Nghiên cứu của ĐH Tây Bắc (đăng trên tạp chí Psychological Science – Khoa Tâm Lý) cho thấy rằng những người yêu nhau mà có tính chuyện “ăn đời ở kiếp” với nhau thì sẽ thỏa mãn về mối quan hệ nhiều hơn nếu họ tin một người sẽ luôn hiện diện để động viên nâng đỡ.
Nhiều nhà nghiên cứu vẫn thắc mắc không biết
điều gì làm cho hôn nhân bền vững và họ mất nhiều công sức tìm hiểu. Chỉ riêng
ở Mỹ thì tỷ lệ ly hôn lên tới 50%, một con số báo động. Điều tra về vấn đề này
cho thấy rằng vài tháng đầu, thậm chí vài năm đầu, có thể rất thú vị đối với
các đôi vợ chồng. Đó có thể là một trong các lý do chính người ta muốn kết hôn.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì tương lai có vẻ không phải không có mây
mù che khuất ánh sáng hôn nhân. Một số người thấy không thể xử lý cá tính hoặc
thói quen của người bạn đời.
Khi người ta hẹn hò, mối quan tâm chính về
mối quan hệ là mọi thứ có xuôi chèo mát mái tới cuối đời hay không. Người ta
tin rằng hạnh phúc với người bạn đời tùy vào mối quan hệ có phát triển cả chiều
sâu và chiều rộng hay không, hai người có hỗ trợ mơ ước của nhau hay không. Khi
kết hôn, người ta nghĩ rằng người bạn đời tốt nhất là người hiểu rằng các thành
tựu lý tưởng vẫn quan trọng và hỗ trợ cuộc sống hôn nhân hàng ngày.
Một nhóm điều tra thuộc ĐH Tây Bắc, do TS tâm
lý Daniel Molden làm trưởng nhóm, đã thực hiện việc nghiên cứu khoa học về vấn
đề này. Họ so sánh 77 cặp vợ chồng và 92 đôi đang yêu nhau. Họ điền vào bản
tham khảo ý kiến về mức độ hiểu nhau, mức độ hỗ trợ nhau và trách nhiệm đối với
nhau – kể cả mức độ thỏa mãn nhau, mức độ thân mật và mức độ tin tưởng nhau.
Kết quả cho thấy chính hôn nhân đã thay đổi mọi thứ.
Dựa trên bản trả lời, các nhà tâm lý thấy
rằng họ tin người bạn đời sẽ luôn khuyến khích họ và đồng lao cộng khổ với họ.
Tuy nhiên, vấn đề quan yếu không phải là “tôi” hay “chúng tôi” mà là chuyện phê
bình chỉ trích nhau về các vấn đề cơ bản thường nhật.
Nhiều cặp vợ chồng ly hôn đã nói rằng họ
không thể xử lý các cư xử hoặc thái độ của người kia. Trong một số trường hợp,
đó là thói quen bỏ bê gia đình, không chăm sóc nhau một thời gian dài. Một số
người ích kỷ, cho mình là “số dzách,” khiến họ không hiểu hoặc coi thường người
bạn đời. Hầu như mọi người bắt đầu mối quan hệ đều bắt đầu bày tỏ tư tưởng,
lòng tin, cảm xúc và hy vọng vào người bạn đời. Điều này có thể tạo ra nỗi thất
vọng nhiều vì họ cầu toàn.
Theo TS Molden, những người sắp kết hôn nên
nghĩ về cách người bạn đời ủng hộ điều họ muốn đạt được, nhưng cũng nên nghĩ về
cách người bạn đời ủng hộ bổn phận của minh nữa. Nhờ vậy mà hôn nhân hạnh phúc
hơn và thỏa mãn hơn.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ The Times of India)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment