Hiện nay có một số tình huống nổi bật trong Giáo
Hội về vấn đề “ly giáo” đang diễn ra. Đó là gì?
Theo Giáo Luật của Giáo Hội Latinh (Điều 751), “ly giáo là việc từ chối phục tùng giáo hoàng hoặc từ chối hiệp thông với các thành viên của Giáo Hội phục tùng giáo hoàng.” Tiến sĩ Giáo Luật Pierre Chaffard-Luçon giải thích: “Trước hết và trên hết, ly giáo là tình trạng của các tín hữu đã được rửa tội, tình huống liên quan Giáo Hội, và chỉ sau đó là sự trừng phạt.”
TỪ CHỐI HIỆP THÔNG
Tiêu chí cơ bản để đánh giá sự ly giáo? Đây
không chỉ đơn thuần là vấn đề về những hành vi bất tuân với giám mục hay giáo
hoàng, hoặc những lời chỉ trích. Tiến sĩ Pierre cho biết: “Người ly giáo từ chối hiệp thông. Để một lỗi được coi là hành vi phạm tội này, phải có ý định phá hoại sự
hiệp thông, và ý định này phải được thể hiện trong những hành vi không thể chối
cãi.”
Ly giáo là một trong ba “trọng tội chống lại
đức tin,” cùng với lạc giáo (ngoan cố phủ nhận một chân lý đức tin) và bội giáo
(hoàn toàn bác bỏ đức tin Kitô giáo).
Chẳng hạn, trong lịch sử, như chuyên gia đã
chỉ ra, “điểm đột phá với Chính Thống giáo hồi thế kỷ XI là sự ly giáo (thừa
nhận quyền tối thượng giáo hoàng), trong khi điểm đột phá với những người theo Tin
Lành hồi thế kỷ XVI là dị giáo – không tin sự biến thể trong Bí tích Thánh Thể,
sự tha thứ trong Bí tích Hòa Giải, v.v...”
Tuy nhiên, việc bác bỏ giáo điều và kỷ luật
đôi khi trộn lẫn với nhau. Tiến sĩ Pierre cảnh báo, ly giáo giả định trước với “sự
tự do hoàn toàn” và “nhận thức đầy đủ.” Người ta không thể ly giáo nếu không
muốn vậy. Chẳng hạn, người điên không bị ly giáo ngay cả khi họ nói những điều
ly giáo.”
XÁC ĐỊNH LY GIÁO
Kể từ cuộc cải cách của Đức Bênêđíctô XVI năm
2010, một giám mục có thẩm quyền xét xử sơ thẩm hành vi phạm tội ly giáo. Bộ
Giáo Lý Đức Tin (DDF – The Dicastery for the Doctrine of the Faith) là thẩm
phán kháng cáo và cũng có thể đóng vai trò là thẩm phán sơ thẩm trong trường
hợp có hành động trực tiếp trước đó, như trường hợp của TGM Carlo Viganò, cựu
Sứ Thần Giáo Hoàng tại Hoa Kỳ.
Bộ Giáo Lý Đức Tin – cơ quan duy nhất có tòa
án – khởi xướng một phiên tòa theo Giáo Luật, trong đó các thẩm phán là thành
viên, do bộ trưởng chủ tọa.
Thời hạn thủ tục khác nhau tùy từng trường
hợp. Tiến sĩ Pierre nói: “Nếu hành động
ly giáo được công khai và không thể tranh cãi, việc trừng phạt ly giáo là ngay
lập tức – Latae Sententiae. Nếu vụ việc phức tạp hơn, trước tiên Giáo Hội sẽ tìm
cách thảo luận về điều đó, việc này có thể mất nhiều thời gian hơn.”
Khi giải quyết các trường hợp ly giáo, cũng
như với những người lạc giáo. Tiến sĩ Pierre giải thích: “Luôn có cách tiếp cận mục vụ giống như một hình thức ngoại giao, đàm
phán… Không phải để tương đối hóa tình hình, nhưng để hiểu những lời chỉ trích
của các tín hữu và để soi sáng. Đổi lại, Giáo Hội luôn dành thời gian để nói
chuyện với người đó và chỉ ra lỗi lầm.”
Giáo Hội và người bị buộc tội ly giáo hoặc dị
giáo có thể tranh luận và đi đến thỏa thuận. Chẳng hạn, hiện nay có 400 linh
mục của Giáo Hội Syro-Malabar có bất đồng nghiêm trọng về phụng vụ có thể thấy
mình công khai đoạn tuyệt với Rôma. Tuy nhiên, Tòa Thánh đã cử một số đại diện
giáo hoàng đến Ấn Độ trong những năm qua, vẫn đang tiếp tục đối thoại trong
thời điểm hiện tại.
Trong trường hợp ly giáo của GM Lefèbvre năm
1988 và Hiệp hội Thánh Piô X, Vatican đã trao đổi quan điểm cho đến khi “không
còn chỗ để vận động, khi các giám mục được tấn phong bất chấp các quyết định
của Rôma.”
HỆ QUẢ LY GIÁO
Cuối cùng, nếu tiến trình Giáo Luật kết luận
rằng sự ly giáo đã được thiết lập thì lời tuyên bố có thể mang tính cá nhân
hoặc được tuyên bố chống lại một cộng đồng. Tuyên bố như vậy của Bộ Giáo Lý Đức
Tin sẽ dẫn tới vạ tuyệt thông. Sau đó, người ly giáo sẽ bị vạ tuyệt thông ngay
lập tức, do đó bị cấm lãnh nhận các bí tích – ngoại trừ lúc chết.
Nếu có thể, bên có tội cũng mất chức vụ tư tế.
Ngoài ra còn có những hậu quả khác, không trực tiếp mang tính hình sự, chẳng
hạn như việc từ chối chôn cất người Công giáo nếu không ăn năn sám hối.
Tiến sĩ Pierre Chaffard-Luçon chỉ ra rằng điều
này trước hết là “một hình phạt răn bảo được thiết kế để dẫn các tín đồ đến sự
phục hồi,” tức là thừa nhận lỗi của họ. Nó có thể đi kèm với các hình phạt đền
tội, một số hình phạt được đề cập trong Điều 1336: cấm hoặc ra lệnh ở tại một
nơi hoặc lãnh thổ nhất định; tước năng quyền, chức vụ, trách nhiệm, quyền hạn,
đặc quyền, năng lực, đặc ân, chức danh hoặc dấu hiệu phân biệt; chuyển sang chức
vụ khác; sa thải khỏi hàng giáo sĩ,...
TRỞ LẠI HIỆP THÔNG
Nếu bên có tội sửa đổi, Giáo Hội sẽ gỡ bỏ vạ
tuyệt thông. Chẳng hạn, trong trường hợp vạ tuyệt thông cho Peter Abelard hồi
thế kỷ XII, ông đã đưa ra những tuyên bố không phù hợp với giáo lý, nhưng “vì
yêu Giáo Hội, ông đã chấp nhận sự trừng phạt, ngừng giảng dạy và chết trong sự
hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội” – Tiến sĩ Pierre cho biết.
Điều tương tự cũng áp dụng cho những người ly
giáo. Theo nghĩa này, cánh cửa vẫn mở cho TGM Viganò, ông có thể chọn giữ
nguyên hoặc rút lại các tuyên bố của mình. Trong tương lai, Giáo Hội có thể
quyết định cấp lại giấy mời cho ông, người đã không xuất hiện tại phiên điều
trần ngày 20-6-2024, hoặc đưa ra phán quyết vắng mặt.
Chuyên gia cho biết, vào cuối phiên tòa, một
tuyên bố công khai “không bắt buộc nhưng rất có thể xảy ra,” vì cựu sứ thần đã
phát đi các quan điểm của mình trên các phương tiện truyền thông, bao gồm cả về
chủ đề bị triệu tập ra tòa.
EMMA GATTI
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org)
✽ Vạ Tuyệt Thông Cho TGM Viganò
https://tramthienthu.blogspot.com/2024/07/va-tuyet-thong-cho-tgm-vigano.html
Vụ án
giết người hàng loạt tại ấp Sơn Hà (Gx Bắc Minh), xã Vĩnh Thanh, Nhơn Trạch,
Đồng Nai,
và các vụ án tương tự khác...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment