Monday, December 2, 2013

LỄ GIÁNG SINH

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, việc mừng lễ Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12 là điều quan trọng nhất trong năm. Tại sao? Lễ Giáng Sinh có ý nghĩa đích thực nào đối với chúng ta ngày nay? Có sứ điệp Giáng Sinh đích thực?

1. TÂY PHƯƠNG MỪNG LỄ GIÁNG SINH

Từ tháng 11, người ta không thể quên rằng lễ Giáng Sinh sắp tới. Những ánh đèn màu lấp lánh khắp nơi, cùng với những dây kim tuyến và tuyết giả trên các cửa nhà,…

Tại các cửa tiệm và nhiều gia đình, cây Giáng Sinh được trưng bày và được trang trí bằng đèn điện, các gói quà, dây kim tuyến,... Các trung tâm mua sắm tấp nập người ra vào tới khuya. Khắp nơi vang lên những bài ca Giáng Sinh truyền thống của Kitô giáo, các đoàn từ thiện cũng rủ nhau đi tới các vùng sâu vùng xa,... Các công ty và cơ sở sản xuất cũng thường tổ chức những bữa tiệc mừng Giáng Sinh khoảng một tuần trước lễ Giáng Sinh. Nửa đêm Giáng Sinh, người ta còn có dạ tiệc giáng sinh – quen gọi theo Pháp ngữ là Réveillons (rề-vây-dông).

Tới giữa tháng 12, đa số các gia đình đều có cây Giáng Sinh và được trang hoàng lộng lẫy. Ngày nay, càng ngày càng có nhiều người Mỹ theo truyền thống mừng Giáng Sinh.

Tại nhiều quốc gia, đa số người ta gởi thiệp Giáng Sinh Giáng Sinh cho bạn bè và gia đình qua đường bưu điện. Những tấm thiệp này sẽ được treo trên tường nhà hoặc cây Giáng Sinh trong gia đình. Giáng Sinh năm 2012, trong vòng 3 tuần trước lễ Giáng Sinh, mỗi ngày bưu điện Anh quốc chuyển khoảng 100 triệu thiệp Giáng Sinh. Một con số kỷ lục.

2. THIỆP GIÁNG SINH

Thói quen gởi thiệp Giáng Sinh được bắt đầu tại Anh quốc từ năm 1840, thường là tự làm. Khi công nghệ ấn loát phát triển, thiệp Giáng Sinh được sản xuất hàng loạt từ khoảng năm 1860. Càng ngày thói quen gởi thiệp Giáng Sinh càng được lan rộng.

Theo truyền thống, thiệp Giáng Sinh có hình Đức Maria, Đức Giuse và Chúa Hài Đồng, hoặc diễn tả các phần khác trong câu chuyện Giáng Sinh. Ngày nay, hình ảnh thường vui nhộn hơn, hình mùa Đông, ông già Nôen, hoặc những cảnh lãng mạn của cuộc sống trong quá khứ.

Ông già có bao quà là “Ông già Nôen” (Father Christmas, Santa Claus), Ông trở thành “khuôn mặt của Giáng Sinh.” Ở đâu cũng thấy bức hình một ông già có râu trắng dài, áo đỏ viền trắng, và bao đồ chơi. Trẻ em tin rằng Ông già Nôen cho chúng những món quà vào đêm Giáng Sinh (hoặc ngày 6 tháng 12, lễ Thánh Nicholas), nhiều trẻ em (có em tới 7 hoặc 8 tuổi) vẫn tin có Ông già Nôen thật. Tại đa số các quốc gia, người ta nói rằng Ông sống gần Bắc Cực, Ông đến bằng cách bay ngang bầu trời khi Ông ngồi trên chiếc xe tuyết có những con tuần lộc kéo. Ông đến từng nhà vào lúc nửa đêm qua đường ống khói và đặt quà vào những chiếc vớ hoặc túi gần giường của trẻ em hoặc đặt quà ở Cây Nôen.

Ông già Nô-en dựa trên một nhân vật có thật, đó là Thánh Nicôla, được gọi bằng tên “Santa Claus” do tiếng Hà Lan là “Sinterklaas.” Thánh Nicôla là vị lãnh đạo Kitô giáo ở Myra (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ) hồi thế kỷ IV. Ngài rất nhút nhát, muốn trao tiền cho người nghèo nhưng không muốn họ biết. Người ta nói rằng một ngày nọ, ngài leo lên mái nhà và thả tiền xuống qua ống khói. Tiền rơi vào chiếc vớ của của một bé gái đang treo để hong khô ở gần lò sưởi. Đó là cách giải thích Ông già Nôen đi qua đường ống khói để bỏ quà vào những chiếc vớ của trẻ em. Thánh Nicôla là người yêu thương người nghèo và là thánh bảo trợ trẻ em.

3. NGÀY TẶNG QUÀ

Tại các nước nói tiếng Anh, ngày sau lễ Giáng Sinh là Ngày Tặng Quà (Boxing Day, ngày 26-12). Từ này xuất xứ từ tục lệ từ thời Trung cổ: Các nhà thờ mở “thùng từ thiện” (alms boxes, để mọi người bỏ tiền vào) và được phân phát cho người nghèo trong vùng vào ngày sau lễ Giáng Sinh. Truyền thống này còn giữ tới ngày nay – những món quà nhỏ thường được trao cho giới lao động nghèo.

Ngày nay, tại Tây phương, không nhiều người nghĩ đến ý nghĩa tôn giáo của lễ Giáng Sinh. Đa số dân Anh hoặc Âu châu không đến nhà thờ, kể cả lễ Giáng Sinh. Họ quen đua nhau mua sắm quà cáp cho lễ này. Ở Anh, các cửa tiệm mở cho tới đêm vọng Giáng Sinh, thường mở lại vào Ngày Tặng Quà và bán hạ giá.

4. MƠ ƯỚC GIÁNG SINH

Nhiều người hy vọng nhận quà vào dịp Giáng Sinh. Chúa Thánh Thần mơ ước trở lại thời tuổi thơ (hoặc thời gian hạnh phúc nào đó trong quá khứ), khi cuộc đời còn đơn giản và thú vị, trước khi những có những sự rắc rối của cuộc đời làm người lớn. Chúng ta cảm thấy rằng phía sau sự vui vẻ và các vật trang trí kia phải có “tin nhắn” nào đó, chẳng hạn là “chìa khóa” cho cuộc sống, niềm hy vọng hoặc hạnh phúc.

5. LỄ GIÁNG SINH BẮT ĐẦU KHI NÀO?

Từ khoảng năm 400, các Kitô hữu đã mừng lễ Giáng Sinh. Tại Tây phương ngày nay, ý nghĩa đích thực của lễ Giáng Sinh bị quên lãng. Giáng Sinh trở thành ngày nghỉ không mang ý nghĩa tôn giáo nữa! Càng ngày càng có nhiều trẻ em tin vào Ông già Nô-en hơn là tin vào Chúa Giêsu. Lễ Giáng Sinh là dịp người ta ăn uống, nhậu nhẹt, vui chơi, quà cáp,… hơn là hoạt động tâm linh. Buồn thay!

Tuy nhiên, câu chuyện Chúa Giáng Sinh là có thật, có thể tìm thấy xác thực trong Kinh Thánh, đặc biệt trong Phúc Âm theo Thánh sử Matthêu và Luca, chương 1 và 2. Chúa Giêsu giáng sinh tại Belem (gần Giêrusalem), trong cảnh nghèo hèn, xung quanh chỉ có những thú vật.

6. KẾ HOẠCH CỦA CHÚA?

Các Kitô hữu tin rằng đó là Ý Chúa. Chúa Giêsu đến thế gian khiêm nhường như một người nghèo hèn, chứ không giàu sang hoặc oai phong như một quốc vương. Ngôn sứ Mikha đã nói: “Phần ngươi, hỡi Bêlem Épratha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giuđa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lãnh Israel. Nguồn gốc của Người có từ thời trước, từ thuở xa xưa.” (Mk 5:1)

The prophet Isaia nói: “Một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta. Người gánh vác quyền bính trên vai, danh hiệu của Người là Cố Vấn kỳ diệu, Thần Linh dũng mãnh, Người Cha muôn thuở, Thủ Lãnh hoà bình.” (Is 9:5) Lời tiên tri đó được tiên báo hàng trăm năm trước khi Chúa Giêsu giáng sinh.

Ngay đêm đó, các mục đồng là những người đầu tiên được thiên sứ báo tin vui. Mới nghe, họ thấy sợ hãi. Nhưng thiên thần trấn an và họ đã đến thờ lạy Vương Nhi Giêsu.

7. CÁC NHÀ THÔNG THÁI

Chúng ta quen gọi là các đạo sĩ hoặc vua, thực ra họ là những nhà thông thái đến từ Iran hoặc Ả Rập Saudi. Sau khi Chúa Giêsu giáng sinh, họ thấy ngôi sao lạ và nhận biết có “người lạ” vừa sinh ra. Họ là những người học cao, hiểu rộng, như ngày nay chúng ta có thể gọi là triết gia hoặc khoa học gia. Họ lên đường đi tìm, đem theo các lễ vật: Vàng, nhũ hương và mộc được. Vàng: tặng phẩm phù hợp với Vua. Nhũ hương: đốt để tôn thờ Thiên Chúa. Mộc dược: dùng để ướp xác chết.

Vua Hêrôđê là ác vương của vùng đó, nghe các nhà thông thái nói vậy, ông ta mưu mô, thậm chí cho giết các trẻ em, nhưng vẫn không giết được Hài Nhi Giêsu.

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ soon.org.uk)

No comments:

Post a Comment

Comment