Laudetur Jesus Christus – Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô – Bỏ Thầy, con biết theo ai? Thầy mới có lời ban sự sống – Lord, to whom shall we go? You have the words of eternal life. (Jn 6:68) – Lạy Chúa Giêsu, con TÍN THÁC vào Ngài! Jesus, I trust in You! – Lạy Chúa, này con đến để thực thi ý Ngài. (Dt 10:7 & 9) – Xin thương xót con là tội nhân. – Be merciful, O Lord, for I have sinned. (Ps 51) – God bless! Deo Gratias! – Đừng vì kính mến Chúa mà chống đối người khác. (Châm ngôn Pháp)
Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2019
TẾT HIỆP NHẤT
TẾT NHƯỜNG CHỖ CHO XUÂN
XUÂN NHƯỜNG BƯỚC CHO TẾT
QUÊN MÌNH ĐỂ HIỆP NHẤT
TẠO XUÂN MẾN, TẾT THƯƠNG
Đó là “phong cách” khiêm nhường và nhịn nhục,
có thể gộp chung thành “nhường nhịn,” theo tinh thần Kitô giáo, bởi vì Chúa
Giêsu dạy như vậy.
Người Việt chúng ta cũng tâm niệm: “Một sự nhịn, chín sự lành.” Thế thì hoàn toàn có lợi chứ không hề
có hại. Nhưng sẽ rất tai hại nếu chúng ta cố ý bóp méo thành “một sự nhịn, chín
sự nhục.” Nhường nhịn không là thua người khác, mà là chiến thắng chính mình.
Lão thi nhân tiền bối Tú Xương (Trần Tế Xương, 1870-1907)có lời Chúc Tết nhẹ nhàng mà thâm thúy, khôi
hài mà mỉa mai, khiến tất cả chúng ta – bất kỳ ai – đều có thể bật cười mà vẫn
chảy nước mắt:
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,
Sao
được cho ra cái giống người.
Không dễ gì để “sống cho ra cái giống người,” bởi vì phải tự thắng “cái tôi” để vượt lên chính mình – Chúa Giêsu cũng dạy
phải “từ bỏ mình và vác thập giá.” (Mt 10:37-39; Lc 14:26-27) Phải không ngừng
cố gắng cả đời thì mới có thể “nên người,” nhưng chỉ trong thoáng chốc có thể
từ con người biến thành con thú. Tú Xương là thi sĩ trào phúng, nhưng cái cười
của ông lại đậm chất nhân bản, răn đời. Rất độc đáo. Cái cười của ông là lời
than trách bởi vì ông cảm thấy xã hội suy đồi về nhân nghĩa, thoái hóa về sự
thiện, và lời của ông như một lời tiên tri đối với thời nay, nhất là khá “ăn
khớp” với xã hội Việt Nam ngày nay.
Xuân đến là có Tết vì Tết là
thời gian khởi đầu mùa Xuân, mùa đầu tiên trong bốn mùa, cũng là khởi đầu một
năm mới. Theo chiết tự, chữ
Tết được phát âm từ chữ “tiết.” Hai chữ “nguyên đán” có gốc Hán ngữ: NGUYÊN là “sự khởi đầu,” ĐÁN là “buổi sáng
sớm.” Phát âm đúng phải là “Tiết Nguyên Đán,” rồi người ta đọc thành “Tết Nguyên Đán.” Người Trung Hoa gọi là “Xuân Tiết.” Tết Nguyên Đán còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm Lịch, Tết
Cổ Truyền, hoặc đơn giản chỉ gọi là Tết. Vui Tết thì phải có sự Bình
An thực sự.
Mùa Xuân kéo dài 3 tháng, nhưng Tết chỉ có 3
ngày. Tết là dịp tốt để nhớ đến nhau, thăm viếng nhau, cầu chúc điều tốt lành
cho nhau – gọi là “tết nhau.” Tết ngắn nên hãy cố dành cho nhau những gì tốt
đẹp nhất, cũng là cách “sống cho ra cái giống người” vậy.
Đối với các Kitô hữu, người quan trọng nhất
chúng ta phải tết là Thiên Chúa. Trong một dịp Tết, Thánh Faustina đã tâm sự
với Thiên Chúa: “Lạy Chúa, con CẢM TẠ Chúa
trước về MỌI THỨ mà lòng nhân từ của Chúa SẼ BAN cho con. Con CẢM TẠ Ngài về
những SỰ THUẬN LỢI và ÂN SỦNG tuôn đổ trên con MỖI NGÀY như sương mai lặng lẽ,
con không thể cảm thấy, không con mắt nào có thể thấy, và chỉ có Ngài và con
biết. Con CẢM TẠ Ngài về MỌI ĐIỀU ĐÓ.” (Nhật Ký Thánh Faustina, số 1449) Tâm nguyện thật đẹp, tươi màu sắc thánh đức. Ước gì mỗi chúng ta cũng biết tâm
nguyện với Thiên Chúa như vậy!
Tiết đông giá lạnh đã qua
Mùa mưa đã dứt, đã xa lắm rồi
Sơn hà nở rộ hoa tươi
Và mùa ca hát vang trời về đây
Tiếng chim gáy rộn tháng ngày
Nghe văng vẳng khắp nơi này nơi
kia
Cây xanh kết trái sum suê
Hoa
Mai nở rộ chan hòa hương Xuân
Đó là tình khúc Dc 2:11-13. Rất phù hợp với
chúng ta trong lúc này. Đã qua cái lạnh (lạnh lùng, lạnh lẽo, lạnh nhạt) của
mùa Đông, để nhường chỗ cho cái ấm áp của Mùa Xuân. Thật vậy, mùa Xuân đã lên
ngôi, Tết đã về thực sự: Năm mới, xin chúc mừng mọi người, cầu chúc mọi người
tràn đầy Ơn Thánh và luôn sống thánh đức!
Cuộc đời có Chúa rồi thì chẳng còn lo sợ gì,
dù thân xác chúng ta có thể bị hủy diệt. Muốn có HÒA BÌNH thì phải thể hiện
CÔNG LÝ – hòa bình liên quan công lý. Đất nước nào chưa thể hiện công lý thì
chưa thực sự có hòa bình – mặc dù tạm thời trên thế gian này mà thôi. Chỉ có
Nước Chúa mới có sự bình an vĩnh viễn: “Núi
đem lại cảnh hoà bình trăm họ, đồi rước về nền công lý vạn dân.” (Tv 72:3)
Trong tâm tình của ngày đầu Xuân, chúng ta
cùng học theo kinh nghiệm của Thánh Phaolô: “Anh
em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế,
anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy
chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách
móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha
thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây
liên kết tuyệt hảo.” (Cl 3:12-15)
Và như lời chúc tết mọi người, Thánh Phaolô
cho biết: “Ước gì ơn bình an của Đức Kitô
điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu
gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân. Ước chi lời Đức
Kitô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú. Anh em hãy dạy dỗ khuyên bảo nhau
với tất cả sự khôn ngoan. Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát
dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh
hứng. Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giêsu và nhờ
Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha.” (Cl 3:16-17)
Thiên Chúa là Đầu và là Cuối. (Kh 1:17; Kh
22:13) Tất cả đều bắt nguồn từ Ngài, từ tình yêu thương, vì “Thiên Chúa là
tình yêu.” (1 Ga 4:8 và 16) Chính Đức-Giêsu-Tình-Yêu đã xác định về “mối liên
kết của tình yêu” rất minh bạch: “Ai yêu
mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ
đến và ở lại với người ấy. Ai không yêu mến Thầy thì không giữ lời Thầy.”
(Ga 14:23-24a) Nghe thì thấy đơn giản, nhưng lại vô cùng phức tạp và khó thực
hiện. KHÓ THỰC HIỆN chứ không phải KHÔNG THỂ THỰC HIỆN. KHÓ mà LÀM ĐƯỢC mới
HAY, mới GIỎI, hơn nhau là chỗ đó, như Chúa Giêsu đã xác định: “Lời anh em nghe đây không phải là của Thầy,
nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy.” (Ga 14:24b)
Chắc chắn rằng Chúa Giêsu biết chúng ta không
dễ thực hiện đúng theo Ý Ngài, thế nên Ngài cũng thông cảm. Ngài chỉ cần chúng
ta thành tâm cố gắng, vấn đề là chúng ta MUỐN hay KHÔNG MUỐN, chứ không phải
LÀM ĐƯỢC hay KHÔNG LÀM ĐƯỢC. Và Ngài còn hứa với chúng ta trong dịp Xuân này: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần mà Chúa Cha sẽ
sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ
lại mọi điều Thầy đã nói với anh em. Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban
cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh
em ĐỪNG XAO XUYẾN cũng ĐỪNG SỢ HÃI!” (Ga 14:26-27)
Luân phiên tứ thời, bát tiết. Tết đến thì
Xuân về. Tất cả là của Chúa, thời gian cũng là của Chúa. Đối với Ngài, KHÔNG mà
CÓ, và CÓ mà KHÔNG, như Tv 90:4 đã mô tả:
Ngàn năm Chúa kể là gì
Tựa hôm qua đã qua đi mất rồi
Khác nào một trống canh thôi
Ngày
đêm Chúa chẳng hề rời thiện nhân
Cuộc sống luôn đa dạng và nhiêu khê, ai trong
chúng ta cũng có những người “hợp tính” hoặc “khắc khẩu.” Đó là chuyện bình thường.
Như trong máy vi tính được cài đặt nhiều chương trình, có những chương trình
hài hòa với nhau và có những chương trình xung đột với nhau. Xung đột vì có
những chương trình đi quá sâu vào hoạt động của chương trình khác, nó chỉ muốn
độc quyền nên ngăn cản chương trình khác. Sinh hoạt của con người cũng tương tự
– đời cũng như đạo, thế nên cần biết cảm thông để hài hòa và hiệp nhất với nhau
như lòng Chúa mong ước, đặc biệt là trong dịp Tết này.
Lạy
Thiên Chúa là Khởi Nguyên và Tận Cùng của muôn loài, chúng con tin kính và yêu
mến Ngài, xin giúp chúng con thể hiện niềm tin yêu đó qua việc yêu thương tha
nhân, trong dịp Tết này và suốt cuộc đời. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử
Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment