Trong Công giáo, ngoài hình phạt và chịu đau khổ, sự khổ hạnh được quan niệm như một cách thực hành cho phép tín nhân sống một cuộc sống trọn vẹn hơn – một cuộc sống có mục đích, tránh xa những điều phù phiếm không cần thiết, và sống gần Chúa hơn. “Từ bỏ mình” là thuật ngữ gợi lên hình ảnh của sự khổ hạnh nghiêm khắc, nghiệt ngã. Quả thật, từ bỏ mình là một trong những khái niệm thường bị hiểu lầm nhiều nhất trong hầu hết các truyền thống.
Phúc Âm đầy những cách đề cập việc từ bỏ mình.
Chúa Giêsu có câu nói nổi tiếng: “Ai muốn
theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” (Mt 16:24) Đây
không phải là lời kêu gọi về sự khốn khổ, mà là lời mời gọi tập trung. Giống
như điêu khắc gia loại bỏ những phần cẩm thạch thừa để lộ ra một kiệt tác, sự từ
bỏ mình khuyến khích chúng ta loại bỏ những gì không cần thiết để con người
thật của chúng ta phát triển.
Thánh Augustinô lặp lại tình cảm này. Trong tác
phẩm Quy Tắc, ngài viết: “Nếu sức khỏe
cho phép, hãy kiểm soát sự thèm ăn của cơ thể bằng cách ăn chay và kiêng đồ ăn
thức uống.” Ở đây, sự từ bỏ mình không phải là làm hại bản thân mà là đạt
được sự cân bằng trong chừng mực và kiểm soát. Đó là nhận ra rằng niềm vui thực
sự không đến từ những thú vui thoáng qua mà đến từ tính cách ổn định của con
người.
Hãy nghĩ theo cách này: Hãy tưởng tượng rằng
trái tim chúng ta có khả năng yêu thương hạn chế. Khi nó đầy những ràng buộc
với của cải vật chất, những ham muốn trần tục, hoặc ích kỷ, thì sẽ có ít chỗ cho
tình yêu Thiên Chúa lấp đầy. Việc từ bỏ mình giúp chúng ta dọn dẹp trái tim
mình, buông bỏ những gì thực sự không quan trọng và tạo không gian cho mối quan
hệ sâu sắc hơn với chính mình, với Thiên Chúa và với người lân cận.
Rõ ràng, sự từ bỏ mình không có nghĩa là sống
thiếu niềm vui. Đó là sống “gọn gàng” hơn, sống hạnh phúc đích thực chứ không
phụ thuộc ngoại tại. Thật vậy, sự từ bỏ mình có nghĩa là từ chối làm điều gì đó
khiến giảm khả năng yêu thương, và làm điều đúng đắn.
Theo nghĩa đó, thực hành việc từ bỏ mình trở
thành một hành trình giải thoát. Bằng cách buông bỏ những ràng buộc đang đè
nặng, chúng ta có thể tự do tập trung vào những gì thực sự quan trọng: phục vụ
Chúa, yêu thương người lân cận và sống có mục đích. Đó là cách thực hành giúp
củng cố quyết tâm của chúng ta, trau dồi sự tập trung của chúng ta và cuối cùng
cho phép chúng ta trải nghiệm cuộc sống trọn vẹn mà Thiên Chúa muốn dành cho
chúng ta.
DANIEL ESPARZA
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org)
✽ Chân Dung Máccô – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/04/chan-dung-su-tu-mac-co.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment