Laudetur Jesus Christus – Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô – Bỏ Thầy, con biết theo ai? Thầy mới có lời ban sự sống – Lord, to whom shall we go? You have the words of eternal life. (Jn 6:68) – Lạy Chúa Giêsu, con TÍN THÁC vào Ngài! Jesus, I trust in You! – Lạy Chúa, này con đến để thực thi ý Ngài. (Dt 10:7 & 9) – Xin thương xót con là tội nhân. – Be merciful, O Lord, for I have sinned. (Ps 51) – God bless! Deo Gratias! – Đừng vì kính mến Chúa mà chống đối người khác. (Châm ngôn Pháp)
Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017
TƯỚC HIỆU ĐỨC MẸ
Đức Maria được
tôn xưng bằng nhiều danh hiệu như: Thánh Mẫu Thiên Chúa, Đức Mẹ Sầu Bi, Đức Mẹ
Hằng Cứu Giúp, Nữ Vương Hòa Bình, Đức Mẹ Fátima, Đức Mẹ Ban Ơn Lành, Đức Mẹ Phù
Hộ Các Giáo Hữu,...
+ Tước hiệu
Mẹ Giáo hội: Công đồng Vatican II dành chương cuối cùng (Chương 8)
trong hiến chế Lumen Gentium (Ánh Sáng Muôn Dân) để nói về Ðức Maria, đây là hiến
chế nói về Giáo hội.
+ Tước hiệu
Maria, Mẹ Thiên Chúa (trích từ lời của bà Élisabét nói với Maria – Lc
1:43. Tước hiệu Mẹ Thiên Chúa đã gặp khó khăn vào thế kỷ thứ 5, khi giáo chủ
Nestôriô chống đối. Công đồng Êphêsô với quyền chủ toạ của Giáo
hoàng Ađrianô II, tuyên bố cách chức giáo chủ Nestôriô và đánh đổ lạc thuyết của
ông. Công đồng Êphêsô đã tuyên xưng: “Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, bởi vì Người
đã thực sự sinh ra Đấng-Thiên-Chúa-làm-người.”
+ Tước hiệu
Ðức Mẹ Vô Nhiễm (Immaculata) đã gây ra những cuộc tranh cãi kịch liệt vào thời
Trung Cổ giữa các nhà thần học, cuối cùng Giáo hoàng Piô IX đã công bố
thành tín điều này vào năm 1854.
+ Tước hiệu Đức
Mẹ Laus (tạm dịch): Đức Mẹ Hồ Lụa). Đây là một trong số nhiều tước hiệu mà
người Công giáo dành cho Maria. Tước hiệu này xuất phát từ việc Đức Mẹ được cho
là đã hiện ra từ năm 1664 đến 1718 ở Saint-Étienne-le-Laus
(Pháp), với sự chứng kiến của Benoite Rencurel – một mục đồng nhỏ tuổi. Cuộc hiện
ra đã được công nhận ở cấp giáo phận vào ngày 18-9-1665 và được Tòa Thánh chính
thức công nhận vào ngày 5-5-2008.
+ Tước hiệu Đức
Mẹ La Salette (tiếng Pháp: Notre-Dame de La Salette) là một trong những tước hiệu
mà người Công giáo dùng để tôn xưng Đức Mẹ Maria. Tước hiệu này bắt nguồn từ
các cuộc hiện ra của Đức Mẹ được cho là đã xảy ra tại La Salette, Pháp với hai
trẻ em là Maximin Giraud và Melanie Calvat.
+ Tước hiệu Đức
Mẹ Guadalupe (tiếng Tây Ban Nha: Nuestra Señora de Guadalupe) còn được biết
với tên gọi Đức Trinh Nữ Guadalupe (Tiếng Tây Ban Nha: Virgen de Guadalupe).
Đây là một
tước hiệu mà Giáo hội Công giáo Rôma dành cho Maria. Hai tài liệu, được xuất
bản trong thập niên 1640, một bằng tiếng Tây Ban Nha, một bằng tiếng Nahuatl
(ngôn ngữ của người dân Aztec), cùng thuật lại một câu chuyện xảy ra trong khi
đi bộ từ ngôi làng của mình đến thành phố Mexico vào sáng sớm ngày 9-12-1531 (ngày
hôm sau là Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội trong Đế quốc Tây Ban Nha), nông dân
Juan Diego thấy trên sườn đồi Tepeyac một cô gái chừng mười lăm mười sáu tuổi,
được bao quanh bởi hào quang ánh sáng.
Khi nói chuyện
với anh ta bằng ngôn ngữ địa phương Nahuatl, Bà đã yêu cầu Juan Diego đi nói với
giám mục xây dựng một nhà thờ ngay tại nơi đó. Từ những lời nói của bà, Juan
Diego nhận ra đó chính là Maria. Diego đã kể lại câu chuyện của mình với Tổng
Giám mục người Tây Ban Nha, Fray Juan de Zumárraga, người đã yêu cầu ông quay
trở lại đồi Tepeyac để nói với người phụ nữ lạ là hãy cho một dấu hiệu để chứng
minh. Dấu hiệu đầu tiên mà bà tỏ ra là việc chữa lành bệnh tật cho người chú của
Juan. Đức Trinh Nữ nói với Juan Diego hãy leo lên đồi Tepeyac và hái những bông
hồng. Mặc dù lúc đó đang là tháng 12 đã rất muộn so với mùa hoa nở nhưng Juan
Diego đã tìm thấy những bông hoa hồng Castilian trên đỉnh đồi cằn cỗi, không có
nguồn gốc từ Mexico. Đức Trinh Nữ yêu cầu ông sắp xếp những bông hồng vào trong
chiếc áo choàng tilma dệt bằng sợi xương rồng của mình. Điều kỳ lạ xảy ra khi
Juan Diego mở áo choàng trước khi sự chứng kiến của giám mục Zumárraga vào ngày
12 tháng 12, những bông hoa rơi xuống sàn nhà nhưng ở vị trí đó lại xuất hiện
hình ảnh của Đức Trinh Nữ Guadalupe một cách kỳ diệu được in trên vải.
+ Tước hiệu Đức
Mẹ Akita là một tước hiệu của Đức Maria. Tước hiệu này bắt nguồn từ báo
cáo về các cuộc hiện ra của Đức Mẹ vào năm 1973 bởi chị Agnes Katsuko Sasagawa ở
Yuzawadai, gần thành phố Akita, Nhật Bản. Các thông điệp nhấn mạnh đến
việc cầu nguyện và sám hối. Sasagawa nói rằng Maria nói: “Hãy cầu nguyện rất
nhiều bằng lời cầu nguyện của Kinh Mân Côi, Chỉ một mình Mẹ có thể cứu con khỏi
thiên tai sắp tới. Những người đặt niềm tin nơi Mẹ sẽ được cứu.”
Và trên khắp
thế giới, còn có nhiều các tước hiệu khác được sử dụng để tôn xưng Đức Mẹ. Trong
đó, Việt Nam có một số tước hiệu như Đức Mẹ La Vang, Đức Mẹ Tà Pao, Đức Mẹ Măng
Đen, Đức Mẹ Giang Sơn, Đức Mẹ Sao Biển, Đức Mẹ Núi Cúi,…
Hãy yêu mến
Đức Mẹ thật nhiều, bởi vì “Mẹ có thể đem lại hy vọng cứu rỗi cho cả những linh
hồn tuyệt vọng nhất.” (Thánh Phêrô Đamianô)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment