Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. Đó là
quan niệm cổ xưa hủ lậu, nhưng ngày nay cũng vẫn chưa thực sự chấm dứt!
Mara Hvistendahl lo lắng về số phận các cô gái. Không chỉ về vấn đề chính trị, luân lý hoặc văn hóa mà còn về vấn đề sinh tồn. Đúng vậy. Ở Trung quốc (TQ), Ấn Độ và nhiều quốc gia khác (các nước phát triển và đang phát triển), nam giới nhiều hơn nữ giới, do hậu quả của việc chống lại nữ giới. Trong việc chọn lựa không tự nhiên, bà Hvistendahl tường trình về sự mất cân bằng giới tính này: đó là vấn đề, là phương cách và là ý nghĩa đối với tương lai.
Theo tự
nhiên, 105 bé trai sinh ra đối với 100 bé gái. Tỷ lệ này là theo sinh học. Mức
chênh lệch giữa 104 và 106 là tỷ lệ bình thường. Bất cứ tỷ lệ nào khác đều là
bất thường.
Nhưng ngày
nay, ở Ấn Độ có 112 con trai đối với 100 con gái. Ở TQ, tỷ lệ này là 121 – dù
nhiều thành phố ở TQ hơn tiêu chuẩn 150. Dân số TQ và Ấn Độ rất đông đến nỗi tỷ
lệ giới tính ở các vùng xa chênh lệch từ mức trung bình toàn cầu tới mức không
thể về sinh học là 107. Nhưng sự mất cân bằng này không chỉ ở Á châu.
Azerbaijan ở mức 115, Georgia ở mức 118 và Armenia ở mức 120.
Nguyên nhân
có tỷ lệ chênh lệch này là do NẠN PHÁ THAI. Nếu tỷ lệ nam giới trên 106, như
vậy là các cặp vợ chồng đã phá thai khi họ biết thai nhi là gái. Theo tính toán
của bà Hvistendahl, đã có quá nhiều vụ phá thai vì chọn lựa giới tính trong 30
năm qua, với 163 triệu bé gái đáng lẽ được sinh ra mà lại bị giết chết khi chưa
chào đời. Một con số đáng quan ngại về luân lý!
Giữa thập niên 1970, việc chọc ối (amniocentesis,
chọc ối để biết giới tính thai nhi trong tử cung) trở nên phổ biến ở các nước
đang phát triển. Mới đầu chỉ để xem thai nhi có bất thường hay không, thập niên
1980 người ta gọi là “xét nghiệm giới tính” (sex test) ở Ấn Độ và các nước
khác, những nơi mà các bậc cha mẹ luôn ưu tiên con trai. Khi việc chọc ối được
thay thế bằng kỹ thuật siêu âm vừa rẻ vừa ít hại, thì đa số các cặp vợ chồng
muốn có con trai đều có thể biết trước giới tính thai nhi, nếu không là con
trai, họ sẽ quyết định. Một biển quảng cáo ở bệnh viện Ấn Độ ghi: “Thà tốn 500 rupi bây giờ hơn là tốn 5.000 rupi
sau này.”
Bà Hvistendahl
nói: “Thường thì những người giàu, không
phải người nghèo, là những người không thích có con gái. Chọn giới tính chủ yếu
bắt đầu ở những người giàu và có học thức. Giới thượng lưu là những người đầu
tiên tiếp cận với kỹ thuật tân tiến như MRI (máy cộng hưởng từ), điện thoại
thông minh (smart phones), hoặc máy siêu âm (ultrasound machines).” Việc
quyết định bỏ thai nhi gái thường do phụ nữ – do chính người mẹ hoặc mẹ chồng.
Nếu khó biết
đủ dữ liệu, bạn vẫn có thể thấy các bậc cha mẹ muốn có con trai. Chẳng hạn ở
Nam Hàn. Năm 1989, tỷ lệ giời tính đối với con đầu lòng là 104 nam và 100 nữ –
tỷ lệ rất bình thường. Nhưng các cặp vợ chồng có con gái càng ngày càng muốn có
con trai. Đối với lần sinh thứ hai, tỷ lệ nam giới là 113, tỷ lệ sinh con lần
ba lên tới 185. Tỷ lệ sinh lần bốn cao khủng khiếp là 209. Thậm chí còn báo
động hơn ở cộng đồng người Do Thái (diaspora). Nghiên cứu cho thấy rằng kiểu
chọn giới tính tương tự cũng xảy ra ở các vợ chồng người Trung quốc, Ấn Độ và
Hàn quốc ngay tại Hoa Kỳ.
Bà Hvistendahl tranh luận rằng những sự mất
cân bằng như vậy là các điềm gở báo những điều không hay sắp xảy ra. Bà viết: “Về lịch sử, các xã hội mà đàn ông nhiều hơn
đàn bà là những nơi không thú vị để sống. Thường là không ổn định. Đôi khi đầy
bạo lực.” Tỷ lệ giới tính chênh lệch nhiều sẽ như thế kỷ thứ IV trước công
nguyên ở Athens – một thời kỳ đẫm máu trong lịch sử Hy Lạp – và thời kỳ phiến
loạn của TQ hồi giữa thế kỷ XIX. Cả hai thời kỳ này đều giết hại các thai nhi
nữ. Bà cũng chú ý rằng sự khan hiếm phụ nữ ở Tây Mỹ có thể có nhiều thứ phải xử
lý với sự hoang dã như vậy. Chẳng hạn năm 1870, tỷ lệ giới tính ở Tây
Mississippi là 125 nam và 100 nữ. Ở California là 166 và 100. Ở Nevada là 320. Ở
Tây Kansas là 768.
Có chứng cớ
hiển nhiên về mối quan hệ giữa tỷ lệ giới tính và bạo lực. Tỷ lệ giới tính
chênh lệch nhiều nghĩa là xã hội sẽ có số đàn ông thặng dư (surplus men) –
nghĩa là đàn ông vô vọng kiếm được vợ vì không đủ phụ nữ. Số đàn ông như vậy có
nhiều ở giai cấp nghèo, do đó nguy cơ bạo lực tăng lên. Số người đàn ông chưa
kết hôn có thu nhập thấp có khuynh hướng nổi loạn. Ở TQ, tỷ lệ giới tính chênh
lệch quá nhiều, kéo theo là làn sóng tội phạm. Ngày nay tại Ấn Độ có thể tiên
báo đúng về bạo lực và tội phạm ở bất cứ vùng nào có tỷ lệ giới tính chênh lệch
và thu nhập thấp.
Mức sinh bé
trai nhiều có có ảnh hưởng khác rộng rãi, khó bảo đảm an toàn cho các cô dâu, và
đàn ông có thể mua bán phụ nữ rồi ruồng bỏ họ. Như vậy là góp phần vào tỷ lệ
dân số kếch xù của TQ, các cha mẹ biết rằng họ phải tiết kiệm để bảo đảm an
toàn cho các cô dâu đối với con trai của họ. Một phản ánh mỉa mai về việc quảng
cáo tại Ấn Độ cho thấy các bậc cha mẹ cần để dành tiền để bỏ các thai nhi nữ. Cũng
vậy, tỷ lệ tiết kiệm này khiến nhu cầu đòi hỏi cao ở TQ.
Chuyện ép gả
(marriage squeeze) là do chênh lệch giới tính, đàn ông giàu ở các nước mất cân
bằng sẽ “săn lùng” các phụ nữ ở các nước nghèo. Bà Hvistendahl tường trình từ
Viet Nam, nơi có công nghệ “đặt hàng cô dâu” và có những cuộc “tuyển cô dâu”
tục tĩu vô luân (được khám trực tiếp bằng cách các cô gái thoát y cho họ xem), rằng
đó là nhu cầu tìm vợ ở TQ. Và rồi tệ nạn mại dâm cũng tăng cao!
Kinh tế gia
Gary Becker lưu ý rằng khi khan hiếm phụ nữ thì giá trị của họ giảm, ông coi
đây là sự phát triển tích cực. Nhưng bà Hvistendahl chứng minh rằng “việc đánh
giá này chỉ đúng theo nghĩa thô lỗ nhất.” Một cô gái 17 tuổi ở một nước đang
phát triển mà không có vị thế thì không thể nắm bắt giá trị của cô gái đó. Nhưng
một phụ nữ trẻ có thể trở thành “vật sở hữu” (chattel) nếu kiếm tiền vì gia
đình hoặc “mối lái” (pimps). Giáo sư khoa kinh tế Lena Edlund ở Columbia nhận
xét: “Mối nguy hiểm lớn nhất kết hợp với
việc chọn giới tính của cha mẹ là tuyên truyền về việc coi thường nữ giới, một
số phụ nữ trên thế giới sẽ bị bắt cóc hoặc bị ép buộc hôn nhân hoặc bị bán vào
các nhà thổ.”
Bà
Hvistendahl đã phỏng vấn các nhà nhân khẩu học (demographers) và các bác sĩ từ
Paris tới Mumbai. Bà trao đổi với Paul Ehrlich, người chú ý đến chứng cuồng
loạn dân số năm 1968 với cuốn “Quả Bom Dân Số” (The Population Bomb), nghĩ rằng
việc bỏ thai nhi nữ là ý tưởng chính (một phần vì sẽ làm cho gia đình không
thêm con cho tới lúc sinh được con trai). Bà còn nói chuyện với Geert Jan
Olsder, một nhà toán học của Hà Lan, bằng một biến cố lịch sử, góp phần hình
thành “Chính Sách Một Con” của TQ khi ông gặp một khoa học gia TQ hồi năm 1975.
Sau đó, bà đến thăm trụ sở Nam Kinh của Câu lạc bộ Ái quốc (Patriot Club), một
tổ chức của những ông thặng dư âm mưu nổi loạn.
Bà
Hvistendahl cũng tìm kiếm những tài liệu không mấy thú vị từ các diễn viên Âu
châu như tổ chức Ford, Liên hiệp quốc và Phụ mẫu Kế hoạch, cho thấy họ bắt phá
thai vì chọn giới tính là cách ngăn chặn bùng nổ dân số. Chẳng hạn năm 1976, trưởng
Liên đoàn Phụ mẫu Kế hoạch Quốc tế (International Planned Parenthood Federation)
là Malcom Potts đã viết rằng khi xảy ra ở các nước đang phát triển, việc phá
thai thậm chí còn tốt hơn kế hoạch hóa: “Phá
thai sớm an toàn, hiệu quả, rẻ tiền và dễ dàng nhất.”
Năm sau, một
cán bộ khác của liên đoàn này đã ăn mừng phương pháp cưỡng bức kế hoạch hóa của
TQ, nói rằng “thuyết phục và động viên rất hiệu quả trong sự thừa nhận của xã
hội có thể được áp dụng đối với những người không hợp tác xây dựng.” Ngay đầu
năm 1969, Sheldon Segal thuộc Hội đồng Dân số (Population Council) đã công bố
các lợi ích của việc phá thai vì chọn giới tính là phương tiện chống lại “quả
bom dân số” ở Đông phương. Bà Hvistendahl minh họa bức tranh chi tiết về người Tây
Malthusia thúc ép một chính sách để giải quyết vấn đề mà không bao giờ tự bành
trướng được.
Bà Hvistendahl
quan ngại rằng “phe hữu” hoặc “quyền Kitô giáo” (Christian right) mà bà gọi đó
là chính trị khác với quan điểm của bà. Bà tin rằng điều gì đó phải được thực
hiện về việc phá thai nhi nữ có chủ đích, đó là CẤM MỌI CÁCH PHÁ THAI.”
Chọn lựa là chọn lựa. Nhưng chỉ có 2 cách chọn lựa: Hạn chế phá thai hoặc chấp nhận sát hại hàng triệu
thai nhi nữ và các tai ương sẽ xảy đến!
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ The Wall Street Journal)
✽ Cô Bé Nô Lệ
✽ Đẻ Thuê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment