Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

CHÂN DUNG “SƯ TỬ” MÁCCÔ

Ngày 25-4 hằng năm, Giáo Hội mừng kính Thánh sử Máccô. Biểu tượng của Thánh Máccô là “sư tử có cánh.” Hình ảnh sư tử rút ra từ các diễn tả của Thánh Máccô về Thánh Gioan Tẩy giả là “tiếng kêu trong hoang địa,” (Mc 1:3) được so sánh với con sư tử đang gầm, còn đôi cánh có từ thị kiến của Êdêkien về 4 sinh vật có cánh – sách Edêkien, chương 1.
Thánh sử Máccô (La ngữ: Mārcus; Hy ngữ: Μᾶρκος; tiếng Coptic: Μαρκοϲ; tiếng Do Thái: מרקוס‎) là một trong 72 môn đệ, người thành lập giáo phận Alexandria, một trong ba giáo phận chính của Kitô giáo thời sơ khai.
Thánh Máccô sinh tại Cyrene, thuộc Pentapolis, miền Tây nước Libya, Bắc Phi. Cha mẹ ngài là người Do Thái. Ngài sinh sau Chúa Giêsu khoảng 10 năm. Tên cúng cơm của ngài là Gioan Máccô: “Ông Phêrô hoàn hồn và nói: Bây giờ tôi biết thực sự là Chúa đã sai thiên sứ của Người đến, và Người đã cứu tôi thoát khỏi tay vua Hêrôđê, và khỏi mọi điều dân Do Thái mong muốn tôi phải chịu. Ý thức được như vậy, ông đi đến nhà bà Maria, mẹ của ông Gioan, cũng gọi là Máccô; ở đó có khá đông người đang tụ họp và cầu nguyện;” (Cv 12:11-12) “Ông Banaba và ông Saolô, sau khi đã chu toàn công việc phục vụ tại Giêrusalem thì trở về, đem theo ông Gioan, cũng gọi là Máccô;” (Cv 12:25) “Ông Banaba muốn đem theo cả ông Gioan cũng gọi là Máccô.” (Cv 15:37)
Cha của Thánh Máccô là ông Aristopolos và mẹ là bà Maria. Ông bà đã di trú tới Palestine không lâu sau khi sinh con trai Máccô, vì Berber tấn công thành phố và chiếm tài sản. Họ định cư tại Cana, miền Galilê, không xa Giêrusalem. Thánh Phêrô kết hôn với một người thân của Thánh Máccô. Vài năm sau, cha của Thánh Máccô mất, Thánh Phêrô chăm sóc Thánh Máccô và coi như con: “Hội Thánh ở Babylon, cũng được chọn như anh em, và Máccô, con tôi, gửi lời chào anh em.” (1 Pr 5:13) Thánh Phêrô nhận thấy Thánh Máccô có giáo dục tốt, vì Thánh Máccô đã học luật và các tác phẩm kinh điển.
Truyền thống Giáo Hội nói rằng bà Maria, mẹ của Thánh Máccô, là người ngưỡng mộ Chúa Giêsu và đã theo Ngài đi khắp nơi, Thánh Máccô là người phục vụ tại các buổi lễ ở Cana, miền Galilê, khi Chúa Giêsu biến nước thành rượu. (x. Ga 2:1-11)
Thánh Máccô là một trong 4 tác giả Phúc Âm (nguyên bản bằng tiếng Hy Lạp). Ngài là người sáng lập Hội Thánh ở Ai Cập, hoặc ít ra là ở Alexandria. Ngài đến Alexandria khoảng năm 48. Theo một số nguồn, Thánh Phêrô rao giảng ở Babylon vào khoảng thời gian Thánh Máccô ở Alexandria, nhưng ngài tập trung vào người Do Thái ở Babylon (gần Memphis, ngày nay là thủ đô Cairo).
Trang GotQuestions.org cho biết: Theo William Lane (1974), một “truyền thống nguyên vẹn” đã đồng hóa Thánh sử Máccô với Gioan Máccô, và Gioan Máccô là anh em họ của Banaba. Tuy nhiên, Hippolytus thành Rôma đã phân biệt Máccô, (2 Tim 4:11) Gioan Máccô, (Cv 12:12, 25; 13:5, 13; 15:37) và Máccô là người anh em họ của Barnaba. (Cl 4:10; Plm 1:24)
Theo Hippolytus, họ đều thuộc nhóm“bảy mươi hai môn đệ” được Chúa Giêsu sai đi loan báo Tin Mừng cho Giuđê. (Lc 10:1-12) Tuy nhiên, khi Chúa Giêsu giải thích rằng thịt Ngài là “thức ăn thật” và máu Ngài là “thức uống thật,” nhiều môn đệ đã bỏ Ngài, (Ga 7:66) trong số đó có Máccô. Về sau, Máccô phục hồi đức tin nhờ Phêrô; Máccô là người thông dịch của Phêrô, viết Phúc Âm thứ hai (Phúc Âm theo Thánh Máccô), thiết lập Giáo Hội Phi châu, và trở thành Giám mục của GP Alexandria.
Theo Eusebius Caesarea (Eccl. Hist. 2.9.1-4), Hêrôđê Agrippa I, vào năm thứ nhất của triều đại cai trị toàn cõi Giuđê (năm 41), đã  giết Giacôbê, con ông Dêbêđê, rồi bắt Phêrô và định giết ông sau Lễ Vượt Qua. Ông Phêrô được thiên thần giải cứu, thoát khỏi tay Hêrôđê. (Cv 12:1-19) Ông Phêrô tới Antiôkia, rồi qua Tiểu Á (thăm các giáo đoàn ở Pontus, Galát, Cappadocia, Á châu, và Bithynia, được đề cập trong 1 Pr 1:1), và đến Rôma vào năm thứ hai của triều đại hoàng đế Claudius (năm 42 sau công nguyên; Eusebius, Eccl, Hist. 2.14.6). Sau đó, Phêrô đã chọn Máccô cùng đồng hành và làm người thông dịch. Thánh sử Máccô viết các bài giảng của Thánh Phêrô, và biên soạn Phúc Âm theo Thánh Máccô, (Eccl. Hist. 15-16) trước khi đi Alexandria vào năm thứ ba của triều đại hoàng đế Claudius (năm 43).
Năm 49 (sau công nguyên), khoảng 19 năm sau khi Chúa Giêsu về trời, Thánh Máccô tới Alexandria [x. c. 49 [x. Cv 15:36-41] và thành lập giáo đoàn Alexandria – ngày nay, cả Giáo Hội Chính Thống Coptic và Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp ở Alexandria đều nhận mình là những người kế tiếp của cộng đoàn nguyên thủy này. Phụng Vụ của Chính Thống Coptic có thể được tìm thấy từ Thánh Máccô. Ngài trở thành giám mục tiên khởi của GP Alexandria, và ngài được coi là người thiết lập Kitô giáo ở Phi châu.
Theo Eusebius (Eccl. Hist. 2.24.1), người kế vị giám mục Máccô là giám mục Annianô, GP Alexandria, năm thứ tám của triều đại hoàng đế Nero – có thể khoảng năm 62 hoặc 63, có thể chứ không xác định. Sau đó, truyền thống Coptic cho biết rằng ngài chịu tử đạo năm 68. Phúc Âm theo Thánh Máccô được viết bởi một tác giả nào đó. Phúc Âm này không được viết và không được coi là được viết bởi các nhân chứng trực tiếp chứng kiến các sự kiện.
Đoạn Kinh Thánh chính yếu nói tới dấu “tượng con thú” là trình thuật Kh 13:15-18. Các tham khảo khác có thể thấy trong trong Kh 14:9, 11; Kh 15:2; Kh 16:2; Kh 19:20 và Kh 20:4. Dấu này là dấu dành cho những người theo kẻ phản-kitô và tiên tri giả (nói về người phản-Kitô). Tiên tri giả (con vật thứ hai) là người làm cho những người khác nhận dấu này. Dấu này được khắc vào tay hoặc trán và  không chỉ là cái “thẻ” người ta mang.
Bước đột phá mới đây về y học là cấy con chip, và kỹ thuật RFID đã khiến người ta quyết tâm tới “dấu con thú” được nói tới trong chương 13 của sách Khải Huyền. Có thể kỹ thuật chúng ta thấy ngày nay biểu tượng cho các giai đoạn khởi đầu của những gì mà có thể cuối cùng được dùng làm “dấu con thú.” Cần nhận biết rằng việc cấy con chip không là dấu của con thú. Dấu con thú sẽ là cái gì đó chỉ trao cho những người tôn thờ kẻ phản-kitô. Được cấy con chip vào tay phải hoặc trên trán không là dấu của con thú. Dấu con thú sẽ là sự xác định của thời tận cùng được kẻ phản-Kitô đòi hỏi để mua hoặc bán, và điều này sẽ chỉ được trao cho những người tôn thờ kẻ phản-kitô.
Nhiều người trình bày Khải Huyền rất khác với bản chất chính xác của dấu con thú. Ngoài quan điểm về việc cấy con chip, kể cả thẻ căn cước (chứng minh nhân dân – ID card), con chip, mã vạch được xăm trên da, hoặc chỉ là dấu xác định ai đó là người trung tín với vương quốc của kẻ phản-kitô. Điều cuối cùng này đòi hỏi cách suy nghĩ cuối cùng, vì điều đó không thêm thông tin gì vào những thông tin mà Kinh Thánh cho chúng ta biết. Chúng ta không dành nhiều thời gian suy nghĩ về các chi tiết chính xác.
Ý nghĩa của số 666 là một bí ẩn. Một số người cho rằng có mối liên quan với 6-6-2006 (tức là 06-06-06). Tuy nhiên, chương 13 trong sách Khải Huyền nói rằng con số 666 xác định một con người, chứ không là ngày tháng. Kh 13:18 cho biết: “Đây là lúc cần phải có sự khôn ngoan. Ai có trí thông minh hãy tính ra số của tên Con Thú, vì đó là số của tên một người, và số của tên người ấy là sáu trăm sáu mươi sáu.” Bằng cách nào đó, con số 666 sẽ xác định kẻ phản-kitô. Nhiều thế kỷ qua, cách dịch giả Kinh Thánh đã cố gắng xác định các cá nhân nào đó với con số 666. Không có gì để kết luận. Đó là lý do Kh 13:18 nói rằng con số này đòi hỏi sự khôn ngoan. Khi người phản-kitô bị phát hiện, (2 Tx 2:3-4) điều đó sẽ cho biết đó là ai và con số 666 đồng hóa như thế nào.
Năm 828, thánh tích được coi là di hài của Thánh Máccô đã bị hai thương gia người Venice đánh cắp ở Alexandria với sự trợ giúp của hai tu sĩ người Hy Lạp và đưa tới Venice. Một bức khảm ở Nhà thờ Thánh Máccô mô tả các thủy thủ che giấu thánh tích bằng một lớp thịt heo và cải bắp. Từ khi Hồi giáo không cho phép ăn thịt heo, điều này được áp dụng để ngăn chặn các vệ sĩ khỏi kiểm tra hàng hóa trên tàu. John Julius Norwich nói: “Lịch sử không ghi lại việc bắt giữ trơ trẽn về thi hài.”
Năm 1063, trong khi xây dựng giáo đường mới ở Venice, thánh tích của Thánh Máccô không thể tìm thấy. Tuy nhiên, theo truyền thống, năm 1094 chính thánh nhân đã báo cho biết vị trí có di hài của ngài ở trong một cây cột. Thánh tích mới tìm thấy này được đặt vào một chiếc quách bằng đá và đặt ở trong giáo đường này.
Đa số những điều chúng ta biết về Thánh Máccô là nhờ Tân Ước. Ngài được nhắc đến trong sách Tông đồ Công vụ, khi Thánh Phêrô ra khỏi tù và đến ngay nhà bà Maria: “Ý thức được như vậy, ông đi đến nhà bà Maria, mẹ của ông Gioan, cũng gọi là Máccô; ở đó có khá đông người đang tụ họp và cầu nguyện.” (Cv 12:12)
Thánh Phaolô và Thánh Barnaba đưa Máccô theo trên đường truyền giáo đầu tiên, nhưng vì một số lý do nên Máccô một mình trở lại Giêrusalem. Rõ ràng Thánh Phaolô không cho Thánh Máccô theo trên đường truyền giáo lần thứ hai dù Barnaba hết lời năn nỉ, nguyên nhân là Thánh Máccô đã làm phật lòng Thánh Phaolô. Sau đó, Thánh Phaolô yêu cầu Thánh Máccô đi thăm ngài trong tù, và “chuyện xích mích” không kéo dài lâu.
Phúc Âm theo Thánh Máccô ngắn nhất và cổ nhất trong 4 Phúc Âm, nhưng nhấn mạnh việc Chúa Giêsu bị loài người từ chối. Có thể Phúc Âm theo Thánh Máccô được viết cho dân ngoại trở lại – sau cái chết của hai Thánh Phêrô và Phaolô vào khoảng năm 60 và 70. Phúc Âm theo Thánh Máccô là cách biểu lộ tiệm tiến về một vụ án đặc biệt: Đấng Mêsia bị đóng đinh.
Thánh Phêrô gọi ngài là “con.” Thánh Phêrô chỉ là một trong các nguồn Phúc Âm, các nguồn khác là Giáo Hội ở Giêrusalem (gốc Do Thái) và Giáo Hội ở Antiôkia (đa số là dân ngoại). Cũng như Thánh sử Luca, Thánh sử Máccô không thuộc nhóm 12 tông đồ. Một số học giả cho rằng ngài nói về mình khi diễn tả việc bắt Chúa Giêsu ở Gếtsêmani: “Trong khi đó có một cậu thanh niên đi theo Người, mình khoác vỏn vẹn một tấm vải gai. Họ túm lấy anh. Anh liền trút tấm vải lại, bỏ chạy trần truồng.” (Mc 14:51-52)
Thánh Máccô được bổ nhiệm làm giám mục tiên khởi của Alexandria, Ai Cập. Ngài tử đạo năm 68. Giáo phái Serapis (thần Serapion-Abbis Hy Lạp và Ai Cập) đã trói ngài vào đuôi ngựa và cho kéo lê trên đường phố ở Bokalia, thuộc Alexandria, suốt hai ngày, do đó thi thể ngài tan nát.
Thi hài ngài được đưa về một nhà thờ ở Cairo, và nay được đặt tại nhà thờ San Marco (nhà thờ Thánh Máccô) ở Venice (Ý). Thành Venice đã nhận Thánh Máccô là thánh bổn mạng, và cũng là nơi nổi tiếng về bánh Piazza có nhãn hiệu San Marco – Thánh Máccô.

TRẦM THIÊN THU

 Chân Dung Mátthêu – https://tramthienthu.blogspot.com/2013/09/chan-dung-thanh-mat-theu.html
 Chân Dung Luca – https://tramthienthu.blogspot.com/2013/10/chan-dung-con-bo-luca.html
 Chân Dung Gioan – https://tramthienthu.blogspot.com/2016/12/chan-dung-ai-bang-gioan.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment