Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2022

PHẢN BÁC LẬP LUẬN SAI VỀ ĐỨC MẸ ĐỒNG TRINH

Trong các cuộc đối thoại giữa Công giáo và Tin Lành, một trong những điều đáng ngạc nhiên nhất đối với những người theo đạo Công giáo, là đa số những người theo đạo Tin Lành không tin Đức Maria đồng trinh trọn đời. Đối với chúng ta, chữ “trinh nữ” thực tế là một phần trong tên của Đức Mẹ. Chúng ta gọi bà là Trinh Nữ Maria cũng như chúng ta thường gọi là Mẹ Maria – nếu không muốn nói là thường xuyên hơn. Vì vậy chúng ta nghĩ về Đức Mẹ là một trinh nữ vĩnh viễn.

Nhưng đối với những người theo đạo Tin Lành thì không như vậy. Mặc dù có thể khó khái quát về những người theo đạo Tin Lành, nhưng công bằng mà nói thì đa số họ không chấp nhận tín điều này. Họ tin rằng Đức Maria, người thụ thai và sinh Chúa Giêsu, là một trinh nữ, nhưng sau đó, Đức Maria và Đức Giuse có cuộc sống vợ chồng bình thường. Để chứng minh điều đó, họ chỉ ra một số đoạn trong Phúc Âm. Chẳng hạn, họ thích trích dẫn một đoạn văn trong Phúc Âm Mátthêu có vẻ rõ ràng và dứt khoát: “Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giêsu.” (Mt 1:24-25)

Đoạn văn này xuất hiện ngay sau khi Đức Giuse phát hiện Đức Maria đang có thai. Lúc đầu, Đức Giuse định rời xa Đức Maria một cách lặng lẽ, nhưng thiên thần Gabriel đến với ông trong một giấc mơ và nói: “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần.” (Mt 1:20) Vì vậy, Đức Giuse thay đổi ý định khi thức dậy, và như đoạn Kinh Thánh cho chúng ta biết, ông đã làm theo lời sứ thần truyền.

Sau đó, chúng ta chuyển sang phần thú vị: Ông Giuse “không biết bà ấy cho đến khi bà ấy sinh một con trai.” Cụm từ “không biết cô ấy” là thành ngữ nổi tiếng trong Kinh Thánh chỉ tình dục, vì vậy nó có nghĩa là Đức Giuse đã không quan hệ tình dục với Đức Maria cho đến khi Chúa Giêsu sinh ra. Đây là kẻ gây chuyện: từ ngữ bé nhỏ “cho đến khi” ngụ ý rằng họ quan hệ tình dục bình thường sau đó. Như tôi đã nói, điều đó có vẻ khá rõ ràng và dứt khoát, vậy chúng ta nên làm gì? Điều này có thực sự bác bỏ niềm tin của chúng ta rằng Đức Mẹ là một trinh nữ suốt đời chăng?

1. NGUỒN GỐC HY NGỮ

Chúng ta KHÔNG BỎ niềm tin đó. Và đây là lý do. Vấn đề là chúng ta đang đọc đoạn văn này bằng Anh ngữ, không phải Hy ngữ. Hãy xem trong Anh ngữ, từ “cho đến khi” thường ngụ ý một sự thay đổi sau sự kiện được đề cập. Ví dụ, nếu tôi nói: “Tôi sẽ đứng lên cho đến khi anh ấy đến đây,” điều đó ngụ ý rằng tôi sẽ ngồi xuống khi người đó đến. Tương tự, khi Phúc Âm Mátthêu nói rằng Đức Giuse không quan hệ tình dục với Đức Maria cho đến khi Chúa Giêsu được sinh ra, điều đó ngụ ý rằng họ đã có quan hệ tình dục sau đó.

Nhưng Hy ngữ cổ đại thì khác. Trong Hy ngữ, từ “cho đến khi” không có cùng hàm ý đó. Nó chỉ đơn giản đề cập những gì đã xảy ra trước sự kiện được đề cập, nhưng nó không ngụ ý bất cứ điều gì về những gì xảy ra sau đó. Để hiểu ý tôi muốn nói gì, hãy xem một vài ví dụ, bắt đầu với trường hợp được cho là rõ ràng nhất trong toàn bộ Kinh Thánh: “Bà Mikhan, con gái vua Saun, không có con cho đến ngày chết.” (2 Sm 6:23)

Cựu Ước được viết bằng tiếng Do Thái, nhưng bản dịch Hy ngữ cổ đại, được gọi là Bản Bảy Mươi – Septuagint, sử dụng cùng một từ ngữ “đến” mà Mt 1:25 dùng “cho đến khi.” Bây giờ, rõ ràng là Mikhan không có con sau khi qua đời. Câu này đơn giản có nghĩa là cô ấy không có con trước khi chết, và không ám chỉ bất cứ điều gì về những gì đã xảy ra sau đó. Tiếp theo, chúng ta hãy xem xét một đoạn văn trong Tân Ước: “Trong khi chờ tôi đến, hãy chuyên cần đọc Sách Thánh trong các buổi họp, chuyên cần khuyên nhủ và dạy dỗ.” (1 Tm 4:13)

Trong câu đó, Thánh Phaolô trao cho Timôthê, giám mục Êphêsô, việc hướng dẫn về những việc phải làm “cho đến khi” Phaolô đến, nhưng rõ ràng Phaolô không muốn Timôthê ngừng làm những việc đó khi Phalô đến. Là giám mục, Timôthê vẫn có trách nhiệm rao giảng và dạy dỗ giáo đoàn của mình, vì vậy một lần nữa, chúng ta thấy rằng từ ngữ “cho đến khi” trong Hy ngữ không ngụ ý bất cứ điều gì về những gì sẽ xảy ra sau sự kiện được đề cập.

2. HEOS HOU

Trước khi chúng ta tiếp tục, có một phản biện chung cho tất cả những điều này mà chúng ta cần chú ý. Về mặt kỹ thuật, Mt 1:25 không sử dụng thuật ngữ chính xác như những câu khác mà chúng ta đã xem xét. Trong 2 Sm 6:23 và 1 Tm 4:13, từ Hy Lạp là HEOS, nhưng Mátthêu sử dụng phiên bản dài hơn một chút là HEOS HOU.

Bây giờ, những người theo đạo Tin Lành đôi khi cho rằng từ HOU bổ sung làm cho những lời của Mátthêu về Giuse và Maria mang một ý nghĩa khác. Đôi khi họ tranh luận rằng cụm từ đầy đủ hơn này thực sự ngụ ý rằng Đức Maria và Đức Giuse có quan hệ tình dục bình thường sau khi Chúa Giêsu sinh ra, nhưng có một vấn đề lớn với lập luận đó: ĐƠN GIẢN LÀ KHÔNG ĐÚNG. Không có cuốn sách từ vựng hoặc ngữ pháp Hy ngữ cổ đại nào mà tôi biết đã nói rằng chữ HOU thay đổi ý nghĩa chữ HEOS. Tốt nhất, những văn bản này nói rằng chữ HOU có thể được sử dụng với chữ HEOS, nhưng chúng không cho thấy có sự thay đổi ý nghĩa của thuật ngữ. Ví dụ, BDF §216.3, 383 và Smyth §2383.

3. BIỆN LUẬN KHÔNG ĐỘC QUYỀN

Với tất cả nền tảng đó, hãy quay lại câu được đề cập là Mt 1:25. Nó nói rằng Đức Maria và Đức Giuse không quan hệ tình dục “cho đến khi” Chúa Giêsu được sinh ra. Trong tiếng Anh, điều đó ngụ ý họ quan hệ tình dục sau đó. Nhưng như chúng ta đã thấy, đó không phải là trường hợp trong Hy ngữ cổ đại. Thay vào đó, từ “cho đến khi” trong Hy ngữ chỉ đơn giản cho chúng ta biết rằng Maria và Giuse vẫn sống độc thân trước khi Chúa Giêsu được sinh ra, nhưng điều đó không ngụ ý bất cứ điều gì về những gì xảy ra sau đó.

Khi nhận ra điều đó, chúng ta có thể thấy rằng lập luận của đạo Tin Lành là một bức tượng bán thân. Mt 1:25 không bác bỏ tín điều về sự đồng trinh vĩnh viễn của Đức Maria, vì vậy, để xác định xem điều đó có đúng trong Kinh Thánh hay không, chúng ta phải xem xét các cân nhắc khác có tính kết luận cao hơn.

JP NUNEZ

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Chúa Nhật 01-05-2022

 Đức Mẹ Trọn Đời Đồng Trinh
     https://tramthienthu.blogspot.com/2019/08/uc-me-tron-oi-ong-trinh.html
 Tôn Kính Đức Mẹ Theo Kinh Thánh

ĐIỆP KHÚC TẠ ƠN

Bước vào Cung Thánh uy nghiêm
Mừng vui rộn rã, ngọt niềm hoan ca
Say hương thánh thiện Mẫu Nghi
Lâng lâng ngây ngất tâm tư an hòa

Tháng Năm tươi thắm muôn hoa
Đẹp như như hoa nắng đậm đà thơm hương
Kính mừng Đức Nữ Trinh Vương
Mẹ Chúa Thiên Đường thương xót thiết tha

Kính lạy Thiên Chúa Ngôi CHA
Tác tạo dương thế, giao hòa thế gian
Cha thương Đức Mẹ vô vàn
Ban ơn Vô Nhiễm nên phần riêng đây

Kính lạy Thiên Chúa Ngôi HAI
Vì yêu nhân thế nên Ngài hiến thân
Trao ban Thánh Thể lương thần
Nhân gian vui sống, tâm can an hòa

Kính lạy Thiên Chúa Ngôi BA
Yêu thương, thánh hóa, tư bề đỡ nâng
Trao ban sức mạnh xác hồn
Cho con tim, mến, cậy trông bốn mùa

Kính chào Trinh Nữ Ma-ri-a
Chúa ban diễm phúc, ngọc ngà khiết trinh
Tôn vinh Đức Mẹ chân thành
Xin dâng lên những tâm tình lòng con

Hòa chung Điệp Khúc Tạ Ơn
Sông ân biển tứ mạch nguồn bao la
Ba Ngôi một Chúa nhân từ
Tình Ngài sưởi ấm bốn mùa Hồng Ân

Với Tình Yêu của Mẹ Hiền
Ủi an, che chở, đỡ nâng đêm ngày
Thế nhân hạnh phúc sum vầy
Dâng hoa nhân đức với Bài Tình Ca

TRẦM THIÊN THU

Hướng Về Fatima – https://tramthienthu.blogspot.com/2016/10/huong-ve-linh-ia-fatima.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Comment