Chúa Giêsu chưa bao giờ dùng từ ngữ “Ba Ngôi,”
nhưng cách mô tả của Ngài khiến chúng ta tin nhận Thiên Chúa có Ba Ngôi.
Chính Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến. Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em. Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em.” (Ga 16:12-15)
Đó là lời tuyên bố hấp dẫn của Chúa Giêsu.
Điều đó cho thấy rằng trong khi Ngài vẫn còn ở với các tông đồ, khả năng họ chưa
hiểu được tất cả những gì Ngài làm. Ngay cả khi Ngài đã giải thích mọi điều sắp
xảy ra vào đêm Tiệc Ly một cách chi tiết, họ cũng không hiểu hết. Thay vào đó,
Ngài nói với họ rằng, trong tương lai họ sẽ nhận được sự giúp đỡ mà họ cần để
tiếp thu sự thật về cuộc đời và công việc của Ngài. Sự trợ giúp đó sẽ đến trong
Ngôi Thánh Thần, Đấng có ngự xuống trên các tông đồ vào Lễ Ngũ Tuần. Do trình
tự thời gian của những sự kiện này, và có lẽ, thậm chí do cách Chúa Giêsu nói,
chúng ta có thể có ấn tượng rằng Chúa Thánh Thần có công việc riêng biệt với
Chúa Giêsu mà chỉ có thể bắt đầu sau khi Chúa Giêsu về trời với Chúa Cha. Bây
giờ chúng ta tìm hiểu tại sao điều đó không hoàn toàn đúng.
Khi Chúa Thánh Thần được sai đến với các tông
đồ, Chúa Giêsu nói với họ: “Ngài sẽ nói
những gì Ngài nghe… Ngài sẽ tôn vinh Thầy, vì Ngài sẽ lấy những gì của Ta và
công bố với anh em.” Ở đây chúng ta thấy rằng công việc của Chúa Thánh Thần
thực sự bắt nguồn từ Chúa Giêsu. Ngài không làm việc độc lập mà hoàn toàn phục
tùng Chúa Giêsu. Cũng vậy, Chúa Giêsu làm việc trong sự phục tùng hoàn toàn đối
với Chúa Cha, bởi vì “mọi sự Cha có” đều là của Ngài. Đó là sự hiệp thông sống
động của các Ngôi Vị được đề cập rất rõ trong Tin Mừng.
Khi các tín nhân thời các thế kỷ đầu của Giáo
Hội đọc những đoạn như thế này trong Kinh Thánh, họ bắt đầu tìm ra tín điều mà
sau này được gọi là Chúa Ba Ngôi. Rõ ràng là có một Chúa Cha, một Chúa Con và
một Chúa Thánh Thần, cũng rõ ràng là các Ngôi Vị hoạt động như Một mặc dù có khác
nhau. Sự hiệp thông mà Chúa Giêsu mô tả ở đây được đánh động bởi tình yêu – sẵn
lòng phục tùng và sự chia sẻ. Điều này rất quan trọng đối với chúng ta nếu
chúng ta hiểu được mình và sống tốt cuộc đời mình. Bởi vì chúng ta được tạo dựng
theo hình ảnh và giống Thiên Chúa, chúng ta cũng cần phải sống với những người
khác giống như chúng ta, và cuộc sống của chúng ta cần được đặc trưng bởi cả sự
sẵn lòng phục tùng và chia sẻ.
Tín điều Chúa Ba Ngôi Chí Thánh không chỉ là
chân lý thần học, mà còn có thể được coi là cách sửa chữa khi chúng ta làm cho
cuộc sống của mình trở nên nhỏ bé (và thường là khổ sở) bởi chủ nghĩa cá nhân
ích kỷ và tính kiêu hãnh. Trong cộng đồng nhân loại, các mối quan hệ của chúng
ta có thể được đánh động bởi cùng một loại tình yêu khả dĩ cảm nhận mà chúng ta
thấy trong vài từ ngữ về Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần trong Phúc Âm.
Điều này không dễ dàng! Thật tốt khi chúng ta có Đấng Cứu Độ đã đến để biến
điều đó thành hiện thực.
GAYLE SOMERS
TRẦM THIÊN THU (trích dịch từ CatholicExchange.com)
Lễ
Chúa Ba Ngôi – 2022
✽ Hiểu Giới Tính Qua Mầu Nhiệm CBN
✽ Nhận Thức về CBN
✽ Dấu Thánh Ba Ngôi – https://tramthienthu.blogspot.com/2022/06/dau-thanh-ba-ngoi.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment