Mệnh đề mà tôi tuyên bố rất táo bạo trong tiêu đề của mình đã nhận được một số sự ủng hộ của các nhà tâm lý học nghiệp dư và chuyên nghiệp – không nhất thiết là Kitô hữu. Nếu là người theo Kitô giáo, họ khó có thể thấy được những ngụ ý.
“Tình yêu” đó trong nền văn hóa phàm tục hiện
nay của chúng ta đã bị hiểu lầm, hay đúng hơn chúng ta có thể nói là “bị định
nghĩa sai,” tôi đã xác định ngay từ đầu. Chúng ta đã hiểu nó như là sự phát
triển của sự ham muốn tình dục, hoặc so sánh với sự quý trọng của chúng ta đối
với mèo con và chó con. Các em bé khi may mắn cũng có thể được yêu thương, và
có lẽ hơi khác một chút so với một cô bạn gái “nóng bỏng” hay một chàng trai
lôi cuốn. Nhưng tốt nhất là nên tránh.
Một đứa bé có thể đặc biệt vì sự đồng cảm của
nó (không phải “của điều đó”) là cần thiết và khó khăn. Nó thiếu thốn theo
những cách có thể khiến một người trưởng thành không thân mật. Tình cảm đồng
cảm của chúng ta sẽ cạn kiệt khi đứa bé khóc – trừ khi bản chất đã ban tặng bạn
với tư cách là cha mẹ. Sống với mẹ, tình trạng không là cha của đứa trẻ là mối
nguy hiểm tiềm ẩn đối với điều đó.
Chúng ta bắt đầu thấy rằng sự đồng cảm là mặt
trái của tính tự yêu mình. Giống như tính tự yêu mình, theo cách hiểu truyền
thống, chúng ta có thể nghĩ rằng mình yêu một người mà chúng ta không quen
biết. Đó là niềm đam mê nhất thời, có lẽ được thể hiện rõ nhất qua dấu xác nhận
phẩm chất.
Người ta nhận thấy tình yêu trong văn học và
nghệ thuật không khiêu dâm gắn liền với hôn nhân hơn là với tình dục. Đó là lý
do hai vợ chồng có thể tiếp tục “yêu” khi đã già và nhăn nheo, và các bạn cũ
vẫn trung thành.
Ngược lại, sự thiếu vắng tình yêu dễ dàng
khiến tỷ lệ ly dị tăng vọt, vì “tình yêu” đã trở thành điều gì đó xảy ra với
bạn, giống như trong các bài hát quảng cáo. Nó cũng đã được mở rộng, để con
người hiện đại có thể kết hợp với một thứ gì đó không có tình yêu, chẳng hạn một
cây cầu hoặc một kẻ hư hỏng.
Một cái gì đó tương tự đang xảy ra trong tình
bạn hiện đại. Tình yêu mà con người có thể tạo ra là thực tế của tự nhiên, điều
đã được Chúa Kitô hoặc Thánh Phaolô giải thích ngầm trong lời hướng dẫn cho
loài người. Vì ông khuyên các ông chồng hãy yêu vợ mình, như thể họ không tự
động làm điều này. Cần phải làm việc, cũng như cần phải làm việc để yêu thương
người lân cận. Cứ hỏi người chồng hoặc người hàng xóm nào đó mà xem.
Nhưng nó cũng giống như bất kỳ phát minh nào
khác. Sau khi được lắp ráp, nó sẽ tự vận hành như thể nó là một cỗ máy tốt và
đáng tin cậy. Sự so sánh này không hoàn toàn khập khiễng khi chúng ta xem xét
mức độ rộng lớn của những người mà chúng ta được lệnh phải yêu thương, trong
khuôn khổ Kitô giáo.
Chúng ta phải biết và yêu thương họ, họ phải
“hiện hữu.” Người ta thậm chí còn được lệnh phải yêu thương những kẻ khủng bố
Hamas (hoặc “người Palestine” như họ tự nhận), vì Chúa chắc chắn phải yêu
thương họ và biết rõ họ. Chúng ta không thể tưởng tượng được Ngài yêu thương từ
sự không biết, bởi vì Ngài là Đấng yêu thương phổ quát và Ngài biết tất cả mọi sự.
Sự đồng cảm là tưởng tượng mình ở vị trí của
người khác, chịu đựng nỗi đau tương tự và tận hưởng niềm vui giống nhau – dù mình
không là họ. Đó là lý do tại sao sự đồng cảm có thể hoạt động như một chiến
lược.
Một viên cảnh sát thể hiện sự đồng cảm sâu
sắc khi anh ta có thể xác định được tội phạm dựa trên các tình tiết phạm tội.
Anh ấy đọc “chữ ký” này. Tương tự, trong chiến tranh, vị tướng phải có đủ sự
đồng cảm để hiểu được năng lực của kẻ thù. Bằng cách tưởng tượng mình ở vị trí
tương tự, anh ta có thể đoán được kẻ thù sẽ làm gì và chặn đòn tấn công hoặc
khép lại hàng phòng ngự lộ liễu của chính mình. Chiến tranh giành chiến thắng
nhờ sự đồng cảm khéo léo.
Tuy nhiên, vì mục đích của chiến lược và
chiến thuật, vị tướng không nhất thiết phải yêu thích những gì mình nhìn thấy.
Quả thật, anh ta có nhiều khả năng ghê tởm kẻ thù hơn, giống như viên cảnh sát và
tội phạm, mặc dù tất nhiên người khôn ngoan giữ cảm xúc cho riêng mình.
Nguyên tắc tương tự chi phối nghệ thuật quyến
rũ, được cả hai giới thực hiện (hay như người ta nói ngày nay là “tất cả các
giới tính”) cho đến mục đích kiểm soát người kia. Người ta có thể coi “tình
yêu” như kẻ thù cần chinh phục, vì tình dục hoặc có lẽ vì mục đích nào khác.
Gái mại dâm sẽ ít được sử dụng.
Việc thể hiện sự đồng cảm có thể khá hữu ích
trong việc tạo ra sự quyến rũ, ngay cả khi nó được thể hiện một cách thô bạo
hoặc khó chịu trong cuộc sống thấp kém như thường lệ. Người “được đồng cảm”
không được yêu thương mà bị vận động. Người nghĩ rằng mình được yêu nhưng là bị
đánh bại.
Đó là lý do hôn nhân thường được xây dựng
trên cơ sở quản lý dục vọng sai trái trong nền văn hóa phàm tục của chúng ta. Làm
sao chúng ta có thể mong đợi họ sống sót khi con người trở nên già nua và xấu
xí? Hoặc sớm hơn, khi họ đã quen nhau đến mệt mỏi?
Vì hôn nhân, nói một cách nghiêm túc, là hành
vi sáng tạo duy nhất của con người. Chúng ta đã nghĩ ra những phát minh để hủy
bỏ sự sáng tạo này (thuốc ngừa thai, v.v…), nhưng chúng ta không thể thay thế
nó bằng một hành động khác thực sự sáng tạo.
Những người yêu nhau, và người được tạo ra,
đều “hiện hữu” như các triết gia nói với chúng ta. Tác phẩm nghệ thuật sâu sắc
nhất chỉ có sự mô phỏng hiện hữu và mô phỏng tâm hồn. Chắc chắn đó là phát minh
mà không có sự đồng cảm nào có thể có được. Vì cố gắng đồng cảm với một bức
tranh (hoặc với bất kỳ đồ vật được phát minh nào khác), bạn sẽ không phát hiện sự
chuyển động.
Trong khi đó, sự đồng cảm có chuyển động theo
nhiều nghĩa. Dù không là tình yêu nhưng nó vẫn chuyển động như tình yêu, tìm
kiếm tiếng vang, trừ khi đối tượng của nó đã chết. Người ta phải sống thì mới
nhận được sự đồng cảm.
Nhưng ở đây, tình yêu đó có những ẩn dụ rộng như
một thế giới, và những thứ giống như tình yêu có thể thấy ở khắp nơi. Chúng
không phải là chính sự vật, bởi vì không ai thực sự là những người được yêu
thương. Tuy nhiên, Thiên Chúa là Ngôi Vị và do đó có thể được yêu thương, không
giống như bất kỳ khái niệm trừu tượng nào đại diện cho Ngài.
Ở đây, cùng với Plato và các nghệ sĩ khác,
chúng ta đối đầu với sự thật lớn lao về Sự Sáng Tạo: nghĩa là sự khác biệt giữa
tính sáng tạo và sự bắt chước. Đó là sự phân biệt tuyệt đối, giống như giữa tình
yêu và không tình yêu. Tôi tránh nói điều trái ngược là “hận thù,” vì hận thù
cũng giống như tình yêu.
LM. GERALD E. MURRAY
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ TheCatholicThing.org)
✽ Chuẩn Bị Hôn Nhân – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/02/chuan-bi-hon-nhan.html
✽ Đối Thoại Gia Đình – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/10/oi-thoai-gia-inh.html
✽ Giải Quyết Chuyện Gia Đình – https://tramthienthu.blogspot.com/2023/04/giai-quyet-chuyen-gia-inh.html
✽ Chuyện Tình Yêu Hôn Nhân – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/05/chuyen-tinh-yeu-hon-nhan.html
✽ Chuyện Hôn Nhân – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/05/chuyen-hon-nhan.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment