Cầu hồn – trăm nhớ ngàn thương
Bao người khắc khoải ở trong luyện
hình
Cúi xin Thiên Chúa thương tình
Thứ tha cho hưởng phúc vinh muôn đời
Chúng ta có 2 nỗi nhớ: Nhớ các thánh và nhớ các linh hồn. Lễ các thánh (All Saints, cũng gọi là All Hallows hoặc Hallowmas) trước ngày lễ hội Hallowe'en, được cả Công giáo Rôma và Anh giáo cử hành vào ngày 1-11, ngày nay gọi là Lễ Cầu Hồn.
Đây là dịp để các tín hữu nhớ tới các
thánh, hữu danh và vô danh. Các tín hữu nên tham dự Thánh Lễ và nên kiêng việc
xác.
Nhớ các thánh vào dịp này là truyền
thống hàng năm có từ thế kỷ IV, nhưng đến năm 609 ĐGH Boniface IV mới chính
thức cho kính nhớ cả các thánh tử đạo. Ngày 13-05 được ấn định là ngày kính nhớ
các Thánh Tử Đạo. về sau, năm 837, ĐGH Grêgôriô IV mở rộng lễ này là lễ kính
nhớ tất cả các thánh (kể cả các thánh tử đạo) và kính nhớ vào ngày 01-11. Lễ
cầu cho các tín hữu đã qua đời được cử hành vào ngày 02-11, nếu trùng Chúa Nhật
hoặc lễ trọng thì cử hành lễ cầu hồn vào ngày 03-11.
Theo nền tảng thần học, các linh hồn
đã qua đời nhưng chưa sạch hết tội nhẹ, chưa được hưởng Tôn Nhan Thiên Chúa. Họ
không còn làm được gì cho mình, thế nên họ cần những người còn sống cầu thay
nguyện giúp, hy sinh và làm việc bác ái thay cho họ, xin lòng thương xót của
Chúa tha phần phạt cho họ.
Thời Giáo hội sơ khai, tên những người
đã qua đời được ghi vào sách. Thế kỷ VI, điều
này trở thành thói quen tại các Tu viện Bênêđictô tại Whitsuntide để tưởng nhớ
những người đã qua đời. Tại Tây Ban Nha, thời Thánh Isidore (†636), có ngày
tưởng niệm này vào Chúa Nhật Sáu Mươi (Sexagesima Sunday) hoặc trước Lễ Ngũ
Tuần (Pentecost). Tại Đức quốc, theo chứng cớ của Tu viện trưởng Widukind (Tu
viện Corvey, khoảng năm 980), nghi lễ tưởng niệm này được cử hành vào ngày 1-10.
Điều này được Giáo hội phê chuẩn. Thánh Odilo Cluny (†1048) truyền cầu
nguyện cho các tín hữu đã qua đời hàng năm tại các tu viện của hội dòng. Từ đó,
thói quen tốt lành này lan rộng sang các hội dòng khác như Dòng Bênêđictô và
Carthusian.
Đối với các giáo phận, Liège là giáo
phận đầu tiên có thói quen cầu hồn, thời ĐGM Notger (†1008). Điều này
có ghi trong sách Tử Đạo của Thánh Protadius Besançon (1053-1066). ĐGM Otricus
(1120-25) đưa thói quen cầu hồn tới Milan, cử hành vào ngày 15-10. Tại Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha, và Châu Mỹ Latin, các linh mục dâng 3 Thánh Lễ vào ngày này. Sau
đó, ĐGH Leo XIII cho áp dụng thói quen tốt lành này trong Giáo hội hoàn vũ. Ngài
không phê chuẩn nhưng truyền cử hành lễ cầu hồn đặc biệt vào Chúa Nhật 30-9-1888.
Theo nghi lễ Hy Lạp, việc tưởng niệm
này được tổ chức vào thứ Bảy trước Chúa Nhật Sáu Mươi, hoặc vào ngày trước Lễ
Ngũ Tuần. Người Armenia cử hành lễ Vượt Qua của người chết vào sau lễ Phục Sinh.
Luyện ngục hoặc luyện hình (La ngữ là “purgare” – làm cho sạch, tẩy rửa) phù
hợp với giáo lý Công giáo về việc hình phạt tạm đối với những người chết trong ơn nghĩa của Chúa, nhưng chưa sạch hết tội nhẹ.
Đức Tin Công giáo quan tâm Luyện hình
được mô tả rõ ràng trong sắc lệnh Hiệp Nhất (Laetentur Caeli) của Công đồng
Florence, (Mansi, t. XXXI, col. 1031) thời ĐGH Eugenius IV (1383–1447), và
trong 3 sắc lệnh của Công đồng Trentô. (Sess. XXV) Giáo hội Công giáo được Chúa
Thánh Thần hướng dẫn, từ Kinh Thánh và truyền thống cổ của các Giáo phụ truyền
dạy qua các Công đồng, gần đây là Công nghị Đại kết. (Sess. VI, cap. XXX; Sess.
XXII cap.ii, iii) Giáo hội dạy có Luyện hình, các linh hồn ở đó được giúp đỡ
nhờ lời cầu nguyện của các tín hữu, nhưng chủ yếu nhờ Của Lễ Hy Sinh dâng trên
bàn thờ.
HÌNH
PHẠT TẠM
Vì phạm tội, hình phạt tạm vẫn còn sau
khi tội đã được Thiên Chúa thứ tha. Điều này rõ ràng trong giáo huấn của Kinh
Thánh. Thiên Chúa thực sự kéo con người ra khỏi sự bất tuân ban đầu và cho con
người sức mạnh mà thống trị muôn vật muôn loài, (Kn 10:2) nhưng vẫn bị phạt là
“phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất.” (St 3:19) Thiên
Chúa tha thứ tính đa nghi của Môsê và Aaron, nhưng hình phạt vẫn ảnh hưởng “Đất
Hứa.” (Ds 20:12) Thiên Chúa “lấy đi” tội lỗi của Đavít, nhưng con của ông vẫn
bị phạt (chết) vì ông đã cả gan khinh thị Thiên Chúa. (2 Sm 12:13-14) Trong Tân
Ước và Cựu Ước, việc bố thí và ăn chay, kể cả việc đền tội là hoa trái của lòng
sám hối. (Mt 3:8; Lc 3:3; Lc 17:3) Toàn bộ hệ thống sám hối của Giáo hội chứng
tỏ rằng sự tự nguyện đền tội luôn là sự sám hối, và Công đồng Trentô (Sess.
XIV, can. xi) nhắc các tín hữu nhớ rằng Thiên Chúa không miễn giảm toàn bộ hình
phạt vì tội lỗi và lầm lỗi. Thiên Chúa đòi hỏi sự đền tội, giáo lý này liên
quan như hệ lụy cần thiết khi tin rằng người có tội chưa đền tội đủ ở trần gian sẽ có thể bị phạt ở một
thế giới khác – tức là Luyện hình, nhưng không phải xa cách Chúa mãi mãi, sẽ có
lúc được hưởng Tôn Nhan Ngài.
KHINH
TỘI
Mọi tội lỗi không giống nhau trước mặt
Chúa, có khinh tội (tội nhẹ) và trọng tội (tội nặng), và tùy mức độ. Mặt khác,
bất cứ ai ra trước mặt Chúa đều phải tinh tuyền vì “mắt của Ngài thật quá tinh
tuyền không thể chịu được điều gian ác.” (Kbc 1:13) Đối với các tội lỗi chưa
được sám hối lúc chết thì phải chịu hình phạt tạm, Giáo hội luôn dạy giáo lý
này về Luyện hình. Niềm tin này đã ăn sâu vào con người và được người Do Thái
chấp nhận, ít là ở những người ngoại, và đã có từ lâu trước khi có Kitô giáo. (“Aeneid,”
VI, 735 sq.; Sophocles, “Antigone,” 450 sq.)
LỖI
LẦM
Epiphanius (Haer., lxxv, P.G., XLII, col. 513) than
phiền về việc Aërius (thế kỷ IV) dạy rằng việc cầu nguyện cho người chết là vô
ích. Thời Trung cổ, giáo lý về Luyện hình bị bác bỏ bởi những người theo các tà
thuyết Albigenses, Waldenses và Hussites. Thánh Bênađô (Serm. lxvi in Cantic.,
P.L. CLXXXIII, col. 1098) nói rằng có những người từ chối sự hiện hữu của Luyện
hình và ích lợi của việc cầu nguyện cho người chết. Đã có nhiều người Hy Lạp tranh
luận sôi nổi về vấn đề Luyện hình. Có vẻ sự khác biệt giữa các ý kiến là không
quan tâm sự hiện hữu của Luyện hình nhưng lại quan tâm bản chất “lửa thanh tẩy”
của Luyện hình; Thánh Thomas Aquinas đã chứng tỏ sự hiện hữu của Luyện hình khi
bình luận chống lại các sai lầm của người Hy Lạp, và Công đồng Florence cũng
cho rằng cần xác định niềm tin của Giáo hội về vấn đề này. (Bellarmine, “De
Purgatorio,” lib. I, cap. i) Chính Thống giáo hiện đại cũng từ chối Luyện hình,
mâu thuẫn trong việc thúc đẩy niềm tin.
Ngay từ đầu thời kỳ Cải Cách đã có sự đắn
đo về phần của Luther (Cuộc Tranh Luận Leipzig), xem có nên giữ giáo lý đó hay
không, nhưng họ đã bất đồng ý kiến. Việc từ chối Luyện hình của các nhà cải
cách đã lan tràn thế giới, và Calvin đã giới hạn vị trí của Công giáo mà cho rằng
“Thập Giá của Đức Kitô loại bỏ điều hư cấu để số phận bị xói mòn và phá hủy đức
tin của chúng ta.” (Institutiones, lib. III, cap. v, 6) Tin Lành hiện đại tránh
dùng chữ “luyện hình,” nhưng lại thường xuyên dạy giáo lý về “tình trạng ở giữa,”
Martensen (“Giáo lý Kitô giáo,” Edinburgh, 1890, trang 457) viết: “Nếu không có linh hồn nào rời nơi này trong
tình trạng hoàn hảo và được chuẩn bị, chúng ta phải nghĩ rằng có tình trạng
trung gian, nơi có sự phát triển không ngừng (?), ở đó các linh hồn được chuẩn bị cho cuộc phán xét cuối cùng.” (Farrar, “Lòng Thương Xót và Cuộc Phán Xét,”
London, 1881, cap. iii)
CHỨNG
CỚ
Giáo lý Công giáo về Luyện hình dạy
rằng một số người chết khi còn các tội nhỏ mà
chưa sám hối sẽ chịu hình phạt tạm vì chưa đền tội ở đời này. Chứng cớ về vị
trí của Công giáo, cả trong Kinh Thánh và Tông truyền, nối kết với việc cầu
nguyện cho người chết. Về lý do cầu nguyện cho người chết, nếu không tin vào sức
mạnh của lời cầu nguyện có thể an ủi những người chưa được hưởng Tôn Nhan Chúa?
Việc cầu nguyện cho người chết và sự hiện hữu của nơi thanh luyện được đề cập
trong các văn bản cổ nhất của các giáo phụ, xác định các lý do để cứu giúp các
linh hồn. Wilpert (“Roma Sotteranea,” I, 441) kết luận chương 21: “Việc nguyện giúp cầu thay cho các linh hồn được
Thiên Chúa lắng nghe, các linh hồn sẽ được vào nơi ánh sáng.”
CỰU
ƯỚC
Truyền thống Do Thái có ghi rõ ràng trong
sách Macabê: “Ông Giuđa quyên được
khoảng hai ngàn quan tiền, và gửi về Giêrusalem để xin dâng lễ đền tội; ông làm
cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì cho rằng người chết sẽ sống lại. Thực thế,
nếu ông không hy vọng rằng những chiến binh đã ngã xuống sẽ sống lại, thì cầu
nguyện cho người chết quả là việc dư thừa và ngu xuẩn. Nhưng vì ông nghĩ đến
phần thưởng rất tốt đẹp dành cho những người đã an nghỉ trong tinh thần đạo
đức. Đó là lý do khiến ông đến dâng lễ tế đền tạ cho những người đã chết, để họ
được giải thoát khỏi tội lỗi.” (2
Mcb 12:43-46) Vào thời Macabê, những người lãnh đạo dân Chúa không ngần
ngại xác nhận tính hiệu quả của việc cầu nguyện cho người chết, những người có
thể được tha tội và hy vọng được sống
đời đời.
TÂN
ƯỚC
Có vài đoạn trong Tân Ước cho thấy tình
trạng thanh luyện sau khi chết. Chúa Giêsu tuyên bố: “Ai nói phạm đến Con Người thì được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh
Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau.” (Mt 12:32) Theo Thánh Isidore Seville (Deord. creatur., c. xiv, n. 6),
các từ ngữ này chứng tỏ rằng “một số tội lỗi sẽ được tha thứ và được thanh
tẩy bằng lửa thanh luyện.” Thánh Augustinô cũng nói rằng “một số tội nhân không
được tha đời này hoặc đời sau thì cũng chẳng ai chắc, mặc dù không được tha đời
này thì vẫn được tha đời sau.” (Thành Phố của Thiên Chúa, XXI.24) Cách hiểu
tương tự cũng được Thánh Grêgôriô Cả đưa ra, (Dial., IV, xxxix) kể cả Thánh
Bede, Thánh Bênađô (Sermo lxvi in Cantic., n. 11) và các thần học gia nổi trội.
Thánh Phaolô cho biết: “Vì không ai có thể đặt nền móng nào khác
ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô. Người ta có thể dùng vàng, bạc, đá
quý, gỗ, cỏ, rơm mà xây trên nền đó. Nhưng công việc của mỗi người sẽ được phơi
bày ra ánh sáng. Thật thế, Ngày của Chúa sẽ cho thấy công việc đó, vì Ngày ấy
tỏ rạng trong lửa; chính lửa này sẽ thử nghiệm giá trị công việc của mỗi người.
Công việc xây dựng của ai tồn tại trên nền thì người ấy sẽ được lĩnh thưởng.
Còn công việc của ai bị thiêu huỷ thì người ấy sẽ phải thiệt. Tuy nhiên, bản
thân người ấy sẽ được cứu, nhưng như thể băng qua lửa.” (1 Cr 3:11-15)
Nhiều giáo phụ và thần học gia đưa ra
chứng cớ về “tình trạng trung gian” mà tội lỗi sẽ được tha thứ, và rồi slinh
hồn sẽ được cứu độ. Theo Bellarmine, (De Purg., I, 5) đó là cách hiểu phổ biến
của các giáo phụ và các thần học gia. Trong số đó có các thánh: Ambrôsiô (Sermo
xx trong Ps. cxvii), Giênônimô (Chú Giải sách Amos, c. iv), Augustinô (Chú Giải về Tv 37), Grêgôriô (Dial., IV, xxxix), Origen
TRUYỀN
THỐNG
Giáo lý dạy rằng nhiều người chết mà
vẫn phải chịu thanh luyện, cầu nguyện cho họ là giúp đỡ họ theo truyền thống
Kitô giáo từ thời sơ khai. Trong “De Corona Militis,” Giáo phụ Tertullian (khoảng
năm 160-225) đề cập việc cầu nguyện cho người chết là quy định của Tòa Thánh
(Apostolic ordinance), và trong “De Monogamia”
(chương 10), ngài khuyên các phụ nữ góa bụa “cầu nguyện cho linh hồn của chồng,
xin sự an nghỉ cho chồng và sớm được phục sinh.” Ngài cũng khuyên “dâng lễ đền
tội cho chồng vào ngày giỗ,” và ngài
kết án phụ nữ đó không chung thủy nếu không giúp đỡ linh hồn của chồng.
Giáo lý về Luyện hình rất rõ ràng. Nếu
một người chết khi còn mắc tội nhẹ, họ phải vào lửa thanh luyện để chuẩn bị vào
Vương Quốc của Thiên Chúa, nơi không thể có chút gì ô uế: “Không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức
Giêsu Kitô. Người ta có thể dùng vàng, bạc, đá quý, gỗ, cỏ, rơm mà xây trên nền
đó. Nhưng công việc của mỗi người sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Thật thế, Ngày
của Chúa sẽ cho thấy công việc đó, vì Ngày ấy tỏ rạng trong lửa; chính lửa này
sẽ thử nghiệm giá trị công việc của mỗi người.” (1 Cr 3:11-13)
Thánh Cyril thành Giêrusalem (Mystagogical Catechesis V.9)
mô tả: “Chúng ta cầu nguyện cho những
người đã qua đời trong tình hiệp nhất, chúng ta tin rằng các linh hồn mà chúng
ta cầu nguyện sẽ được giảm bớt đau khổ nhờ Của Lễ dâng trên bàn thờ.” Thánh
Grêgôriô thành Nyssa (P.G., XLVI, col. 524, 525) nói rằng sự yếu đuối của con
người được thanh luyện ở đời này bằng lời cầu nguyện và sự khôn ngoan, hoặc
được đền tội bằng lửa thanh luyện: “Chúng
ta hãy cầu nguyện cho những người an nghỉ trong Đức Kitô, Thiên Chúa sẽ tha thứ
tội lỗi cho họ nhờ lòng thương xót và nhận họ vào lòng Áp-ra-ham, cùng với các
thánh, những người đã sống đẹp lòng Chúa ở đời này.” (P.G. I, col. 1144)
Giáo huấn của các giáo phụ và các nghi
lễ được áp dụng trong Phụng vụ của Giáo hội. Trên mộ của các tín hữu thời Giáo
hội sơ khai có khắc chữ “hy vọng,” chữ xin được nghỉ yên. Thế kỷ IV, Thánh
Ambrôsiô nói về sự hiện hữu của Luyện hình trong bài giảng lễ an táng (De obitu
Theodosii): “Lạy Chúa, xin cho tôi tớ
Chúa là Theodosius được nghỉ yên trong Chúa chuẩn bị hợp đoàn cùng các thánh...
Con yêu mến linh hồn này, xin cho người này được vào đất của những người sống.”
(P.L., XVI, col. 1397)
Thánh Augustinô mô tả hai tình trạng
của con người: “Một số người qua đời, không
quá xấu xa để không được hưởng lòng thương xót, cũng chưa đủ tốt để được hưởng
ngay phúc trường sinh, họ sẽ sống lại sau khi chịu thanh luyện.” (Thành Phố của Thiên Chúa, XXI.24)
Họ được hưởng lợi ích nhờ lời cầu nguyện của các tín hữu và việc cử hành các
mầu nhiệm, họ được thanh luyện nhờ Của Lễ “được chấp nhận trên Núi Thánh của
Thiên Chúa.”
LUYỆN
HÌNH
Cầu nguyện cho các linh hồn là chúng ta dâng các hy sinh cho họ được lòng thương xót của Thiên Chúa thứ tha tội lỗi và được nhận vào lòng Ápraham (Hiến Pháp Tòa Thánh). Thánh Augustinô (Thành Phố của Chúa XXI.13, 16) nói rằng hình phạt nơi Luyện hình chỉ tạm thời và sẽ hết, ít nhất là vào ngày Chung Thẩm, nhưng hình phạt tạm có thể được chịu ngay ở đời này hoặc sau khi chết.
Các linh hồn không quá xấu để phải bị
án phạt đời đời, cũng chưa đủ tốt để có thể hưởng hạnh phúc đời đời, họ phải xa
cách Chúa một thời gian để được thanh luyện, chắc chắn họ sẽ được hưởng phúc
trường sinh. ĐGH Leo X đã nói như vậy trong sắc lệnh “Exurge Domine” (Xin Chúa
Xuất Hiện, ban hành ngày 15-6-1520) sau khi ngài kết tội sai lầm đối với Martin Luther.
Trong số 38 của sắc lệnh “Exurge
Domine,” ĐGH Leo X nói: “Nec probatum est
ullis aut rationibus aut scripturis ipsas esse extra statum merendi aut
augendae caritatis.” (Không có chứng cớ Kinh Thánh nói rằng họ [các linh
hồn nơi Luyện hình] không xứng đáng
hưởng lòng khoan dung.)
Thánh Augustinô (Chú Giải về Tv 37, số 3) nói về đau khổ trong lửa thanh luyện ghê gớm hơn mọi thứ đau khổ trên thế gian này. (P.L., col. 397) Thánh Grêgôriô Cả nói về những người chết “sẽ đền tội bằng lửa thanh luyện, và loại đau khổ này dữ dội hơn mọi thứ đau khổ chúng ta có thể chịu ở đời này” (Ps. 3 poenit., n. 1). Thánh Thomas Aquinas (IV, dist. xxi, q. i, a.1) dạy rằng ngoài việc phải xa cách Chúa, có loại hình phạt khác bằng lửa. Các ngài không biết rõ lửa này ảnh hưởng các linh hồn như thế nào, nhưng là điều có thật. Công đồng Trentô truyền cho các giám mục “đừng đặt ra các vấn đề khó khăn, mơ hồ, không giúp khai sáng, và đừng bàn luận các vấn đề không làm tăng lòng sùng kính.” (Sess. XXV, “De Purgatorio”)
Kinh Thánh và các giáo phụ đều truyền
phải cầu nguyện và dâng lễ cho những người qua đời, Công đồng Trentô (Sess.
XXV, “De Purgatorio”) không chỉ nói về sự hiện hữu của Luyện hình mà còn nói
rằng “các linh hồn ở đó được giúp đỡ nhờ lời nguyện giúp cầu thay của các tín
hữu và lễ hy sinh trên bàn thờ.” Những người còn sống vẫn hiệp thông với các
linh hồn nơi Luyện hình, đó là giáo huấn sớm nhất của Kitô giáo.
ÂN XÁ
Công đồng Trentô (Sess. XXV) xác định
rằng ân xá “ích lợi nhất đối với các Kitô hữu” và “được duy trì trong Giáo hội.”
Các thần học gia Công giáo nói: “Ân xá có
thể áp dụng cho các linh hồn nơi Luyện Hình, ân xá có hiệu lực cho họ nhờ sự
nguyện giúp cầu thay.” (Per Modum
Suffragii) Điều kiện lãnh ân xá là xưng tội, rước lễ, và cầu nguyện theo
ý Đức giáo hoàng. Hãy hy sinh và nhường các ân xá cho các linh hồn để họ sớm
được hưởng Tôn Nhan Thiên Chúa, đặc biệt trong Tháng Mười Một – Tháng Cầu Hồn.
Hãy nghe nỗi niềm thao thức của các
linh hồn: “Như nai rừng mong mỏi tìm về
suối nước trong, hồn con cũng trông mong được gần Ngài, lạy Chúa. Linh hồn con
khao khát Chúa Trời, là Chúa Trời hằng sống. Bao giờ con được đến vào bệ kiến
Tôn Nhan?” (Tv 42:2-3)
TRẦM THIÊN THU (lược dịch từ NewAdvent.org)
[Đăng
báo ĐMHCG tháng 11-2015, Dòng Chúa Cứu Thế xuất bản tại Hoa Kỳ]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment