Trang phục có thể không chỉ đơn giản là thời trang, mà còn là vấn đề liên quan niềm tin tôn giáo.
Đây là 5 loại trang phục thể hiện tín ngưỡng trên thế giới.
1. KHĂN QUẤN
Khăn quấn (dastar) là khăn truyền thống được phụ nữ đạo Sikh sử dụng. Được quy định là khăn chính thức bởi Gobind Singh Ji, Đạo sư thứ 10 của đạo Sikh. Khăn quấn luôn phải sử dụng, đó là điều bắt buộc. Khi dùng khăn xếp, các tín đồ đạo Sikh phải để tóc tự nhiên, không được cắt tỉa, chỉnh sửa hoặc dùng thuốc gì khác. Chỉ được tháo khăn ra khi nào gội đầu mà thôi.
Một số giáo phái
sử dụng khăn trùm đầu này – như Hồi giáo, Rastafarianism (một giáo phái gốc
Jamaica, coi người da đen là dân tộc đã được Chúa chọn để cứu vớt), v.v... Theo
truyền thống đạo Sikh, khăn này là một
trong các dấu hiệu cho biết người đó là tín đồ đạo Sikh, biểu hiện yêu thương,
can đảm và tâm linh, đồng thời là phương tiện bảo vệ tóc. Ngày Khăn xếp Quốc
tế (International Turban Day) là ngày 13 tháng Tư hằng năm.
2. MŨ CHỎM
Mũ chỏm (trắng –
kippah, yarmulke) là loại trang phục đặc biệt của Do Thái giáo, được đàn ông Do
Thái giáo sử dụng. Mũ chỏm chỉ che một phần đầu, úp trên đỉnh đầu.
Mũ chỏm là dấu hiệu tôn kính Thiên Chúa, thường được
dùng khi cầu nguyện và học tập. Người Do Thái chính thống luôn đội mũ chỏm, nhưng
vì đó là thói quen của người Do Thái và không bắt buộc, người ta có thể ấn định
tùy thời điểm mà phải đội mũ chỏm.
3. TRANG PHỤC HIJAB
Bộ trang phục này
là biểu tượng của lòng khiêm tốn trong
Hồi giáo, và thể hiện đức hạnh ở phụ
nữ. Các phụ nữ sử dụng trang phục này vừa là khăn che mặt vừa là khăn trùm
đầu, che cả cổ và ngực. Điều này có hướng dẫn trong Kinh Cô-ran, đó là cách
hiểu về sự khiêm nhường, không chỉ thể hiện bề ngoài mà cả trong lời nói và
hành động.
Có vài điều hiểu
lầm về trang phục hijab, và điều này đã được tranh luận ở vài quốc gia như Pháp,
Thổ Nhĩ Kỳ, và Tunisia. Người ta cho là không hợp pháp khi dùng trang phục này
ở nơi công cộng và hạn chế ở các tòa nhà chính phủ.
4. ÁO CÀ SA
Áo cà sa (civara)
là chiếc áo của sự giải thoát, thật
tuyệt vời! Áo không có hình dạng, quấn chúng ta trong Phật pháp, chúng ta hoàn
toàn tự do.
Các tăng ni Phật
giáo đã sử dụng tu phục này 25 thế kỷ qua, tức là 2.500 năm. Đây là trang phục
cổ nhất của tôn giáo? Có thể. Lịch sử cho biết rằng những chiếc áo đầu tiên được
làm bằng những miếng vải thừa. Người ta xâu những miếng vải lại và nhuộm gia vị.
Trang phục truyền thống thay đổi theo thời gian, vì vải ngày nay phải mua hoặc
được tặng. Các cộng đoàn tu trên thế giới mặc các trang phục khác nhau.
5. ÁO THỤNG XẺ TÀ
Trang phục này
dùng cho vua chúa, các giáo sĩ Công giáo và các Kitô giáo khác. Áo này xuất xứ
từ Dalmatia, thuộc Croatia, thế nên người ta gọi áo này là “dalmatic.” Áo này
được coi là lễ phục theo sắc lệnh của Thánh GH Sylvester năm 332.
Trang phục này là biểu tượng của sự phục vụ, tôn
thờ và tận hiến cho Thiên Chúa. Giáo Hội cầu nguyện khi làm phép áo:
“Lạy Chúa, xin giải thoát con nhờ chiếc
áo cứu độ, chiếc áo của niềm vui, và chiếc áo công bình khoác trên con.”
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ beliefnet.com)
✽ Chuyện Ăn Mặc – https://tramthienthu.blogspot.com/2016/07/chuyen-mac.html
✽ Chuyện Buôn Bán – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/10/chuyen-buon-ban.html
✽ Chuyện Lương Tâm – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/10/chuyen-luong-tam.html
✽ Chuyện Nước Trời – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/11/chuyen-nuoc-troi.html
TRANG PHỤC NƠI TÔN NGHIÊM
Một buổi chiều, tôi tham dự Thánh Lễ tại một
nhà thờ thuộc Giáo hạt Gia Định, TGP Saigon. Số người tham dự Thánh lễ không
nhiều, chỉ khoảng hơn 50 người, thế nên tầm quan sát rất bao quát.
Khi lên rước lễ, tôi “xốn mắt” khi thấy ngay
phía trước ở hàng người bên kia có một cô gái, chừng 25 tuổi, mặc áo thun mỏng
cụt tay, “đặc biệt” là chiếc quần cụt vải jean bó sát và cũn cỡn tới mức không
thể ngắn hơn nữa. Một cô gái trẻ “chịu” đi lễ ngày thường và còn rước lễ thì
thật đáng khen, nhưng tiếc thay! Cách ăn mặc như thế thì rất đáng phải chấn
chỉnh vì không hề xứng đáng với nơi tôn nghiêm.
Cách ăn mặc là cách biểu hiện văn hóa của một
con người. Đi chơi mà người ta còn ý tứ, không dám ăn mặc lố bịch. Đi đám tiệc,
dự dạ hội hoặc đi hội họp, người ta luôn ăn mặc lịch sự, tìm cho mình những
trang phục thích hợp nhất. Thế mà đến một nơi tôn nghiêm như nhà thờ, nhất là
tham dự Thánh lễ, vậy mà có những người lại quá “vô ý” đến mức đáng trách như
cô gái kia!
Thiết tưởng các vị hữu trách cũng nên chấn
chỉnh nghiêm túc để xứng đáng Nhà Chúa là nhà cầu nguyện và là nơi thờ phượng
đúng nghĩa. Thánh Ephrem nói: “Ở đâu quy
luật không vững vàng, ở đó linh hồn sẽ đắm đuối.”
Xin được ghi lại lời khắc trên nền cũ của đại
giáo đường Liibeek (Đức) để cùng suy ngẫm:
Con
gọi Ta là Tôn Sư nhưng con chẳng vâng lời Ta. Con gọi Ta là Ánh Sáng nhưng con
chẳng thèm nhìn Ta. Con gọi Ta là Chính Lộ nhưng con chẳng thèm đi trên đó. Con
gọi Ta là Nguồn Sống nhưng con chẳng ước muốn Ta. Con gọi Ta là Thượng Trí
nhưng con chẳng theo Ta. Con gọi Ta là Tuyệt Mỹ nhưng con chẳng yêu Ta. Con gọi
Ta là Phú Quý nhưng con chẳng xin Ta. Con gọi Ta là Vĩnh Cửu nhưng con chẳng
tìm Ta. Con gọi Ta là Ân Sủng nhưng con chẳng tin Ta. Con gọi Ta là Quyền Quý
nhưng con chẳng phục vụ Ta. Con gọi Ta là Uy Quyền nhưng con chẳng tôn vinh Ta.
Con gọi Ta là Công Chính nhưng con chẳng bảo dưỡng Ta. Nếu Ta kết án con, con
không thể trách Ta được. Con gọi Ta là Thiên Chúa nhưng con chẳng thờ lạy Ta.
Con gọi Ta là Tình Yêu nhưng con chẳng khao khát Ta. Con gọi Ta là Dũng Lực
nhưng con chẳng kính sợ Ta. Con gọi Ta là Đấng Thánh nhưng con chẳng noi gương
Ta. Con gọi Ta là Nhân Lành nhưng con chẳng tự hạ.
TRẦM THIÊN THU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment