Đôi
khi những cử chỉ to lớn, dù có thiện chí đến đâu, cũng có thể gây cảm giác
choáng ngợp và không bền vững. Nhưng đó là lúc sức mạnh của những thói quen nhỏ
tỏa sáng.
Hôm trước, khi đang lướt mạng xã hội (vâng, có tội), tôi tình cờ thấy một meme khiến tôi phải dừng lại. Họ tuyên bố rằng chỉ cần tiết kiệm 8 đô-la một ngày có thể giúp bạn kiếm được 3.000 đô-la vào cuối năm, gần 10.000 đô-la trong ba năm, đây không phải là số tiền đáng khinh bỉ. Mặc dù lời khuyên tài chính có giá trị, nhưng điều gây được tiếng vang sâu sắc hơn là nguyên tắc cơ bản này: những hành động nhỏ được thực hiện kiên định sẽ dẫn đến kết quả quan trọng. Điều này chắc chắn gây ấn tượng mạnh, đặc biệt là khi chúng ta bước vào Mùa Chay – một mùa thường bị hiểu lầm.
Đối với nhiều người Công giáo, Mùa Chay là
thời gian của những quyết tâm lớn và nhỏ: từ bỏ sôcôla, từ bỏ thuốc lá, từ bỏ rượu
bia, cam kết cầu nguyện hằng ngày, tham gia hoạt động bác ái, từ thiện, nuôi
dưỡng những thói quen tốt hơn. Tất cả những quyết tâm này chắc chắn là cao quý,
nhưng hãy đối mặt với chúng. Dù có thiện chí đến đâu, đôi khi những cử chỉ to lớn
cũng có thể gây cảm giác choáng ngợp và không bền vững. Nhưng đó là lúc sức
mạnh của những thói quen nhỏ tỏa sáng.
Mùa Chay không phải là một ngọn núi để leo
lên. Nó giống như một viên sỏi ném xuống mặt nước tĩnh lặng. Mặc dù gợn sóng
ban đầu có thể rất nhỏ nhưng hiệu ứng của nó lan ra bên ngoài, dần dần biến đổi
cả vùng nước. Tương tự, những thói quen nhỏ, được kiên trì nuôi dưỡng suốt 40
ngày chay trong sa mạc tâm hồn tĩnh lặng, có khả năng lan tỏa ra bên ngoài,
định hình cuộc sống của chúng ta và kéo chúng ta đến gần Chúa hơn. Và đây là
cách thực hiện:
1. BẮT ĐẦU TỪ VIỆC NHỎ VÀ LÂU DÀI
Thay vì hứa sẽ cầu nguyện chiêm niệm ít nhất
một giờ mỗi ngày, chúng ta có thể bắt đầu bằng năm phút tĩnh lặng suy ngẫm. Mục
đích có thể quản lý này làm cho khả năng thành công cao hơn và nuôi dưỡng cảm
giác hoàn thành để tạo động lực. Hãy coi mình như một đội bóng nghiệp dư: những
chiến thắng nhỏ sẽ tạo động lực.
2. ĐỌC KINH THÁNH ĐỂ TÌM CẢM HỨNG
Kinh Thánh chứa đầy những ví dụ về những hành
động dường như không quan trọng nhưng lại dẫn đến những kết quả to lớn. Hãy
nghĩ đến Đavít và chiếc ná cao su, hoặc hạt cải đã mọc thành cây to lớn. Hãy để
những câu chuyện đó truyền cảm hứng cho sự cam kết của bạn đối với những thói
quen nhỏ mà có tác dụng mạnh mẽ. Đừng bao giờ rời khỏi nhà mà không có “chiếc ná.”
3. DÂNG NHỮNG “VIÊN SỎI” CHO CHÚA
Chúng ta đã nghe điều này nhiều lần, nhưng
điều đó luôn đáng ghi nhớ. Mọi lời cầu nguyện, mọi hành động tử tế, mọi khoảnh
khắc hy sinh, dù có vẻ nhỏ nhặt đến đâu cũng vẫn có thể dâng lên Chúa. Đó là
Con Đường Nhỏ nổi tiếng của Thánh nữ Têrêsa Lisieux. Hành động đơn giản này
thấm nhuần ngay cả những cử chỉ nhỏ nhất với ý nghĩa tinh thần to lớn.
4. CHIA SẺ NHỮNG GỢN SÓNG
Khi những thói quen nhỏ của bạn đã bén rễ,
hãy chia sẻ với người khác. Hãy khuyến khích cộng đồng cùng tham gia với bạn
trong việc nuôi dưỡng những hành động đức tin nhỏ bé, tạo ra chuỗi cam kết
chung tốt đẹp. Hãy nhớ rằng ngay cả những gợn sóng nhỏ nhất cũng có thể cộng
lại để tạo ra làn sóng thay đổi tích cực. Tuy nhiên, hãy bảo đảm không nhầm lẫn
giữa việc khích lệ với việc khoe khoang. Hãy lưu ý sự cám dỗ đặc biệt đó!
5. MÙA CHAY LÀ HÀNH TRÌNH, KHÔNG LÀ ĐÍCH ĐẾN
Nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng rất đúng. Trong
suốt Mùa Chay, chắc chắn sẽ có những vấp ngã và có những ngày động lực suy
giảm. Đừng để sự thất bại làm bạn nản lòng. Mỗi sai lầm là một cơ hội để học
hỏi và tái cam kết. Vẻ đẹp của những thói quen nhỏ có tính linh hoạt, chỉ cần
phủi bụi và bắt đầu lại. Mùa Chay cũng liên quan sự tha thứ. Học cách tha thứ để
được tha thứ.
Vì vậy, trong Mùa Chay này, chúng ta hãy thử
những gợn sóng nhỏ. Hãy chọn một hoặc hai thói quen đơn giản và bền vững phù
hợp với mục đích tâm linh của bạn, có thể hỏi vị linh hướng của bạn nên bắt đầu
từ đâu. Hãy cầu nguyện, suy nghĩ, làm việc và dâng từng hành động nhỏ lên Chúa.
Khi các tuần trôi qua, hãy chứng kiến những thay đổi nhỏ trong cuộc sống của
chính bạn và cuộc sống của những người xung quanh bạn. Bạn sẽ sớm nhận thấy
rằng ngay cả một viên sỏi nhỏ nhất cũng có thể tạo ra một làn sóng ân sủng kéo
tất cả chúng ta đến gần Chúa hơn.
DANIEL ESPARZA
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org)
Khởi đầu Mùa
Chay – 2024
✽ Thứ Ba BÉO – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/02/thu-ba-beo.html
✽ Chuyện Yếu Đuối – https://tramthienthu.blogspot.com/2023/02/chuyen-yeu-uoi.html
TUÂN PHỤC và LƯƠNG TÂM
Hãy giúp đỡ các Kitô hữu sa ngã biết trở lại bằng cách dạy họ tái yêu mến Đức Kitô và Giáo Hội.
Phải làm gì với các Kitô hữu sa ngã? Các Kitô hữu này không đến nhà thờ vì họ không nghe các giáo huấn của Giáo Hội về các vấn đề như ngừa thai, phong chức cho phụ nữ và linh mục được kết hôn.
Lm. Joseph Breen ở Nashville đề nghị trong một đoạn video trên website của giáo xứ của ngài (và đã gỡ bỏ) rằng những người này có cách nhìn sai lệch mà họ cần chấp nhận các giáo huấn này. Ngài nói rằng là người trưởng thành thì họ không cần phải vâng lời gì cả nhưng với “tinh thần của Chúa” thì lương tâm là tối thượng.
Mỉa mai thay, Lm. Breen viện dẫn một giáo huấn của Giáo Hội để bảo vệ việc từ bỏ giáo huấn của Giáo Hội. Ngài có thể biết qui luật có trong giáo lý: “Người ta phải luôn vâng lời quyết định nào đó của lương tâm mình.” (số 1790) Ngài từ bỏ quy luật có trong Hiến chế Tín lý “Lumen Gentium,” [*] số 25: “Về vấn đề đức tin và luân lý, các giám mục nói nhân danh Đức Kitô và các Kitô hữu sẽ chấp nhận giáo huấn của các ngài, tôn trọng các giáo huấn với sự đồng tâm tôn giáo.” Lm. Breen tin những gì ngài muốn tin và từ chối những cái khác.
Làm sao điều đó có thể là thật mà các Kitô hữu phải theo lương tâm và phải theo các giáo huấn của Giáo Hội?
Trước tiên, chúng ta phải hiểu rằng lương tâm không tương đương với tư tưởng, ý kiến hoặc phán đoán của chúng ta. Giáo lý (số 1776) xác định lương tâm là phần nội tâm mà chúng ta lắng nghe tiếng Chúa hướng dẫn các động thái của chúng ta. Như vậy khi ai đó tự vấn lương tâm, câu được hỏi không phải là “Tôi có nghĩ hành động này tốt hay xấu không?” mà là “Thiên Chúa có xét đoán hành động này tốt hay xấu không?” Và Thiên Chúa nói với lương tâm những người Công Giáo qua Giáo Hội.
Nếu một người Công Giáo cân nhắc làm điều gì đó mà Giáo Hội cho là sai, người đó có thể chắc chắn mình đã không lắng nghe tiếng lương tâm, nhưng có “tiếng nói” nào đó đã khiến người đó chú ý.
Hãy cân nhắc vấn đề lương tâm loại này: “Vợ tôi sống trong tình trạng lãnh cảm kinh niên. Vậy có trái luân lý đối với tôi khi tôi quan hệ với cô thư ký dễ thương còn độc thân không? Chúng tôi sẽ kết hôn nếu có thể, nhưng vợ tôi còn sống nên chưa thể kết hôn.”
Giả sử người chồng bất hạnh này nói rằng anh ta nghĩ lương tâm mình trong sáng về điểm này – anh ta không nghĩ mình ngoại tình vì vợ anh ta không thực hiện được thiên chức làm vợ. Thiên Chúa biết mức độ lầm lẫn của người đàn ông này và mức độ cố gắng xử lý vấn đề này. Nhưng một linh mục Công Giáo sẽ không phải nói với người đàn ông này rằng: “Xin lỗi, nhưng ông chưa tự vấn lương tâm. Thiên Chúa rõ ràng về vấn đề này: Ngoại tình là lỗi điều răn thứ sáu với người không là vợ hoặc chồng mình, và chính xác bạn làm gì.”
Những người đàn ông làm ngơ giáo huấn Giáo Hội như vậy vẫn được tham dự Thánh Lễ nhưng không được rước lễ.
Hãy cân nhắc một vấn đề khác: “Tôi có nên có con bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm?” Tôi e rằng người Công Giáo hỏi câu hỏi này theo ý riêng. “Thiên Chúa có đồng ý tôi có con bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm?” Khi nói chuyện với Thiên Chúa từ trong tâm khảm mình thì thường nghe được tiếng Chúa nói: “Con là người Công Giáo, Ta đã thiết lập Giáo Hội để hướng dẫn con trong các quyết định như thế; hãy nhờ Giáo Hội hướng dẫn, và con sẽ nghe thấy tiếng Ta nói về vấn đề này.”
Người phụ nữ này phải làm điều Giáo Hội buộc làm: “Hãy hình thành lương tâm của chị ta.” (GLCG, số 1783-87) Việc hình thành lương tâm liên quan việc đọc các tài liệu của Giáo Hội, làm sáng tỏ các điểm khúc mắc, và cầu nguyện xin Chúa hướng dẫn đến chân lý. Sau cùng, nếu chị ta vẫn không tin thụ tinh trong ống nghiệm là bình thường, vậy chị ta có thoải mái dùng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và vẫn là người Công Giáo tốt không?
Chỉ Thiên Chúa khả dĩ biết nguyên nhân gây lầm lẫn ở chị, nhưng bất kỳ linh mục Công Giáo nào cũng cho chị biết chị đang vi phạm Luật Chúa và không thanh thản để rước Thánh Thể, mặc dù chị vẫn được đến nhà thờ.
Lm. Breen có ủng hộ những người nói trên làm đúng khi họ theo “lương tâm của mình”? Lm. Bren có cho rằng có các giáo huấn của Giáo Hội mà một người Công Giáo không thanh thản bất đồng ý kiến về nền tảng lương tâm? Các giáo huấn về phân biệt chủng tộc, về lòng tham,…?
Ngài có thể phản ứng rằng các loại giáo huấn khác nhau đòi hỏi các mức độ khác nhau về sự tuân phục (vâng lời). Đúng là chính Giáo Hội dạy rằng các giáo huấn khác nhau đòi hỏi các mức độ khác nhau về lòng trung thành, nhưng các vấn đề này được Lm. Breen liệt kê là không bắt buộc Giáo Hội dạy đòi hỏi “tán đồng tôn giáo” (religious assent).
Chúng ta nên làm gì để đưa những người sa ngã trở về với Giáo Hội? Lm. Breen khuyên chúng ta làm cho Giáo Hội trở nên một nơi mời gọi nhiều hơn, và ngài tin Giáo Hội sẽ đón tiếp cởi mở với các Giáo Hội cho phép ngừa thai, phong chức cho phụ nữ và linh mục được kết hôn.
Lm. Breen sẽ cung cấp những gì các Giáo Hội này không cung cấp? Một số điều xa hoa, điều gì có thể cạnh tranh? Các Bí tích?
Giá trị của các bí tích tùy vào một cấu trúc nào đó của Giáo Hội có căn nguyên trong giá trị của quyền giáo hoàng. Nhưng Lm. Breen đặt vấn đề quyền giáo hoàng, và ngài khuyến khích giáo dân làm như vậy. Một sai lầm lớn trong lời đề nghị của ngài là các Giáo Hội Tin Lành đang suy giảm mau chóng về số tín đồ, không phát triển. Tôi e rằng tín đồ của họ sẽ suy giảm hơn như những người Công Giáo sa ngã đã không còn cầu nguyện chung với nhau nữa.
Hãy để tôi đưa ra cách phục hồi những người Công Giáo sa ngã: Có điều gì đó đáng trở về với Giáo Hội.
Các linh mục nên chứng tỏ tình yêu mãnh liệt dành cho Đức Kitô, cho Giáo Hội và cho giáo hoàng. Họ nên làm mọi thứ khả thi để giúp giáo đoàn yêu mến Đức Kitô và Giáo Hội. Họ nên khuyến khích giáo dân đọc Kinh Thánh và lãnh nhận các bí tích. Họ nên tìm nhiều cách để giúp giáo dân hiểu và chấp nhận giáo huấn của Giáo Hội về các vấn nạn, đồng thời truyền cảm hứng cho giáo dân sống đời sống Kitô hữu triệt để.
Những người Công Giáo này sẽ đi vào lòng đời như những “nhà máy ân sủng” và là các chứng nhân am tường niềm tin của mình. Tôi e rằng cả những người Công Giáo sa ngã và những người chưa theo đạo đều có thể tìm thấy Giáo Hội Công Giáo có điều gì đó để cho họ mà họ không tìm thấy nơi nào khác trên thế gian này.
JANET SMITH
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ NCRegister.com)
[*] Hiến chế “Ánh Sáng Muôn Dân” của Công Đồng Vatican II. Mục đích được tuyên bố có hai phần: Giải thích bản tính của Giáo Hội “như dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại,” làm sáng tỏ bản tính và sứ mệnh phổ quát của mình cho tín hữu và toàn thế giới như là bí tích cứu độ nhân loại. Đặc điểm độc đáo của hiến chế là Chú Thích Sơ Khởi, được đưa thêm vào văn kiện của Công Đồng theo lệnh ĐGH Phaolô VI để làm sáng tỏ ý nghĩa của tính cộng đoàn nơi hàng giám mục, nói rằng cộng đoàn giám mục không có quyền bính mà không tùy thuộc và hiệp thông với Giám Mục Rôma. (ngày 21-11-1964)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment