I. DẤU HIỆU KHỦNG HOẢNG ĐỨC TIN
Khi tôi khoảng 25 tuổi, tôi phải trải qua một thời gian khó khăn. Tôi bắt đầu lo lắng – điều mà tôi chưa từng có. Điều này phát xuất từ cảm giác sợ hãi dữ dội. Hồi đó tôi mới làm mẹ, tôi nhận ra rằng tôi có trách nhiệm truyền thụ các giá trị sống và đức tin cho con của tôi, nhưng tôi không biết đó là những thứ gì. Tôi không lớn lên trong một tôn giáo, vì cha mẹ tôi không cùng tôn giáo.
Tôi mừng lễ Giáng
Sinh (Công giáo) nhưng tôi cũng ăn chay tháng Ramadan (Hồi giáo). Tôi tận hưởng
nhiều thế giới, nhưng khi tôi phải chọn lựa, tôi thấy cái nào cũng tốt. Tôi
thực sự không biết mình tin gì. Bây giờ nhìn lại, tôi thấy nhiều người cũng đối
mặt với tình trạng như tôi: KHỦNG HOẢNG ĐỨC TIN.
Tôi thấy có 4 dấu
hiệu cần lưu ý trong hành trình Đức Tin.
1. Muốn Nhiều Hơn – Bạn cảm thấy phải
có gì đó tốt hơn đối với cuộc sống. Khi bạn cảm thấy trong bạn có khoảng trống
như thế, có thể bạn đang trải qua cơn
khủng hoảng Đức Tin. Cảm giác này là lời cảnh báo rằng có thể đã đến lúc bạn
cần quan tâm và khám phá thêm về đời sống tâm linh.
2. Sống Và Chết – Bạn bắt đầu nghĩ
nhiều tới sự sống và sự chết. Khi bạn có con hoặc mất người thân, đó là lúc bạn
nhận thức nội tâm và khiến bạn đặt vấn đề về sự sống và sự chết. Có thể bạn không thỏa mãn với niềm tin hiện
tại của bạn, và có thể đã đến lúc bạn nên đào sâu Đức Tin của mình.
3. Nghi Ngờ – Bạn bắt đầu nghi ngờ về những điều mà
bạn vẫn luôn cho là đúng. Đôi khi chúng ta có thể hoàn toàn tin điều gì đó, nhưng
bất ngờ lại đảo ngược. Càng lớn chúng ta càng có thêm kinh nghiệm, và chính
kinh nghiệm có thể biến đổi niềm tin của chúng ta, thậm chí ngay cả với Đức Tin.
4. Vùng Xám – Bạn bắt đầu thấy “vùng xám” ở nơi đã
từng là vùng-trắng-đen. Nếu bạn bắt đầu thấy “vùng xám” trong các tình huống
nhiều hơn bình thường, có thể bạn đang
trải qua cơn khủng hoảng Đức Tin. Có thể bạn tin chắc rằng điều gì đó đúng
hoặc sai, và bây giờ bạn đánh giá cao cả hai. “Vùng xám” này có thể khiến bạn nghi
ngờ Đức Tin của bạn bằng nhiều cách.
Cuộc sống nhiêu
khê, không đơn giản như chúng ta tưởng, và cũng chẳng êm đềm như thảm lụa. Vì
thế, chúng ta hãy noi gương các Tông Đồ mà thưa với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con.”
(Lc 17:5)
II. DẤU HIỆU TÂM HỒN ĐẠO HẠNH
Một trong những
cuốn sách tôi thích nhất là cuốn “They Speak in Silences” (Nói trong Thinh
lặng) của Carthusian (đã mất trong Thế chiến II). Ông không có ý xuất bản những
gì ông viết. Dòng nữ Biển Đức Thánh Priscilla ở Rôma đã giữ và dịch cuốn này ra
3 ngôn ngữ, bản Anh ngữ xuất bản hồi đầu thập niên 1950.
Một nữ tu đã viết
lời giới thiệu thế này: “Tư tưởng chứa
đựng trong cuốn sách nhỏ này từ ngòi bút của một người, sống lặng lẽ tại
Charterhouse, đã lên đến tột đỉnh tâm
linh và ở đó mãi mãi. Rất
hiếm những tâm hồn đạt tới mức hoàn hảo, nhưng không quá hiếm những tâm hồn khao khát đến mức đó. Sách chủ
yếu để khuyến khích và giúp họ đạt đến mức độ cao tương tự – các tư tưởng đó đã
được duy trì và sưu tập.”
Tư tưởng tôi muốn
chia sẻ ở đây đặc biệt dành cho những người muốn tận hiến để phụng sự Thiên
Chúa, nhưng cảm thấy mình chưa thực hiện đủ: “Sợ mình không đáp lại tình yêu Chúa đủ mức là dấu hiệu của một tâm hồn
đạo hạnh.”
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ beliefnet.com)
✽ Dấu Hiệu Tấn Công Tâm Linh – https://tramthienthu.blogspot.com/2021/05/dau-hieu-tan-cong-tam-linh.html
✽ Dấu Hiệu Tinh Thần – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/01/dau-hieu-tinh-than.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment