Về phương diện lịch sử, lòng sùng kính Trái Tim
Đức Mẹ phát triển song song, nhưng với cường độ thấp hơn so với lòng sùng kính Thánh
Tâm Chúa Giêsu, chỉ bắt đầu trở nên nổi bật hơn vào thời của Thánh Gioan Eudes.
Thánh Gioan Eudes sinh năm 1601 tại Normandy, Pháp. Ngài gia nhập Dòng Diễn Thuyết (Congregation of the Oratory) của Pháp do ĐHY De Berulle thành lập năm 1611, và thụ phong linh mục ngày 20-12-1625.
Thánh Gioan Eudes đã đem mọi người yêu mến
Chúa Kitô và Đức Trinh Nữ Maria bằng cách nói không mệt mỏi về Trái Tim Chúa và
Mẹ, dấu chỉ tình yêu Thiên Chúa bày tỏ cho chúng ta và sự hiệp thông mà chúng
ta được mời gọi.
Để cung cấp cho họ sự thờ phượng theo phụng
vụ, ngài đã soạn các nghi thức để tôn vinh Chúa và Mẹ. Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Đức
Mẹ đầu tiên được cử hành vào ngày 08-02-1648 tại Autun, Pháp, và Lễ Thánh Tâm Chúa
Giêsu được cử hành vào ngày 20-10-1672. Ngài qua đời ngày 19-08-1680 và được ĐGH
Piô XI tuyên thánh thánh ngày 31-05-1925.
Tuy nhiên, mãi đến sau cuộc hiện ra tại Rue du
Bac liên quan ảnh “Đức Bà Làm Phép Lạ” được trao cho nữ tu Catherine Labouré vào
năm 1830, và việc thành lập hội sùng kính Trái Tim Vô nhiễm Đức Mẹ tại Nhà thờ
Đức Mẹ Chiến Tháng ở Paris năm 1836. Lòng sùng kính đặc biệt này thực sự được
nhiều người biết đến.
Kể từ đó, lòng sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm Đức
Mẹ dần dần lan rộng hơn trong Giáo Hội, đặc biệt từ khi Đức Mẹ hiện ra tại
Fatima.
Sự khác biệt chủ yếu giữa lòng sùng kính Thánh
Tâm Chúa Giêsu và Đ Trái Tim ức Mẹ – người liên quan Chúa Giêsu, nhấn mạnh Thánh
Tâm Chúa tràn đầy yêu thương đối với nhân loại, nhưng tình yêu này phần lớn bị lãng
quên hoặc bị từ chối, trong khi lòng sùng kính Trái Tim Đức Mẹ chú ý đến tình
yêu mà Mẹ dành cho Chúa Giêsu, cho Thiên Chúa.
Do đó, tự nó không phải là kết thúc, vì thế
tình yêu của Trái Tim Đức Mẹ được dùng để làm khuôn mẫu cho cách chúng ta nên áp
dụng để yêu mến Thiên Chúa. Sự thật là Trái Tim Đức Mẹ tinh tuyền, vô nhiễm,
nghĩa là Đức Mẹ hoàn toàn có thể thực sự yêu mến Chúa theo cách mà Ngài phải
được yêu mến.
Việc tôn kính Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ thực
sự là cách khác để tôn vinh Mẹ là người được tuyển chọn làm Mẹ Thiên Chúa, công
nhận sự thánh thiện phi thường của Mẹ và tình yêu bao la mà Mẹ đã dành cho Chúa
Giêsu với tư cách là Mẹ Ngài, Đấng được mời gọi chia sẻ và đồng hành trong cuộc
khổ nạn cứu chuộc của Ngài.
Mục đích của việc sùng kính này là để hiệp
nhất nhân loại với Thiên Chúa qua Trái Tim Đức Mẹ. Quá trình này liên quan các
ý tưởng về sự tận hiến và đền tạ. Một người tận hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức
Mẹ cũng giống như hoàn toàn tận hiến cho Thiên Chúa. Điều này liên quan món quà
là chính mình, cuối cùng điều đó chỉ có thể thực hiện khi liên quan Thiên Chúa,
và Đức Mẹ là trung gian của chúng ta trong tiến trình tận hiến này.
Vì có sự tương tự mãnh liệt giữa Chúa Giêsu
và Mẹ Maria, việc dâng mình cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ được liên kết chặt chẽ
với việc dâng mình cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, mặc dù điều trước phụ thuộc vào
điều sau. Nghĩa là, mặc dù việc tận hiến cho Trái Tim Đức Mẹ cuối cùng cũng
hướng tới Thiên Chúa, nhưng đó là hành động được thực hiện qua Đức Mẹ.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CNA)
Lễ
Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ – 2022
✽ Tôn Sùng Đức Mẹ – 5 Điều Quan Trọng
https://tramthienthu.blogspot.com/2020/05/ton-sung-uc-me-5-ieu-quan-trong.html
✽ Tôn Sùng Mẫu Tâm Vô Nhiễm
https://tramthienthu.blogspot.com/2021/08/ton-sung-mau-tam-vo-nhiem.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment