Chúa Giêsu từ
cung lòng Chúa Cha đến với chúng ta để đưa chúng ta đến với Chúa Ba Ngôi – Tam
Vị Nhất Thể. Đây là mục đích của Mầu Nhiệm Nhập Thể và cũng mục đích của Thánh
Thể – Mầu Nhiệm Thánh Thể kéo dài Mầu Nhiệm Nhập Thể. Trong bí tích Thánh Thể,
Chúa Giêsu tiếp tục là Đấng Trung Gian giữa Chúa Ba Ngôi và chúng ta, dẫn đưa
chúng ta tới Chúa Ba Ngôi.
Bằng cách đến với
chúng ta qua bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu tiếp tục đặt chúng ta vào mối quan
hệ trực tiếp với Chúa Ba Ngôi, vì Ngài đến trong tình trạng nguyên vẹn của Ngài
là Thiên-Chúa-Làm-Người, cả thần tính và nhân tính, là Thiên Chúa Ngôi Lời, luôn
kết hiệp mật thiết với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu có thể lặp lại
từ Bánh Thánh mà Ngài đã nói khi Ngài còn tại thế: “Đấng đã sai tôi vẫn ở với tôi; Người không để tôi cô độc, vì tôi hằng
làm những điều đẹp ý Người.” (Ga 8:29) Và Ngài còn nói rõ ràng hơn: “Tôi ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong
Tôi.” (Ga 14:11)
Do đó, khi Ngài
đến với chúng ta qua việc chúng ta đón nhận Thánh Thể – tức là rước lễ, Ngài
không đến một mình, mà còn có Chúa Cha và Chúa Thánh Thần cùng đến với Ngài, bởi
vì Ba Ngôi riêng biệt nhưng không thể tách rời. Sự hiện diện của Chúa Ba Ngôi
trong linh hồn chúng ta không giới hạn theo thời gian khi Chúa Giêsu hiện diện
trong chúng ta, mà cả Ba Ngôi cùng ở trong linh hồn chúng ta mãi mãi theo tình
trạng ân sủng.
Theo cách đặc
biệt, Chúa Ba Ngôi hiện hữu trong Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể, là Con
Người kết hiệp với Chúa Ba Ngôi bằng tất cả sự viên mãn của Thiên Chúa: “In quo habitat omnis plenitudo divinitatis.” (Sống trong sự viên mãn của Thiên Chúa) Do đó, chắc chắn rằng ở đâu có Chúa Giêsu thì ở đó cũng có Chúa Ba Ngôi hiện
diện một cách đặc biệt – kể cả trong linh hồn chúng ta khi chúng ta rước lễ.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ SpiritualDirection.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment