng, chân tay
thâm tím và thô ráp. Shyima được đưa đi để được bảo vệ. Vài giờ sau, cảnh sát
đến nhà Ibrahim chụp hình làm chứng cớ. Vợ chồng Ibrahim thật là tàn nhẫn,
Shyima bị đối xử không bằng một con vật. Và vợ chồng Ibrahim bị bắt giữ.
Shyima được
quyền chọn lựa: Về lại Ai cập hoặc sống trong nhà ở Mỹ. Shyima gọi điện cho
người cha ở Ai cập, vừa khóc vừa nói: “Con
muốn ở lại đây.” Người cha giận dữ, nhưng Shyima vẫn quyết định ở lại Mỹ vì
cô bé muốn bắt đầu cuộc sống mới tốt hơn và tự do hơn. Hai năm tiếp theo,
Shyima học Anh ngữ và tái hòa nhập cộng đồng. Và rồi Shyima được vợ chồng Chuck
và Jenny Hall nhận làm con nuôi, dù họ đã nuôi một đứa cháu 13 tuổi. Hồi đó, dù
ở tuổi 15 nhưng Shyima đã nảy nở là một thiếu nữ. Trong 6 tháng đầu mới được tự
do, Shyima khó ngủ và luôn âu lo vì ảnh hưởng quá khứ đen tối. Cô bé phải điều
trị bằng thuốc chống trầm cảm và liệu pháp tâm lý.
Tháng 10-2006,
tòa án xử vợ chồng Ibrahim và Motelib mức án 22 tháng tù giam và bồi thường cho
Shyima 76.137 USD, đồng thời bị trục xuất về Ai cập.
Jenny, vợ của
Chuck, nói: “Shyima có ý chí mạnh mẽ và
có tính tự lập. Nó biết những gì mình muốn.”
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Reader’s Digest)
✽ Đẻ Thuê – https://tramthienthu.blogspot.com/2021/04/e-thue.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment