Mẹ và anh em đến gặp Chúa
Nhưng mà họ không thể đến gần Ngài
Vì dân chúng quá đông, như nêm cối
Thế nên họ đành phải chờ bên ngoài
Người ta báo cho Ngài biết sự việc
Rằng có mẹ và anh em của Ngài
Họ đang đứng ngoài kia, muốn gặp mặt
Ngài không ra mà nói chuyện xa vời
Ngài nói rằng những ai nghe lời Chúa
Và hằng ngày biết đem ra thực hành
Đó là mẹ và anh em của Chúa
Là thân nhân của một Đại Gia Đình
TRẦM THIÊN THU
Mà không sao có thể chen đến gần
Vì dân chúng đến nghe Ngài đông quá
Người ta đứng chật cứng, cứ như nêm
Rằng: “Có mẹ và anh em của Thầy
Họ rất muốn được gặp mặt Thầy ngay”
Chúa Giêsu vẫn thản nhiên đáp lại:
“Mẹ của tôi và anh em của tôi
Chính là những ai nghe lời Thiên Chúa
Và đem ra thực hành suốt cả đời”
Nghe lời Chúa được trở thành con cái
Đặc biệt hơn, đó là thành thân nhân
Như cha mẹ, như anh em của Chúa
Thật tuyệt vời, đúng là một đặc ân
Để giúp con người đứng vững, tiến lên
Cây có cội, nước có nguồn
Chim trời có tổ trú thân tháng ngày
Con người sống ở đời này
Gia đình là chốn sum vầy ngày đêm
Làm người không thể lãng quên
Công ơn cha mẹ nhớ luôn suốt đời
Chúa Giê-su cũng một thời
Sống trong tổ ấm như người trần gian
Gia đình – nôi ấm hồng ân
Chính nhờ đó mới lớn khôn nên người
Trọn tình trọn nghĩa suốt đời
Là nghe và giữ những lời Chúa khuyên
Xin cho hết mọi tâm hồn
Vuông tròn Thánh Ý, ấm êm gia đình
Hai động thái khác biệt
Nhưng không hề đối lập
Tay và tai hiệp vần
Tay phải cố gắng làm
Tai phải nghe chính xác
Một câu mà bị cắt
Ý nghĩa sẽ sai ngay
Lời Chúa dạy điều hay
Về mọi tình huống sống
Phải quyết tâm cố gắng
Bắt đầu từ chính mình
Chính tổ ấm gia đình
Là nền tảng xã hội
Nội tại và ngoại tại
Tình liên đới lẫn nhau
TRẦM THIÊN THU
Ô NHIỄM ÂM THANH
Câu Kinh Thánh này từ ngàn xưa, chắc chắn không liên quan vấn đề hát karaoke ngày nay. Tuy nhiên, có thể dựa vào ý tưởng trách mắng đó mà suy nghĩ và nhìn lại “phong cách” của mình.
Người ta nói: “Hát hay không bằng hay hát.” Đúng vậy! Nhưng đừng lấy câu đó mà biện hộ cho sự tồi tệ của mình. Câu nói đó có ý tích cực, khuyến khích hát cho vui, đừng mặc cảm hoặc mắc cỡ. Tất nhiên giọng hát cũng phải nghe “lọt lỗ tai” một chút, mặc dù không hay như ca sĩ – mà thật ra có những ca sĩ hát nghe cũng “ghê” thấy mồ đi chứ hay ho gì!
Cứ tối đến là nơi này, nơi nọ “râm ran” những “tiếng lạ” phát ra từ những chiếc loa mở hết công suất. Những người “vô tội” không chỉ bị tra tấn về âm thanh mà còn bị hành hạ bởi những “giọng ca quái đản.” Hát dở cũng còn “đỡ tủi,” đàng này hát quá tệ, ngang hơn cua bò. Sai nhịp thì chẳng đáng nói chi, mà vì cao độ không được nốt nào, phải chi cứ đọc theo lời có lẽ còn “nghe được” hơn là rướn cổ ra mà… hét – không phải là “hát” nữa. Có những đoạn không biết hát thế nào thì họ “sáng tác” giai điệu luôn. Ôi chao, họ thật “đa tài” quá chừng!
Đáng lẽ “ca hát MÁT tai” thì lại là “ca hát RÁT tai.” Hát là hành động tốt nhưng người hát cứ tưởng mình hát như RÓT vào tai người khác mà thật ra là hát như ĐỤC vào tai người khác, làm hư tai những người “vô tội” phải chịu đựng khi nghe họ hát. Khổ thật!
Ai có thân nhân “hát hay” kiểu cua bò thì cũng nên đề nghị họ đừng “biểu diễn” nữa, đừng làm khổ hàng xóm nữa. Hãy khuyên họ can đảm chấp nhận thực tế về khả năng ca hát của họ mà “tha thứ” cho hàng xóm, trả lại sự an lành cho hàng xóm. Đó cũng là “làm phúc” vậy!
Sự thật mất lòng, nhưng dám chấp nhận sự thật đó mới có thể sống tốt hơn, không “làm khổ” người khác nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment