[Niệm ý Mc 12:38-44 ≈ Mt 23:1-36; Lc 20:45-47; 21:1-4]
Đức Giê-su căn dặn
Rằng luôn phải coi chừng
Những kinh sư xúng xính
Mặc áo thụng đàng hoàng
Họ loanh quanh dạo bước
Thích được người ta chào
Mắt nhìn sau, ngó trước
Rình người xem thế nào
Họ tham lam vô độ
Nhưng ra vẻ nhân từ
Luôn áp bức người khác
Vẫn nguyện kinh lâu giờ
Một bà góa lặng lẽ
Biết phận nghèo nhỏ nhoi
Tiền cũng chẳng dư dả
Chỉ có hai đồng thôi
Cái nhiều mà lại ít
Cái ít mà lại nhiều
Không quan trọng vật chất
Mà là lòng mến yêu
TRẦM THIÊN THU
NGƯỢC CHIỀU
[Niệm ý Mt 23:1-12 ≈ Mc 12:38-40; Lc 11:43-46; 20:45-47]
Tòa nào cũng có độ cao
Đứng cao mà nói ra sao mới cần
Kinh sư, biệt phái luôn mồm
Nói hay, nói giỏi, nhưng làm thì không
Chỉ tay năm ngón rõ ràng
Bắt người thực hiện đàng hoàng, hẳn hoi
Hàng đầu luôn chễm chệ ngồi
Thích người ta nể, rạch ròi bẩm thưa
Lạm quyền hành hạ, trách chê
Không hề thông cảm, không hề xót thương
Ỷ mình may mắn thành công
Khinh người nghèo khổ, chê phường tội nhân
Muốn cao chót vót tự tôn
Đè người khác xuống, mình luôn tự hào
Chúng con thật quá tào lao
Bắt người khác phải làm theo ý mình
Lọc lừa tìm kiếm hư danh
Chúa không còn chỗ, Ngài đành lặng im
Chúng con lạc lối, sai lầm
Không tuân theo đúng tinh thần Ngài khuyên
Xin tha thứ tội chúng con
Từ nay cương quyết tìm quên đời mình
Ngược chiều nên phải quay nhanh
Để xuôi ý Chúa, sống tình xót thương
TRẦM THIÊN THU
LƯU Ý NGỮ NGHĨA
Người ta đã và đang dùng sai mà cứ tưởng là đúng. Thật tồi tệ!
1. NGHĨA SĨ – Là những người dân bình thường, chiến đấu vì Tổ Quốc mà hy sinh thì gọi là Nghĩa Sĩ. Họ không là quân lính chính quy, không thuộc một quân đội nào. Lúc còn sống họ được gọi là nghĩa quân, hy sinh rồi thì gọi là nghĩa sĩ.
Ví dụ: Nghĩa Sĩ Cần Giuộc là những nông dân đứng lên chống Pháp bị xử tử hình.
2. LIỆT SĨ – Là những anh hùng trung trinh tiết liệt, là những tấm gương sáng anh dũng tuyệt vời. Họ không phải là người lính, cũng không nằm trong quân đội chính quy, nhưng thường là những Chí Sĩ, Nhân Sĩ có học thức cao, có nhân cách lớn, vì nước hy sinh thì được gọi là Liệt Sĩ.
Ví dụ: Liệt Sĩ Nguyễn Thái Học. Cô Giang, Cô Bắc được gọi là Liệt Nữ.
3. TỬ SĨ – Là những người lính vì nước hy sinh. Tại sao không gọi người lính hy sinh vì Tổ Quốc là Liệt Sĩ hay Nghĩa Sĩ? Vì người lính trong quân đội là người chiến đấu chuyên nghiệp. Họ được mướn (trả lương) và được huấn luyện chính quy để chiến đấu. Vì họ được trả lương nên việc họ chiến đấu và hy sinh là Trách Nhiệm, chứ không còn là vì Nghĩa nên không gọi là Nghĩa Sĩ.
Người lính có thể rất anh hùng, hy sinh rất anh dũng, nhưng đã là lính chuyên nghiệp thì trước khi bước chân ra trận đã biết mình có thể mất mạng, và đó cũng là Trách Nhiệm của người lính.
Hiểu rõ ý nghĩa chữ Việt thì không nên dùng chữ Liệt Sĩ cho người lính chết trận. Nếu họ hy sinh anh dũng thì gọi là Anh Hùng Tử Sĩ chứ vẫn không thể dùng chữ Liệt Sĩ.
CẨN TẮC VÔ ƯU. Đừng “đùa” với chữ nghĩa, và chớ khinh suất!
(sưu tầm và chỉnh sửa đôi chút)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Comment