Chúng ta tin vào một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Đó là sự thật mà chúng ta tuyên xưng mỗi khi đọc Kinh Tin Kính. Với sự chia rẽ rõ ràng giữa các Giáo Hội và giáo phái Kitô giáo, và ngay cả trong Giáo Hội Công giáo, thật đáng để suy ngẫm: Sự hiệp nhất này bao gồm điều gì?
Câu trả lời đơn giản nhất là Giáo Hội là một
nhờ phép rửa duy nhất và một Chúa Kitô duy nhất mà chúng ta được rửa tội. Chúng
ta tuyên xưng một đức tin, trong sự hiệp thông với các giám mục liên tiếp kế vị
các tông đồ, và những người này với quyền và dưới quyền của người kế vị Thánh
Phêrô, giám mục Rôma.
Cuối cùng, sự hiệp nhất của Giáo Hội là sự
hiệp nhất của chính Chúa Kitô. Vì thế, sự chia rẽ trong Giáo Hội luôn là vết
thương trong Nhiệm Thể Chúa Kitô. Từ đó nảy sinh nhu cầu cấp bách đối với công
việc đại kết đích thực, như đã được nhấn mạnh tại Công đồng Vatican II, và
trong thông điệp “Ut Unum Sint” (Để Họ Nên Một) năm 1995, Thánh GH Gioan Phaolô
II nhấn mạnh: “Tin vào Chúa Kitô nghĩa là
mong muốn sự hiệp nhất; mong muốn hiệp nhất nghĩa là mong muốn Giáo Hội; mong
muốn Giáo Hội nghĩa là mong muốn sự hiệp thông ân sủng phù hợp với kế hoạch của
Chúa Cha từ muôn thuở.”
Chúng ta không là tác nhân mà chính Chúa mới là
sự hiệp nhất của Giáo Hội. Nhưng chúng ta có thể hợp tác, hoặc không hợp tác,
trong việc củng cố và duy trì sự hiệp nhất đó. Tách khỏi các giám mục, Thánh
Phêrô hoặc đức tin đã nhận được qua truyền thống, tất cả đều làm tổn hại đến sự
hiệp nhất của chúng ta. Hãy cân nhắc lời khuyên của Thánh Phaolô dành cho người
Côrintô, trong đó ông cho rằng sự ganh đua giữa họ là do họ “thuộc về xác
thịt.” Tội lỗi và tinh thần thế tục không chỉ là những tội cá nhân mà còn là
nguyên nhân cụ thể của sự chia rẽ trong Nhiệm Thể Chúa Kitô.
Luôn luôn là cách này, như chúng ta đã đọc
trong thư gửi tín hữu Do Thái: “Anh em
hãy nhớ đến những người lãnh đạo đã giảng lời Chúa cho anh em. Hãy nhìn xem
cuộc đời họ kết thúc thế nào mà noi theo lòng tin của họ. Đức Giêsu Kitô vẫn là
một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời. Đừng để cho đủ thứ
học thuyết xa lạ mê hoặc anh em. Điều tốt là củng cố tâm hồn bằng ân sủng, chứ
không phải bằng đồ ăn thức uống, là những thứ chẳng sinh ích gì cho những người
giữ luật Môsê về chuyện ăn uống.” (Dt 13:7-9)
Tính khả tín của chứng từ Giáo Hội bị suy
giảm khi thiếu sự hiệp nhất, không chỉ qua không gian – từ giáo phận này sang
giáo phận khác – mà còn qua thời gian. Như thể Tin Mừng hôm nay khác với Tin
Mừng hôm qua; như thể Thần Khí đang làm sống động Giáo Hội ngày nay là một Thần
Khí khác với Thần Khí làm sống động Giáo Hội vào thế kỷ trước, hoặc vào chính
Lễ Hiện Xuống. Chúa Thánh Thần bay lượn trên vùng nước sáng tạo cũng chính là
Chúa Thánh Thần làm sinh động Giáo Hội ngày nay.
Ngày nay, ý tưởng về sự phát triển giáo lý thường
bị quy giản thành một loại ngụy biện, một phương tiện để biện minh cho bất kỳ
cách thức sai lệch nào so với những gì đã được truyền lại cho chúng ta. Việc
phát triển giáo lý là hệ quả tất yếu của sự thống nhất sâu xa của đức tin qua
thời gian và không gian. Sự phát triển giáo lý đích thực không là kỹ thuật để
thao túng truyền thống, cũng không là phương tiện để bẻ cong truyền thống theo
mục đích của chúng ta.
Nhưng chúng ta không là bậc thầy về Lời Chúa.
Ngay cả các giám mục cũng không. Công đồng Vatican II đã làm rõ điều này khi
tuyên bố trong hiến chế Dei Verbum.
Nhiệm vụ giải thích chính xác Lời Chúa, dù
được viết ra hay lưu truyền, đã được trao phó hoàn toàn cho cơ quan giảng dạy
sống động của Giáo Hội, là cơ quan có thẩm quyền được thi hành nhân danh Chúa
Giêsu Kitô. Cơ quan giảng dạy này không ở trên Lời Chúa, nhưng phục vụ Lời Chúa,
chỉ dạy những gì đã được truyền lại, lắng nghe Lời Chúa một cách sốt sắng, bảo
vệ Lời Chúa một cách cẩn thận, và giải thích Lời Chúa một cách trung thực theo
sự ủy thác thiêng liêng và với sự giúp đỡ của Chúa Thánh Thần, rút ra từ kho
tàng đức tin duy nhất này mọi thứ mà Lời Chúa trình bày cho niềm tin như được
mặc khải một cách thiêng liêng.
Điều này không thể được lặp đi lặp lại thường
xuyên: Nhiệm vụ giảng dạy của Giáo Hội, được thi hành nhân danh Chúa Giêsu
Kitô, không ở trên Lời Chúa – dù được viết ra hay lưu truyền, nghĩa là liên
quan cả Kinh Thánh và Thánh Truyền – nhưng đúng hơn là phục vụ Lời Chúa. Sự
hiệp nhất của Giáo Hội không xa lạ với lời mặc khải của Thiên Chúa như được tìm
thấy trong Kinh Thánh và Tông Truyền, nhưng hoàn toàn không thể tách rời khỏi lời
ấy.
Việc trung thành với những gì chúng ta đã
nhận được không chỉ là vấn đề về sự đồng ý theo trí tuệ. Sự hiệp nhất với Chúa
Kitô thể hiện trong đức ái. Chính đức tin, được sống trong những hoàn cảnh cụ
thể của thời đại chúng ta, là sự bảo đảm rất thực tế và cụ thể cho sự hiệp nhất
của Giáo Hội qua không gian và thời gian. Nhiệm Thể Chúa Kitô, Dân Chúa, bao
gồm vô số nhân chứng đã đến trước chúng ta; như Thánh Phaolô nói, đó là những
người đã thi đấu tốt, đã hoàn thành cuộc đua và giữ vững niềm tin.
Thánh GH Phaolô VI mở rộng điểm này trong tông
huấn Evangelii Nuntiandi (Loan Báo Tin Mừng). Giáo Hội phải bảo tồn di sản của
mình, nhưng không bao giờ đủ nếu chỉ sở hữu Tin Mừng. Giáo Hội cũng phải chia
sẻ điều đó. Và điều đó đòi hỏi sự khôn ngoan để hiểu những người mà chúng ta sẽ
chia sẻ:
Chúng ta nhất thiết phải lưu ý đến một di sản
đức tin mà Giáo Hội có nhiệm vụ duy trì sự trong sạch không thể chạm tới của đức
tin, và trình bày đức tin cho người thời đại chúng ta, theo cách dễ hiểu và
thuyết phục nhất có thể. Sự trung thành này đối với cả sứ điệp mà chúng ta là
những người phục vụ và những người mà chúng ta phải chuyển tải nó một cách sống
động và nguyên vẹn, đó là trung tâm của việc rao giảng Tin Mừng.
Và đây, như họ nói, là nơi cao su gặp con đường.
Giáo Hội buộc phải bảo vệ và bênh vực Sự Thật mà Giáo Hội là người gìn giữ. Sự
thống nhất của Giáo Hội phụ thuộc vào và tỏa sáng trong điều này. Nhưng cũng
đúng rằng chính vì kho báu sở hữu, mà Giáo Hội phải làm chứng cho Tin Mừng theo
những cách thuyết phục, không phải cho chính chúng ta mà cho những người mà
chúng ta chia sẻ Tin Mừng.
Cũng giống như việc rao giảng Tin Mừng, sự
hiệp nhất trong Giáo Hội phải được xây dựng trên cả chân lý và tình yêu.
STEPHEN P. WHITE
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ TheCatholicThing.org)
Lễ
Truyền Tin – 2023
✽ Tình Hiệp Nhất – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/01/tinh-hiep-nhat.html
✽ Hạt Giống Hiệp Nhất – https://tramthienthu.blogspot.com/2023/07/hat-giong-hiep-nhat.html
10 ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA KINH MÂN CÔI
Ngày 13-10-1917, Đức Mẹ nhắn nhủ ba lời khuyên quan trọng, trong đó có lời khuyên liên quan Kinh Mân Côi: “Hãy lần Chuỗi Mân Côi hằng ngày. Hãy cầu nguyện nhiều và dâng các hy sinh để cầu nguyện cho các tội nhân. Ta là Mẹ Mân Côi. Chỉ có Ta mới có thể cứu các con. Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ sẽ chiến thắng.”
Trong cuốn “10 Wonders of the Rosary,” Lm. Donald Calloway (MIC – Marians Immaculate Conception – Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm) cho biết:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment